o0o_meoiu_o0o

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH FUSHO VIỆT NAM
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN............................................03
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ........................................................04
III . KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH......................................................................07
Chương II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY TNHH FUSHO VIỆT NAM
I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY.........................................................................................................................................12
II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO Ở CÔNG TY TNHH FUSHO VIỆT NAM.....................................................................................................................................17
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TNHH FUSHO VIỆT NAM ..........................................................................................................................35
Chương III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY TNHH FUSHO VIỆT NAM
I. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TNHH FUSHO VIỆT NAM....38
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO Ở CÔNG TY TNHH FUSHO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI........42
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC.....................................................................47
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO








LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động ngoại thương có vai trò rất lớn trong sự phát triển thần kỳ của một số nước như Nhật bản, các nước NICs . . . và là các vấn đề tốt để hội nhập vào xu thế phát triển nền kinh tế thế giới .
Việt nam đang trong giai đoạn xây dựng nên kinh tế thị trường, thực hiện chính sách “mở cửa" giao lưu làm ăn kinh tế với các nước trên thế giới, tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa . Vì vậy hoạt động ngoại thương có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong nền kinh tế . Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đang thực hiện việc chuyển đổi nên kinh tế theo hướng xuất khẩu .
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt nam còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc như giá gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu, lợi ích của những người làm ra hạt gạo . . . . Như vậy việc xuất khẩu phải chịu tác động của rất nhiều các nhân tố cả tầm vi mô và vĩ mô .
Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu, cũng như kiến thức được trang bị tại trường và việc tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập cuối khoá tại Công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM . Em mạnh dạn xem xét và nghiên cứu về các vấn đề ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo của Việt nam và đề tài được chọn là : “ Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM ". Nội dung của bài bao gồm:
Chương I: Giới thiệu tổng quan công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM
Chương II : Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM
Chương III : Giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM
Em xin Thank sự giúp đỡ của các anh chị , cô chú công tác tại công ty và sự hướng dẫn của Thạc sỹ Ngô Thị Việt Nga ,giảng viên khoa QTKD của trường đã giúp em hoàn thành chuyên đề đạt kết quả tốt nhất.

Hà Nội, tháng 02/2012

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH FUSHO VIỆT NAM

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH FUSHO VIỆT NAM
1. Thông tin chung
- Tên tiếng Việt : Công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM
- Tên giao dịch : FUSHO VIETNAM COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: FUSHO VN CO.,LTD
- Trụ sở chính : Số 5/53 Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội
2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM được thành lập theo quyết định số 2082/ QĐ- UB ngày 13/10/2000 của UBND thành phố; Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 036125 ( Đăng kí lần đầu ngày 18/10/2000, Đăng kí lại lần thứ 5 ngày 01/03/2007 ). Công Ty TNHH FUSHO VIỆT NAM với hai thành viên góp vốn ( vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng)
Quá trình phát triển của công ty có thể chia làm 2 giai đoạn chính :
+ Giai đoạn 1: Từ năm 2000 – 2003 :
Đây là giai đoạn hình thành của công ty,giai đoạn này công ty đã gặp phải một số khó khăn,Công ty là doanh nghiệp có qui mô nhỏ,nguồn vốn huy động không nhiều,kinh nghiệm chưa có và thương hiệu công ty chưa được hình thành.
+ Giai đoạn 2: Từ 2004 đến nay :
Giai đoạn này hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã từng bước đi vào ổn định và có lợi nhuận.Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty ngày càng tăng về kim nghạch xuất khẩu,trong những năm gần đây công ty đã mở rộng được thị trường xuất khẩu sang các nước như Mỹ,Châu Âu,bên

cạnh đó cũng tạo được mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các thị trường cũ như: Hàn Quốc,Trung Quốc và Nhật Bản.
3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
- Mặt hàng may mặc: Áo sơ mi nam nữ,quần áo thể thao,quần áo trẻ em,áo jacket,găng tay
- Mặt hàng nông sản: Gạo,cà phê,hạt tiêu,lạc nhân,sắn lát,đậu xanh,ngô hạt
- Mặt hàng thủ công mỹ nghệ: Gốm sứ
4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
- Chức năng,nhiệm vụ:
Công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM có tư cách pháp nhân,có con dấu riêng,có tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng để hoạt động theo qui định của pháp luật .Chức năng chính của công ty là sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao trị giá vốn có mà ngân sách cấp,đồng thời tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người lao động,tạo môi trường giáo dục,rèn luyện cho người lao động.Mặt khác thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH FUSHO
VIỆT NAM
1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Bộ máy tổ chức của công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM được xây dựng và hoạt động với mô hình cơ cấu trực tuyến – chức năng .Cơ cấu tổ chức này khá phù hợp với công ty,phát huy được các ưu điểm là linh hoạt,chi phí quản lý thấp,hạn chế tình trạng quan liêu giấy tờ.


4.1.1 Về đầu mối xuất khẩu:
Việc ổn định đầu mối xuất khẩu trực tiếp có tác dụng rất quan trọng trong việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như việc xây dựng và mở rộng thị trường trong nước và trên thế giới. Nhà nước không nên xáo trộn nhiều về đầu mối xuất khẩu mà chỉ dựa vào tiêu chuẩn quy định về đầu mối như: có cơ sở vật chất kỹ thuật, kho tàng gắn liền với vùng sản xuất, là hội viên Hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực Việt Nam, có thị trường khách hàng tương đối ổn định... để xác định lại đầu mối xuất khẩu cho phù hợp. Có như vậy mới gắn kinh doanh phục vụ sản xuất lương thực.
4.1.2 Về điều hành xuất khẩu:
- Công bố giá sàn mua lúa ngay từ đầu vụ, một mặt vừa giúp cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất và cất trữ chờ cơ hội giá có lợi nhất, mặt khác làm tín hiệu cho các ngành, các doanh nghiệp tham gia điều hành thị trường nhằm giữ cho giá lúa gạo ở mức hợp lý. Đồng thời Chính phủ sớm xem xét thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu lương thực để can thiệp vào thị trường khi cần thiết, kiện toàn tổ chức giao dịch xuất khẩu gạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người xuất lúa, lập lại trật tự mua bán ở thị trường trong và ngoài nước, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của xuất khẩu gạo.
- Việc chỉ định doanh nghiệp đại điện giao dịch ký hợp đồng theo hiệp định Chính phủ và tham gia đấu thầu là cần thiết vì các hợp đồng theo hiệp
định Chính phủ thường được giá cao, khối lượng lớn giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa và có cơ sở để đấu tranh giá cả với các khách
hàng khác. Trong thời gian ký hợp đồng đấu thầu hay dự thầu, các doanh nghiệp khác không được chào bán gạo trực tiếp hay gián tiếp vào các thị trường trên.
Để thực hiện dân chủ, công khai, tạo sự đoàn kết nhất trí giữa các hội viên, trước khi giao dịch ký kết hợp đồng hay dự thầu, doanh nghiệp được làm thay mặt phải thống nhất với Tổ Điều hành xuất khẩu gạo và Ban chấp hành hiệp hội về giá chào bán, khối lượng và thời hạn giao hàng.
Khi ký được hợp đồng doanh nghiệp phải lập kế hoạch phân chia thực hiện và lịch giao hàng cho từng giai đoạn cụ thể thông qua Ban chấp hành Hiệp hội và Tổ Điều hành.
4.2. Cải tiến thủ tục hành chính, nâng cao các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu
- Các cơ quan quản lý không nên can thiệp sâu vào nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ cần có văn bản phân bổ của các cấp, các ngành có liên quan.
- Nhà nước cần nghiên cứu các hình thức bảo hiểm cho sản xuất và kinh doanh xuất khẩu gạo như thành lập quỹ bảo hiểm có thể can thiệp hiệu quả khi thị trường đột biến và trợ giúp sản xuất trong những trường hợp đặc biệt khó khăn.
- Xây dựng chính sách tín dụng thích hợp như đơn giản hóa các thủ tục cho vay, bảo lãnh tín dụng, cấp tín dụng bổ xung, hỗ trợ lãi suất tín dụng đối với các trường hợp cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh xuất khẩu gạo có cơ hội chủ động điều tiết sản phẩm của mình khi có lợi nhất, đồng thời nắm giữ các thị trường cũ, thâm nhập vào các thị trường mới một cách dễ dàng.
- Ban hành đầy đủ quy chế về xuất khẩu tiểu ngạch để giảm thiểu tình trạng này. Đồng thời tăng cường kiểm soát chống buôn lậu qua biên giới, kiên quyết xử lý nặng các trường hợp vi phạm để hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu.
- Tăng cường tìm kiếm cơ hội xuất khẩu gạo ổn định dài hạn với điều kiện giá cả thuận lợi thông qua việc kí kết các hiệp định, hợp đồng trao đổi hàng hóa liên Chính phủ.


KẾT LUẬN

Việt Nam là một thành viên của ASEAN, đã và sẽ tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như APEC, WTO... Các doanh nghiệp của Việt Nam càng có nhiều việc để làm để có thể tồn tại, bởi một doanh nghiệp kém linh động sẽ bị loại khỏi thương trường, Nhà nước sẽ không thể làm được gì để có thể cứu vãn được nó. Do vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cũng như Nhà nước cần có một chiến lược phát triển đúng đắn để chúng ta có thể tham gia vào các tổ chức kinh tế trên một cách có lợi nhất.
Công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM là một doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu và xuất khẩu gạo gạo - một mặt hàng được xác định là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách, tạo điều kiện thúc đẩy CHN- HĐH đất nước và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bởi vậy, với nỗ lực của toàn Công ty và sự quản lý đúng đắn của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô thì Công ty sẽ phát triển hơn nữa.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, có thể thấy có rất nhiều tồn tại vướng mắc xoay quanh vấn đề thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo ở các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM nói riêng. Nhưng điều quan trọng chúng ta rút ra được những bài học gì để từ đó đưa ra được những biện pháp khắc phục.
Do thời gian thực tập và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn ít ỏi cộng với trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô bác ở Công ty TNHH FUSHO VIỆT NAM và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng sản phẩm cốm dinh dưỡng của Công ty TNHH Du Lịch và Dịch Vụ Hà Long Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
D Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình Nông Lâm Thủy sản 1
D Giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top