daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1 Khái niệm FDI
Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoàn thời gian tương đối lâu dài nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cho cộng đồng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là loại hình đầu tư quốc tế được thực hiện trên thông qua việc thành lập các công ty con để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của các công ty quốc tế ra toàn cầu. Việc mở rộng sản xuất thông qua các hình thức FDI không chỉ đơn thuần là các hoạt động chu chuyển tài chính quốc tế, mà cùng với nó là hoạt động chuyển giao công nghệ, bí quyết và các tài sản khác. Người bỏ vốn trong hoạt động đầu tư trực tiếp cũng là người sử dụng vốn, nhà đầu tư là người quản lý hoạt động đầu tư. Trong hoạt động FDI, người đầu tư bỏ vốn vào một đối tượng nhất định nhằm tăng thêm năng lực sản xuất hiện có hay tạo ra năng lực sản xuất mới, họ cũng có thể mua lại một số cổ phiếu đủ lớn để tham gia quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh thu lợi tức.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà các nhà đầu tư nước ngoài góp một lượng vốn đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng bỏ vốn đầu tư, cùng với các đối tác nước nhận đầu tư chia sẻ rủi ro, thu lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đó.
Tổ chức thương mại thế giới WTO đưa ra định nghĩa về FDI như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
1.2 Đặc điểm của FDI
Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, đặc điểm của FDI cũng phụ thuộc theo các hình thức như sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là bên hợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp nhân
- Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai bên hay các bên nước ngoài hợp tác với các nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh thường được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sự sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài ( tổ chức hay cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh.Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động trực tiếp không những với các nước được tiếp nhận đầu tư mà còn với các nước đi đầu tư ở các nước khác.
2. Chính sách thu hút FDI
2.1 Khái niệm chính sách thu hút FDI
Chính sách là tổng thể các tư tưởng ,quan điểm công cụ mà chủ thể quản lý sủ dụng để tác động lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định của hệ thống theo định hướng mục tiêu tổng thể. Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định. Chúng vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể. Bằng cách đó các chính sách đề xướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức.
Chính sách phát triển kinh tế xã hội là quyết sách của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chín muồi đặt ra trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước thông qua hoạt động thực thi của các ngành, các cấp có liên quan trong bộ máy Nhà nước.
- Xét theo nghĩa rộng chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm tư tưởng phát triển , những mục tiêu tổng quát và những cách cơ bản để thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước. Chính sách theo quan niệm trên là đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Việt Nam đường lối do Đảng cộng sản Việt Nam - lực lượng chính trị lãnh đạo nhà nước và xây dựng.
- Xét theo nghĩa hẹp thì có rất nhiều khái niệm khác nhau về chính sách kinh tế - xã hội ( chính sách công) :
Chính sách công là cách hành động được nhà nước tuyên bố và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại. Các vấn đề lặp đi lặp lại là những vấn đề gây ra sự hạn chế trong việc sử dụng đầu tư. Tình trạng lặp đi lặp lại này buộc nhà nước phải đưa ra các chính sách.
Chính sách là những hành động của nhà nước nhằm hướng tới những mục tiêu của đất nước. Với quan niệm này, chính sách công là bộ phận của chiến lược, bao gồm những giải pháp và công cụ thực hiện chiến lược.
Chính sách thu hút FDI là một trong những chính sách phát triển kinh tế xã hội mà trong đó vấn đề được giải quyết là vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.2 Mục tiêu của chính sách thu hút FDI
Mỗi chính sách được xây dựng nhằm thực hiện những mục tiêu riêng của mình,nhưng đều góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu bậc cao hơn.Chính sách thu hút FDI góp phần thực hiện những mục tiêu chung của xã hội thông qua việc sử dụng các giải pháp và công cụ nhất định như:Thứ nhất, tỷ lệ tăng trưởngkinh tế đáng kể và liên tục , ổn định giá cả ,mức độ đảm bảo công ăn việc làm cao (tỷ lệ thất nghiệp thấp )và cân bằng cán cân thanh toán.Thứ hai,công bằng xã hội ,an toàn xã hội và tiến bộ xã hội.Thứ ba, cải thiện cơ cấu ngành,cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu kết cấu hạ tầng và cơ cấu các thành phần kinh tế.
Là một chính sách kinh tế ,ngoài những mục tiêu tối cao và mục tiêu chung, chính sách thu hút FDI thực hiên nhưng mục tiêu đặc trưng của mình như:
Huy động vốn tư các nhà đầu tư nước ngoài đổi mới công nghệ, tạo việc làm, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển kinh tế thị trường.
2.3 Quan điểm về chính sách thu hút FDI
Nhiều người thường hiểu chính sách thu hút một cách đơn giản là những chủ trương, chế độ mà nhà nước ban hành nhằm thu hút vốn đầu tư điều đó đúng như chưa đủ. Nếu không có việc thực thi chính sách để đạt được những kết quả nhất định thì những chủ trương, chế độ đó chỉ là những khẩu hiệu mà thôi.
- Chính sách thu hút được nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của nhiều người hay của xã hội từ việc thu hút được vốn đầu tư để phát triển khu vực đó. Thước đo chính để đánh giá, so sánh lựa chọn chính sách phù hợp là lợi ích mang tính xã hội mà chính sách đó mang lại. Đây cũng chính là lý do để các chính sách thu hút được gọi là chính sách công. Trong thực tế có tình trạng một chính sách đem lại lợi ích cho nhóm xã hội này nhiều hơn nhóm xã hội khác, thậm chí có nhóm còn bị thiệt hại. Khi đó chính sách thu hút phải đứng trên lợi ích của đa số của xã hội để giải quyết vấn đề.
- Chính sách thu hút là quá trình do nhiều người, nhiều tổ chức tham gia. Trước hết chính sách kinh tế - xã hội là sản phẩm của các đường lối chính trị quan hệ giữa các quốc gia, do nhà nước với tư cách là người tổ chức và quản lý vốn đầu tư của toàn xã hội xây dựng và chịu trách nhiệm tổ chức thực thi. Nhưng qua đây không phải chính sách chỉ do các tổ chức công của nhà nước thực hiện. Ngày nay trong quá trình dân chủ hóa chính sách, vai trò của các tổ chức dân chúng và ngoài nhà nước ngày càng tăng lên cao hơn.
- Chính sách thu hút vốn đầu tư có phạm vi tác động lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện sự cần thiết của can thiệp nhà nước trong các lĩnh vực đó.
2.4 Nội dung chính sách thu hút FDI
Là một trong những công cụ quản lý quan trọng của nhà nước, các chính sách thu hút vốn đầu tư có vai trò hết sức to lớn đóng góp cho sự tăng trưởng chung của đất nước. Một số nội dung quan trọng của chính sách như sau:
- Tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục đầu tư nhanh chóng không rườm rà gây cản trở cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong nước trong việc thực thi các dự án. Tích cực phòng chống tham nhũng hiệu quả, tạo môi trường pháp luật cho các nhà đầu tư khi đầu tư trong nước.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để nguồn đầu tư của các tổ chức vào trong nước có hiệu quả cao. Từ đó mới tạo được sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào lao động có tay nghề cao trong nước.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước lớn và đặc biệt các nước trong khu vực. Có thể xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài với các nước nhưng không nên lệ thuộc quá nhiều vào các nước đối tác dẫn đến tình trạng nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nước đầu tư.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Việc quy hoạch tổng thể cần được minh bạch và công khai để các nhà đầu tư biết được rõ ràng yên tâm đầu tư vào một khu vực trong nước.
- Nâng cao cơ sở hạ tầng của đất nước, bên cạnh đó tạo môi trường trong sạch, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các lĩnh vực hiện tại có khả năng thu hút cao như các ngành công nghiệp, dịch vụ
3. FDI và chính sách thu hút FDI của Việt Nam
3.1 Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
3.2.3 Về lĩnh vực môi trư¬ờng
Trong những năm gần đây, ĐTTTNN ở Việt Nam đã có những tác động tích cực to lớn đến quá trình phát triển đất n¬ước, đặc biệt là góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, quá trình tiến hành ĐTTTNN cũng chứa đựng những bất lợi tiềm tàng về môi trường sinh thái, chủ yếu tác động tới ba lĩnh vực: Gây ô nhiễm môi trường; Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; và Suy giảm đa dạng sinh học và những tác động về văn hoá. Do vậy, đạt bền vững môi tr¬ường là một mục tiêu quan trọng của hoạt động ĐTTTNN, cần được theo đuổi từ khâu lập chính sách, cơ chế khuyến khích, tới khâu quản lý và thực hiện các dự án đầu t¬ư.
Luật Đầu t¬ư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) trong suốt thời gian từ 1987 đến nay và các văn bản bảo vệ môi trường đã có một số điều khoản đề cập đến khía cạnh môi trường, nh¬ư khuyến khích các nhà đầu tư¬ n¬ước ngoài đầu t¬ư vào những lĩnh vực bảo vệ môi tr¬ường sinh thái, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; không cấp phép đầu t¬ nước ngoài vào các lĩnh vực và địa bàn gây thiệt hại đến môi tr¬ường sinh thái, vv... Tuy nhiên, chưa thiết lập đư¬ợc các cơ chế mang tính khuyến khích cụ thể cho các hoạt động ĐTTTNN bền vững môi trường, mà còn dừng ở mức chung, nh¬ư khuyến khích sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái”. Yêu cầu cụ thể nhất trong các văn bản này là “Chủ đầu t¬ư phải giải trình Đánh giá tác động môi trư¬ờng của Dự án trong hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu t¬ư”.
Nhiều doanh nghiệp ĐTNN cho rằng nội dung của một số điều khoản trong các văn bản về môi trường chưa rõ ràng, trong khi các cơ quan quản lý môi trường địa phương lại thiếu năng lực giúp họ giải đáp những thắc mắc về các quy định luật pháp về bảo vệ môi tr¬ường. Mặt khác, sự không rõ ràng trong các quy định pháp luật về môi tr¬ường cũng là một yếu tố cản trở doanh nghiệp thực hiện tốt các qui định trong Luật.
Do còn thiếu tính thống nhẩttong quản lý về môi trường, nên thường mỗi KCN, trong đó có nhiều doanh nghiệp ĐTNN hoạt động, được quản lý môi trường theo một cách khác nhau.
Một nhận xét tổng quát là đa số doanh nghiệp ĐTNN đã tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, và các doanh nghiệp ĐTNN có kết quả môi trường tốt hơn doanh nghiệp trong nư¬ớc. Tuy nhiên ĐTNN cũng đang gây ra những tác động tiêu cực lên môi trư¬ờng ở Việt Nam, chủ yếu do tổng lư¬ợng chất thải gây ô nhiễm từ các doanh nghiệp ĐTNN là lớn. Ngoài ra, một số doanh nghiệp ĐTNN chỉ tuân thủ tốt quy định về môi tr¬ường khi cơ quan quản lý phát hiện ra tình trạng ô nhiễm v¬ượt tiêu chuẩn cho phép. ĐTNN cũng ảnh hưởng đến đa dạng sinh thái và một số dự án ĐTNN về du lịch dịch vụ cũng đã gây nên những xung đột về xã hội và văn hoá.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Mô tả quá trình quản lý chất lượng và minh họa bằng bộ chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý nhân sự-lương trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu MICROSOFT ACCESS Công nghệ thông tin 0
D Giáo trình Kỹ thuật sấy nông sản - Cơ sở lý thuyết của quá trình sấy Nông Lâm Thủy sản 0
D CƠ SỞ LÝ LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Tiên Thanh, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong tổ chức Quản trị Nhân lực 0
D Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D XỬ LÝ TÌNH HUỐNG THẤT LẠC NGUỒN PHÓNG XẠ TẠI CÁC CƠ SỞ CÓ SỬ DỤNG NGUỒN PHÓNG XẠ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top