daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục lục………………………......……………………………………………..i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………...iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ........................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC ...................................... 7
1.1. Đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam.. 7
1.1.1. Khái niệm chung về FDI và đặc điểm của FDI của Hàn Quốc.......... 7
1.1.2. Mục tiêu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc.................... 12
1.1.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc.................................. 13
1.2. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và bài học cho Việt Nam.......................................................... 17
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ................................................................................................ 17
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.............. 29
CHƯƠNG 2................................................................................................... 34
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM............................................................ 34
2.1. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu hút FDI của Hàn Quốc........... 34
2.1.1. Chính sách thu hút FDI của Việt Nam............................................. 34
2.1.2. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc ........................................... 37
2.2. Tình hình thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam............................ 43
2.2.1.Vốn và dự án đầu tư ......................................................................... 43
2.2.2. Cơ cấu đầu tư .................................................................................. 50
2.3. Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam............ 61
2.3.1.Những kết quả chủ yếu đạt được ...................................................... 61
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.................................................................. 71ii
2.3.3. Vấn đề đặt ra đối vớithu hút đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào
Việt Nam................................................................................................... 81
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY
MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN
QUỐC VÀO VIỆT NAM .............................................................................. 85
3.1. Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó đến thu hút vốn đầu tư trực nước
ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam............................................................. 85
3.1.1. Bối cảnh quốc tế.............................................................................. 85
3.1.2. Bối cảnh trong nước ........................................................................ 90
3.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của Hàn Quốc
vào Việt Nam ............................................................................................. 93
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam................................................... 94
3.3.1. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc............... 94
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài ......................................................................................................... 98
3.3.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính........................................... 100
3.4.4 .Phát triển và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng.......................... 101
3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu của các
doanh nghiệp có vốn FDI của Hàn Quốc................................................. 102
3.3.6. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thu hút FDI của Hàn Quốc ... 103
3.3.7. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ............................................ 105
KẾT LUẬN ................................................................................................. 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 110
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình, Việt Nam luôn
chú trọng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và luôn coi FDI là bộ phận
cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân (KTQD) được khuyến khích
phát triển lâu dài và bình đẳng như các thành phần kinh tế khác. Tính đến hết
năm 2011, tổng số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là 228 tỷ USD, vốn FDI
được thực hiện là 90,351 tỷ USD.
Hàn Quốc là một nước công nghiệp mới. Hai nước Việt Nam – Hàn
Quốc đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1992. Từ lâu, Chính phủ
Việt Nam đã xác định Hàn Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng. Đầu tư từ
Hàn Quốc vào Việt nam, đặc biệt là đầu tư trực tiếp luôn được Chính Phủ
Việt Nam đánh giá cao và nỗ lực xúc tiến, thúc đẩy quan hệ này ngày càng
phát triển.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc rất quan tâm đến thị trường đầy tiềm năng
của Việt Nam, đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1988, ngay sau khi Luật đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Việt Nam có hiệu lực. Tính đến hết năm 2011, vốn
FDI đăng ký của Hàn Quốc vào Việt Nam là 23,961 tỷ USD
Tuy nhiên, kết quả thu hút vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam vẫn
chưa tương xứng với tiềm năng hai nước số dự án và số vốn đầu tư có xu
hướng giảm xuống trong mấy năm gần đây, tiến độ giải ngân các dự án còn
chậm, sử dụng nguồn vốn FDI chưa thực sự hiệu quả.
Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng thu hút
vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp thúc đẩy
thu hút và sử dụng nguồn FDI của Hàn Quốc có hiệu quả hơn trong bối cạnh2
mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam ” là thực sự cần thiết cả về lý luận và
thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam dưới các góc độ khác nhau. Có thể kể ra một số công trình sau:
Luận án tiến sĩ kinh tế “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Malaixia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh
nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam ” của Nguyễn Tiến Cơi ( năm
2009) đã phân tích đánh giá chính sách thu hút vốn FDI của Malaixia, từ đó
chỉ ra khả năng vận dụng các kinh nghiệm của Malaixia vào Việt Nam
Luận án tiến sĩ kinh tế “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ Công
nghiệp hoá ở Malaixia – Kinh nghiệm đối với Việt Nam” của Phùng Xuân
Nhạ, (năm 2000) đã nghiên cứu, phân tích khía cạnh thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá của Malaixia, từ đó
rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
“Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - vị trí, vai trò của nó trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”, Đề tài KH – CN cấp
nhà nước KX 01.05,của GS.TS Nguyễn Bích Đạt, (năm 2004).Trong đề tài
này tác giả đã phân tích đánh giá vị trí, vai trò của FDI đối với Việt Nam và
đưa ra những định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu
quả thu hút FDI để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam.
Đinh Trung Thành: “Đầu tư trức tiếp của TNCs Nhật Bản ở Việt Namtổng quan và triển vọng” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế ( tháng 4 năm
2006). Trên cơ sở phân tích FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ các khía cạnh
hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư theo ngành, hiệu quả đầu tư, tác giả khẳng
định Việt Nam đã thành công trong việc thu hút FDI của Nhật Bản. Trên cơ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
sở phân tích nguyên nhân thành công, hạn chế và bối cảnh mới, tác giả dự báo
về triển vọng đầu tư của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tăng lên.
Trong bài : “ Quan hệ giữa FDI và thương mại quốc tế : Thực tiễn ở
một số nước đang phát triển và Việt Nam” đăng trên Tạp chí nghiên cứu kinh
tế ( tháng 5 năm 2006) , Tác giả Nguyễn Anh Tuấn phân tích sự đóng góp của
FDI vào tăng trưởng xuất khẩu ở các nước đang phát triển, đánh giá những tác
động trực tiếp và gián tiếp của FDI tới hoạt động ngoại thương của Việt Nam.
Trong bài: “Đầu tư trực tiếp của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam:
Thực trạng và triển vọng” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế ( tháng 1
năm 2010) tác giả Nguyễn Quang Thuấn đã so sánh FDI của EU vào Việt
Nam với một số nhà đầu tư khác ( Trong đó có Hàn Quốc), phân tích tình
hình thực hiện vốn FDI của EU tại Việt Nam, đưa ra nhận xét, đánh giá và
triển vọng FDI vào Việt Nam.
Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2006): “ Những vấn đề kinh tế
xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh nghiệm Trung Quốc và
thực trạng của Việt Nam”, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. Trong công trình
này, các tác giả đã chỉ ra những hạn chế có thể có của nguồn vốn này và xem
chúng như nguyên nhân trực tiếp gây ra những rủi ro đến các doanh nghiệp và
quản lý nhà nước tiếp nhận FDI và cũng làm giảm đi phần nào những tác động
tích cực của nguồn vốn này, đồng thời công trình này đã phân tích những vấn đề
kinh tế- xã hội chủ yếu đã nảy sinh ở Trung Quốc trong quá trình thu hút FDI.
Công trình cũng cho thấy những tác động tích cực hết sức to lớn, song FDI cũng
đã gây ra những vấn đề phức tạp về kinh tế - xã hội đối với Việt Nam.
- Cuốn : “ Kinh tế có vốn Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam”( 2006) của
đồng chủ biên Trần Quang Lâm và An Như Hải, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
Gia, đã trình bày một cách có hệ thống, khoa học về cơ sở lý luận và thực tiễn
của kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam, trên cở sở đó chỉ ra xu hướng, triển vọng phát4
triển và nêu ra những quan điểm, giải pháp để phát triển và sử dụng có hiệu
quả hơn khu vực kinh tế này ở Việt Nam.
Bài “ Việc làm và đời sống của người lao động trong công nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài” của Nguyễn Tiệp, đăng trên tạp chí Nghiên cứu
kinh tế số 5 (308). Tháng 5 năm 2007. Tác giả đã phân tích hiện trạng việc
làm, đời sống và vấn đề đặt ra đối với lao động trong các doanh nghiệp FDI
ở Việt Nam.
“ Dòng vốn FDI vào Việt Nam năm 2008, thành công và những vấn
đề đặt ra” của tác giả Phạm Thị Tuệ, Tạp chí Khoa học và thương mại,
tháng 10/ 2009.
Bài viết đã phân tích thực trạng dòng vốn FDI vào Việt Nam năm 2008
trong sự so sánh với các năm trước đó, chỉ ra những vấn đề cần giải quyết để
đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào Việt Nam.
Các công trình nói trên đã nghiên cứu và đề cập đến các vấn đề lí luận
và thực tiễn thu hút FDI vào Việt Nam. Trong nhiều công trình có đề cập đến
thu hút FDI của Hàn Quốc như một đối tác quan trọng. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt
Nam. Vì vậy vấn đề “ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc
vào Việt Nam”, cần được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện
hơn trên góc độ của Khoa học Kinh tế Chính trị, nhằm làm rõ hơn cơ sở khoa
học cho việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam.
Do đó đề tài luận văn này là cần thiết.
ử.
- Xây dựng, dịch vụ XNK, dịch vụ phân phối, giải trí...
Các dự án khi được lựa chọn đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư đối với
đối tác đầu tư Hàn Quốc phải được thống nhất về chủ trương và quy hoạch.
Các cơ quan hữu quan cần cụ thể hóa thêm mục tiêu, nội dung của dự án, địa
điểm và hình thức đầu tư. Danh mục này phải định kỳ được cập nhật và mở
rộng cho những lĩnh vực mà thời gian qua có chủ trương không cấp phép hoặc
hạn chế cấp phép.
Cần có các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong khâu giải phóng mặt
bằng, chuẩn bị đất đai giảm chi phí, công sức và thời gian cho nhà đầu tư của
Hàn Quốc , cần quy định rõ ràng thời gian giải phóng mặt bằng, chi phí từng
bên, vấn đề cưỡng chế di rời... để giảm chi phí chuẩn bị dự án là một trong
những biện pháp hữu hiệu huy động cả nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc khi
mà họ đầu tư vào Việt Nam .
3.3.7. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Cần phát triển công nghiệp chế tạo linh kiện, tạo ra sự cạnh tranh bình
đẳng về giá cả và chất lượng. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp sản xuất liên quan đến cơ khí, máy móc điện và điện tử.
Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ phát triển các nhà máy sản xuất
nguyên liệu và phụ tùng trong nước. Khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho các
doanh nghiệp Hàn Quốc trong việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Các nhà đầu tư Hàn Quốc chọn thị trường Việt Nam để đầu tư tham gia
hoạt động kinh doanh là giá nguyên vật liệu phong phú và rẻ để sản xuất ra
các sản phẩm với giá thành thấp hơn các nước trong khu vực để xuất khẩu
sang thị trường Châu âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, họ đối mặt với những khó
khăn trong việc giải quyết nguyên vật liệu đầu vào. Hiện tại phần lớn các sản106
phẩm đầu vào thiết yếu cho quá trình sản xuất đề được nhập khẩu từ các chi
nhánh tại các nước như: Hồng Kông, Singapore … Điều này đặc biệt trầm
trọng hơn đối với lĩnh vực công nghiệp điện tử, lắp ráp và sản xuất ô tô.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư chủ yếu vào những ngành công nghệ
cao, do vậy đòi hỏi các linh kiện phụ trợ đi kèm là rất lớn. Các ngành công
nghiệp phụ trợ như ngành đúc nhựa và chế tạo khuôn đúc, gia công cơ khí,
đúc, rèn, hàn, nhiệt luyệt, xử lý bề mặt … Tuy nhiên, có rất ít các doanh
nghiệp Việt Nam có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp
Hàn Quốc liên quan đến ngành phụ trợ. Do vậy, Chính phủ Việt Nam cần hỗ
trợ phát triển các nhà sản xuất nguyên vật liệu và phụ trợ trong nước, thu hút
đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tạo đà cho công nghiệp phụ trợ
phát triển. Trong quá trình xây dựng khu công nghiệp và khu chế xuất, cần
xây dựng theo hướng phát triển công nghiệp phụ trợ. Để phát triển ngành
công nghiệp phụ trợ, các biện pháp sau cần thực hiện:
- Ưu đãi cần thiết cho các nhà đầu tư Hàn Quốc vào lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ, đặc biệt hỗ trợ đi theo các hãng chính.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội nghề nghiệp
liên quan đến các sản phẩm hỗ trợ để tạo cần nối giữa các doanh nghiệp cung
cấp nội địa với các hãng chính và các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc.
- Nỗ lực đầu tư, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ các hãng chính
cũng như các nhà cung cấp của Hàn Quốc bằng nhiều cách khác nhau như
hợp tác, liên doanh, liên kết …
- Hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về công ty sản xuất
phụ trợ.
- Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp
phụ trợ, tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc thường có truyền thống đầu tư theo cộng
đồng khép kín và có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, mỗi doanh nghiệp đảm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi107
bảo một hay nhiều khâu trong cả một chu trình sản xuất. Các nhà cung cấp
nhỏ đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới sản xuất và kinh doanh này. Do
vậy, để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, ngoài việc ưu tiên
khuyến khích trong nước, Nhà nước ta cần thu hút các nhà cung cấp nhỏ từ
Hàn Quốc thông qua việc ưu đãi hơn về mọi mặt. Mục tiêu cần đạt được đó
là họ sẽ xây dựng một mạng lưới các công ty vệ tinh đủ sức cung cấp nguyên
vật liệu đầu vào với chất lượng đảm bảo và giá thành rẻ hơn so với việc nhập
khẩu hay sản xuất tại các quốc gia khác.108
KẾT LUẬN
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với mức tích luỹ cho đầu tư
còn hạn chế. Vì vậy, tận dụng nguồn lực đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn
Quốc, quốc gia có công nghệ cao trên thế giới, để phát triển đất nước, phục vụ
sự nghiệp CNH - HĐH đất nước là rất cần thiết.
Sau khi đi vào nghiên cứu quá trình thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt
Nam (giai đoạn 1989 – 2012), luận văn đã đạt được một số kết quả, cụ thể:
Thứ nhất, Luận văn đã trình bày khái quát một số vấn đề cơ sở lý luận
và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc, vai trò của đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Hàn quốc đối với các nước ta Việt Nam, các nhân tố
chủ yếu tác động tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc và
kinh nghiệm thực tế của một số nước thành công và có điều kiện kinh tế xã
hội tương đồng với Việt Nam.
Thứ hai, Luận văn đã tập trung phân tích chi tiết thực trạng quá trình
thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn 1998 đến năm 2012,
trong đó làm rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thu hút FDI
nói chung và trong đó có FDI của Hàn Quốc; kết quả thu hút FDI của Hàn
Quốc vào Việt Nam; đánh giá những tác động tích cực cũng như những hạn
chế và nguyên nhân để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thu hút FDI
của Hàn Quốc vào Việt Nam.
Thứ ba, từ kết quả phân tích thực trạng thu hút FDI của Hàn Quốc vào
Việt Nam cũng như nhận thức được quan trọng của nguồn vốn FDI từ Hàn
Quốc, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI của
Hàn Quốc vào Việt Nam trong tương lai.
Trải qua hơn 2 thập kỷ, từ năm 1991 đến nay, tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế Việt Nam luôn ở mức cao và ổn định. Có được thành công trong
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi109
việc phát triển kinh tế Việt Nam, không thể phủ nhận vai trò rất quan trọng
của nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc. Các doanh nghiệp Hàn Quốc
có thế mạnh về công nghệ, tài chính, mạng lưới thị trường quốc tế và kỹ
năng quản trị kinh doanh. Một khi thế mạnh đó được kết hợp với các lợi
thế của Việt Nam sẽ mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho cả hai nước.
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở kết hợp lý luận chung về thu
hút FDI với trường hợp nghiên cứu điển hình của Hàn Quốc. Vì vậy nghiên
cứu này có tính thực tiễn rất cao và sẽ làm phong phú thêm kiến thức chung
về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo hữu
ích cho các nhà ban hành chính sách của Việt Nam và cả phía các nhà đầu tư
Hàn Quốc
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh nghệ an Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền trung Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
A Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công ty TNHH XD&TM Quang Minh’ Luận văn Kinh tế 0
H Các giải pháp chủ yếu thực hiện thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top