daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Ở ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3
4. Đóng góp của luận văn............................................................................................3
5. Kết cấu luận văn......................................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP ..................5
1.1. Khái quát chung về khu công nghiệp...................................................................5
1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp ..............................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của các khu công nghiệp...................................................................6
1.1.3. Vai trò của các khu công nghiệp.......................................................................9
1.2. Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ..........................11
1.2.1. Khái niệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp.................................11
1.2.2. Nguồn hình thành vốn đầu tư..........................................................................11
1.2.3. Yêu cầu thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp...........................................15
1.3. Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ...................16
1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư ........................................16
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư..........................................16
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các
khu công nghiệp ........................................................................................................20
1.4.1. Các nhân tố khách quan ..................................................................................20
1.4.2. Các nhân tố chủ quan ......................................................................................22iv
1.5. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công
nghiệp của một số địa phương và bài học cho tỉnh Thái Nguyên.............................25
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công
nghiệp của tỉnh Bình Dương .....................................................................................25
1.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào khu công
nghiệp của tỉnh của tỉnh Vĩnh Phúc ..........................................................................28
1.5.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào khu công
nghiệp của tỉnh của tỉnh Bắc Ninh ............................................................................30
1.5.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào khu công
nghiệp của tỉnh của TP Đà Nẵng...............................................................................32
1.5.5. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào
khu công nghiệp rút ra cho tỉnh Thái Nguyên ..........................................................34
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................38
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................38
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................38
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................38
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin...........................................................................39
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................40
2.3. Hệ thống các chi tiêu nghiên cứu.......................................................................40
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN................................................................................ 43
3.1. Giới thiệu chung về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.........43
3.1.1. Khu công nghiệp Sông Công 1 .......................................................................43
3.1.2. Khu công nghiệp Sông Công 2 .......................................................................43
3.1.3. Khu công nghiệp Nam Phổ Yên .....................................................................44
3.1.4. Khu công nghiệp Tây Phổ Yên (Hay còn gọi là KCN Yên Bình)..................45
3.1.5. Khu công nghiệp Điềm Thuỵ..........................................................................46
3.1.6. Khu công nghiệp Quyết Thắng .......................................................................47
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiv
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.......................................................................48
3.2.1. Hệ thống cơ chế chính sách trong thu hút đầu tư............................................48
3.2.2. Công tác quy hoạch.........................................................................................57
3.2.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng........................................................................60
3.2.4. Cải cách thủ tục hành chính ............................................................................66
3.2.5. Xúc tiến, hỗ trợ đầu tư ....................................................................................69
3.2.6. Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức.............73
3.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra sau cấp phép đầu tư ...........................................75
3.3. Kết quả thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.............................................................................................................77
3.3.1. Số lượng dự án đầu tư mới vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2016-2018..................................................................................................77
3.3.2. Thực trạng vốn đầu tư thực hiện và vốn đầu tư đăng ký của các dự án vào
các KCN tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................79
3.3.3. Thực trạng thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào các khu công
nghiệp của tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................81
3.3.4. Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên theo lĩnh vực ................................................................................................82
3.3.5. Hiện trạng sử dụng đất các KCN ....................................................................84
3.3.6. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư tại các khu
công nghiệp tỉnh Thái Nguyên..................................................................................85
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu
tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .....................................90
3.4.1. Các nhân tố khách quan ..................................................................................90
3.4.2. Các nhân tố chủ quan ......................................................................................92
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN .............................................................97vi
4.1. Quan điểm và phương hướng phát triển các khu công nghiệp của tỉnh
Thái nguyên ..............................................................................................................97
4.1.1. Chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển khu công nghiệp.................97
4.1.2. Định hướng phát triển KCN, KCX của cả nước đến năm 2020 .....................98
4.1.3. Các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên .................................100
4.1.4. Định hướng phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên...................101
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư
vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..........................................................102
4.2.1. Phát triển đồng bộ giữa hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN ...................102
4.2.2. Giải pháp về đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển các KCN...................103
4.2.3. Hoàn thiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư..............................................105
4.2.4. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư..........................................................106
4.2.5. Các giải pháp tổ chức thực hiện....................................................................107
KẾT LUẬN ............................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................111
PHỤ LỤC...............................................................................................................113
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam
đã có những bước chuyển mình tương đối rõ ràng, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương
đối nhanh, quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước được đẩy mạnh. Tuy
nhiên, để quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được diễn ra nhanh hơn nữa, phấn
đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhu
cầu vốn đầu tư cho phát triển nền kinh tế trở nên cấp thiết.
Học tập kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển đi trước. Việt Nam
đã xây dựng mô hình “khu công nghiệp” nhằm thu hút vốn đầu tư để có thể thực hiện
các mục tiêu kinh tế xã hội đã đặt ra của đất nước. Khu công nghiệp (KCN) được xây
dựng là nơi tập trung những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước, từ đó góp phần làm tăng tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cho môi
trường đầu tư nước ta. Tính đến hết năm 2019, theo thống kê của Vụ quản lý các Khu
Kinh tế, Việt Nam có 335 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 96,5 nghìn
ha, trong đó 256 KCN đã đi vào hoạt động và 79 KCN đang trong giai đoạn đền bù,
giải phóng mặt bằng. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 53%. (Nguồn: Vụ quản lý các khu
kinh tế, 2019)
Cùng với xu hướng đó của cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã chủ trương xây
dựng đồng bộ các khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội của cả nước. Tính đến hết năm 2019, tỉnh Thái Nguyên có sáu khu công
nghiệp tập trung: Sông Công 1, Sông Công 2, Nam Phổ Yên, Tây Phổ Yên,
Quyết Thắng, Điềm Thuỵ. Các khu công nghiệp này hình thành và phát triển đã
góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao
động, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ của tỉnh. Ngoài những
thuận lợi về mặt điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản phong phú, Thái
Nguyên còn là cửa ngõ của thủ đô, là trung tâm đào tạo của cả nước với hệ thống
các trường đại học trực thuộc Đại học Thái Nguyên, các trường cao đẳng, trung
cấp nghề góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.2
Tính đến hết năm 2018, lũy kế đã có 209 dự án đầu tư vào các KCN trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên trong đó có 104 dự án đầu tư trong nước và 105 dự án đầu tư
nước ngoài. Tính đến hết năm 2018, vốn đăng ký của các dự án FDI là 7,112 tỷ USD
và vốn đăng ký với các dự án DDI là 15.000 Tỷ đồng (Nguồn: Ban quản lý các khu
công nghiệp tỉnh Thái Nguyên).
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được đó, vấn đề thu hút vốn đầu tư vào các
khu công nghiệp của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng vẫn còn
một con số khá khiêm tốn so với tiềm năng của địa phương, việc thu hút vốn đầu tư
và lấp đầy đất khu công nghiệp chỉ tập trung ở một số khu công nghiệp như khu công
nghiệp Sông Công 1, khu công nghiệp Điềm Thụy, tỷ trọng các dự án đi vào hoạt
động còn thấp, thêm vào có, vẫn còn các dự án phải điều chỉnh giấy phép đầu tư. Bên
cạnh đó, các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là các
dự án nhỏ và vừa, với quy mô không lớn. Cùng với đó là việc một số nhà đầu tư đầu
tư tại các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tương đối ngắn, việc
đầu tư mang tính manh mún và không bền vững.
Chính vì vậy, vai trò quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư càng quan
trọng, việc quản lý của nhà nước về thu hút vốn đầu tư sẽ giải quyết được bài toán
về quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, thủ tục hành
chính, xúc tiến hỗ trợ đầu tư… các công tác này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần tạo
điều kiện thu hút vốn đầu tư cho các khu công nghiệp nói chung và các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư
vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” là việc làm cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng quản lý nhà nước
về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Phân tích những mặt đạt được, những hạn chế và các nguyên nhân ảnh hưởng
đến quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả phân tích là cơ sở đề xuất các kiến nghị góp
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
phần hoàn thiện quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thứ hai, phân tích kết quả thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Ba là, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thu hút vốn
đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Bốn là, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thu hút
vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng dữ liệu thống kê được thu thập trong giai
đoạn 2016-2018 và dữ liệu sơ cấp được thu thập năm 2020, phương hướng giải
pháp đề xuất đến năm 2025.
4. Đóng góp của luận văn
+ Về mặt lý luận: Nghiên cứu đã tổng hợp lại những vấn đề lý luận chung về
khu công nghiệp, thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, quản lý nhà nước về
thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp.
+ Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thu
hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, kết quả thu hút vốn đầu tư vào các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,4
nghiên cứu chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế để từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Tính ứng dụng: Nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị với các cán bộ
quản lý nhà nước tại các khu công nghiệp khi xây dựng các chính sách cho phát
triển khu công nghiệp. Đồng thời, luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các
sinh viên và cán bộ giảng viên, nhà nghiên cứu và các đối tượng quan tâm,... đến
quản lý kinh tế, quản lý khu công nghiệp.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu
tư vào khu công nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thu hút
vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
cán bộ lãnh đạo và trong diện quy hoạch làm các thủ tục để đào tạo, bồi dưỡng đạt
chuẩn quy định. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới trên một
số lĩnh vực chuyên môn, BQL các KCN Thái Nguyên còn cử cán bộ, công chức tham
dự nhiều khóa tập huấn ngắn hạn khác do tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Trong giai đoạn 2016-2018,
BQL các KCN Thái Nguyên đã cử 06 cán bộ đi đào tạo trình độ Thạc sỹ, 08 cán bộ
tham gia các lớp văn bằng 2; 16 lượt cán bộ đi tham gia các khóa đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn như quản lý dự án, xây dựng kế hoạch kinh tế xã hội, công tác
cán bộ, tài chính.
Qua kiểm tra kết quả cho thấy, 100% cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động được quán triệt, phổ biến chỉ thị đã nghiêm túc thực hiện đúng các nội
dung quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản có liên
quan. Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức đã nâng cao nhận thức và tinh thần
trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, như: Công chức, viên chức trong hoạt động
công vụ luôn có tinh thần, thái độ trách nhiệm trong công tác và phục vụ nhân dân;
có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan đơn vị, có thái
độ, ngôn ngữ đúng đắn trong giao tiếp; thực hiện chấp hành thời gian, giờ giấc làm
việc theo quy định; không hút thuốc lá trong phòng làm việc; không sử dụng rượu,
bia, đồ uống có cồn trước và trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc,
ngày trực; gương mẫu trong việc hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong
công việc gia đình,xã hội. Khi thực hiện nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức đã
mặc trang phục gọn gàng, lịch sự và chấp hành đeo thẻ công chức, viên chức khi
thực hiện nhiệm vụ. Thủ trưởng các đơn vị đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý
công chức vi phạm quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở; những việc công
chức, viên chức không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật
Viên chức.
3.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra sau cấp phép đầu tư
Quản lý, giám sát sau cấp phép đối với các dự án đầu tư nhằm kiểm soát chặt
chẽ công tác triển khai dự án, chấp hành pháp luật của các chủ đầu tư sau khi được
cấp giấy chứng nhận đầu tư. Qua đó giúp cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư kịp76
thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc phát sinh, cũng như những vi phạm của
chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án, để có những biện pháp chấn chỉnh, tháo
gỡ và xử lý kịp thời theo thẩm quyền, góp phần bảo đảm cho các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất, kinh doanh đúng định hướng và đúng quy định của pháp luật, nâng
cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp.
Bảng 3.7: Kết quả thực hiện kiểm tra sau cấp phép đầu tư
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dự án điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng
nhận đầu tư
8 9 11
+ Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư 6 7 7
+ Thu hồi giấy chứng nhận đầu tư 2 2 4
Nguồn: BQL các KCN Thái Nguyên
Hàng năm BQL các KCN Thái Nguyên đều có những cuộc kiểm tra đối với
các dự án xin cấp phép mới và các dự án đang thực hiện xem có đáp ứng được yêu
cầu và tiến độ theo đúng kế hoạch hay không.
Bên cạnh những dự án thực hiện tốt, quá trình kiểm tra cũng đã phát hiện ra
các dự án vi phạm, đã có những điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và thu hồi giấy
chứng nhận đầu tư. Cụ thể như sau:
Năm 2016 đã có 8 dự án điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trong
đó điều chỉnh 6 dự án đầu tư và thu hồi 2 dự án đầu tư.
Năm 2018, số dự án đầu chỉnh và thu hồi có xu hướng tăng, trong đó điều
chỉnh giấy chứng nhận đầu tư là 7 và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư là 4 dự án.
Đồng thời, trong giai đoạn 2016-2018, công tác thanh tra xác định có 12 đơn
vị có vi phạm với tổng sai phạm về tài chính là 0,8 tỷ đồng. Đơn vị chức năng đã
kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước số tiền sai phạm trên.
Các sai phạm chủ yếu liên quan đến chấp hành nghĩa vụ với ngân sách nhà
nước về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên và phí
bảo vệ môi trường; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước của các doanh nghiệp.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi77
3.3. Kết quả thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
3.3.1. Số lượng dự án đầu tư mới vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2016-2018
Dự án đầu tư mới có vai trò quan trọng, thể hiện năng lực thu hút vốn đầu tư
của các KCN cũng như của địa phương. Trong giai đoạn 2016- 2018, số lượng các
dự án đăng ký đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên có chiều hướng
tăng nhẹ qua các năm, tuy nhiên mức tăng này chưa nhiều và các dự án đầu tư tại
các khu công nghiệp của tỉnh chủ yếu tập trung vào KCN Điềm Thụy và KCN Sông
Công I:
Bảng 3.8: Quy mô dự án đầu tư mới vào các KCN trên địa bàn
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng ứng dụng tìm kiếm và quản lý nhà trọ online trên điện thoại Công nghệ thông tin 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top