daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Báo cáo bài tập lớn
Đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam

Đề tài: Giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
NỘI DUNG 5
I. Quan điểm chỉ đạo của đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay 5
1. Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường 5
1.1. Khái niệm công nghiệp hóa (CNH) gắn với hiện đại hóa (HĐH) 5
1.2. CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường 8
2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. 11
2.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 11
2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. 13
3. Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững 17
4. Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 21
5. Phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện công bằng xã hội 20
II. Vận dụng các quan điểm chỉ đạo của Đảng để đẩy mạnh ngành nông nghiệp lúa nước ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay 28
1. Đánh giá tình hình ngành nông nghiệp lúa nước ở ĐBSCL: 28
1.1. Thực trạng chung của ngành nông nghiệp lúa nước nước ta hiện nay: 28
1.2. Thành tựu đạt được khi áp dụng KH&CN vào ngành nông nghiệp lúa nước 29
1.3. Hạn chế trong việc ứng dụng KH&CN vào ngành nông nghiệp lúa nước 30
2. Giải pháp đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào ngành nông nghiệp lúa nước 31
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

LỜI NÓI ĐẦU
Bước ra từ cuộc chiến tranh khốc liệt để dành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước sau cả một thế kỉ bị xâm lược, Việt Nam bước vào giai đoạn xây dựng đất nước về tất cả các mặt dù gặp phải muôn vàn khó khăn. Dành được độc lập dân tộc đã khó, việc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc lại càng khó khăn hơn, đòi hỏi toàn Đảng và toàn dân phải ra sức nỗ lực. Trong thời kì trước đổi mới, Việt Nam đã gặp phải cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế, năng suất sản xuất kém, lực lượng sản xuất trình độ thấp, do những sai lầm và thiếu sót trong đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tạo áp lực mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới về kinh tế ở Việt Nam, đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc thay đổi và nâng cao tư duy lãnh đạo của Đảng để phù hợp với thời cuộc trong và ngoài nước. Bước vào thời kì đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong nước và quốc tế, Đảng ra quyết định tiến hành xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cung với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Và để hiện thực hóa được các mục tiêu trên, Đảng đã nêu ra các quan điểm chỉ đạo cụ thể quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới. Những quan điểm này được Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII nêu ra và được phát triển, bổ sung qua các Đại hội VIII, IX, X, XI của Đảng.
Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em đã nêu ra và phân tích, tìm hiểu các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kì đổi mới. Qua đó, nhờ vận dụng những kiến thức được học và tình hình thực tế, nhóm chúng em tiến hành phân tích và giải quyết vấn đề:” ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”. Là một nhóm sinh viên kĩ thuật, lại xuất thân từ gia đình nhà nông ở chính Đồng bằng sông Cửu Long, chúng em luôn luôn đắn đo làm sao có thể áp dụng những kiến thức mình đã học cùng những ứng dụng khoa học - công nghệ kĩ thuật cao vào sản xuất lúa gạo giúp cho người nông dân như ba mẹ bớt được nỗi vất vả “một nắng hai sương” trên cánh đồng lúa, có nguồn thu nhập tốt và ổn định từ cây lúa đã gắn bó bao đời, đồng thời nâng cao giá cả và chất lượng hạt gạo Việt Nam, đưa thương hiệu gạo Việt Nam trở thành thương hiệu gạo chất lượng cao xứng tầm trên trường quốc tế. Đó chính là lý do nhóm chúng em quyết tâm chọn đề tài nêu trên.
Với vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, dù đã cố gắng hoàn thiện và bổ sung, nhưng bài báo cáo sẽ còn có những sai sót cần khắc phục, nhóm chúng em mong sẽ nhận được những góp ý từ cô và các bạn để chúng em thêm hoàn thiện kiến thức của mình.
Nhóm chúng em xin chân thành Thank cô và các bạn!


NỘI DUNG
I. Quan điểm chỉ đạo của đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay
Giai đoạn 1960-1985, do hạn chế trong tư duy nhận thức về đường lối chỉ đạo cũng như cách tiến hành công nghiệp hóa dẫn đến nhiều hạn chế sai lầm dẫn đến sự trì trệ, chậm tiến của kinh tế nước nhà, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội khiến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta bị ảnh hưởng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) – Đại hội đổi mới với tinh thần “dám nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm về nhận thức và chủ trương về công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1986. Bước đầu đánh dấu quá trình đổi mới tư duy chỉ đạo về công nghiệp hóa ở nước ta, và cho thấy quyết tâm muốn đổi mới vì mục phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong nước và quốc tế, Đảng ta nêu ra những qua điểm mới chỉ đạo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới. Những quan điểm này được Hội nghị làn thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII nêu ra và được phát triển, bổ sung qua các kỳ Đại hội VIII, IX, X, XI, XII của Đảng. Dưới đây khái quát những quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới.
1. Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường
1.1. Khái niệm công nghiệp hóa (CNH) gắn với hiện đại hóa (HĐH)
 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Xuất phát từ thực tiễn công nghiệp hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, các học giả phương Tây quan niệm: Công nghiệp hóa là việc đưa các đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, mà thực chất là trang bị các nhà máy cho một vùng, hay một nước... Trong quan niệm này, họ đã đồng nhất công nghiệp hóa với quá trình phát triển công nghiệp. Họ coi đối tượng của công nghiệp hóa chỉ là ngành công nghiệp, còn sự phát triển của nông nghiệp và các ngành khác được coi là đối tượng trực tiếp của công nghiệp hóa.

Phát triển và nhân rộng các loại phân bón hữu cơ thông minh, phân vi sinh, sử dụng có hiệu quả phân bón. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu môi trường, giống, phân bón sao cho phù hợp và nhân rộng mô hình khi đạt hiệu quả thử nghiệm.
Nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh lúa gạo vùng ĐBSCL, từ khâu dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, bảo quản tồn trữ, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, trong đó đặc biệt chú trọng việc tổ chức liên kết nông dân trong chuỗi cung ứng lúa gạo và xây dựng thương hiệu.
Các cơ quan nghiên cứu khoa học cần hợp tác để chuyển giao những tiến bộ khoa học cho doanh nghiệp; đồng thời, sẽ có cơ chế bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp lúa nước gặp rủi ro về vấn đề bản quyền nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN trong nông nghiệp lúa nước.
Sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa theo hướng tùy theo từng vùng, thời vụ mà chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và những loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Cùng với đó là bố trí lại vụ gieo trồng cho phù hợp với diễn biến thời tiết, khả năng đáp ứng nguồn nước và các điều kiện cho cây lúa sinh trưởng.
Tiếp tục đầu tư cho các công tác nghiên cứu cải tạo giống, phân bón thông minh, nghiên cứu môi trường. Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất cho các dây chuyền chế biến lúa gạo (giảm tỉ lệ tấm trong gạo trong khâu xay xát, tăng hiệu suất sấy, phơi,…)
Nhân rộng các mô hình ruộng lúa mẫu đạt năng suất cao khi được áp dụng những tiến bộ KH-CN ra địa phương. Cải tiến các máy móc cơ giới trong các khâu chuẩn bị đất, trồng và thu hoạch lúa nhằm tăng năng suất cho nông dân.

KẾT LUẬN
Thông qua bài tiểu luận này, phần nào phân tích, làm rõ năm quan điểm chỉ đạo của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Qua đó thấy được lối tư duy đúng đắn, kịp thời trong các quan điểm chỉ đạo của Đảng. Trước những chuyển biến về kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, Đảng ta đã nhạy bén nắm bắt và đánh giá tình hình nhằm đưa ra những đường lối chỉ đạo mang tính định hướng cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Trong hơn 30 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã tích cực thể chế hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bước đầu ghi nhận được những kết quả khả quan. Cơ cấu kinh tế dần đã chuyển dịch theo hướng hiện đại hơn. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng kèm theo đó trình độ sản xuất công nghiệp đã có bước thay đổi theo hướng hiện đại. Cơ cấu lao động xã hội đã chuyển dịch theo hướng tích cực, chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện, phục vụ tốt hơn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường gắn với yêu cầu phát triển bền vững đã được quan tâm và đem lại kết quả bước đầu. Việc phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao có tiến bộ, tạo những tiền đề để bước đầu chuyển sang xây dựng kinh tế tri thức. Với những kết quả khả quan kể trên, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục quan tâm củng cố, phát huy khả năng chỉ đạo để thực hiện mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp.
Bên cạnh những kết quả tích cực kể trên, vẫn còn những hạn chế, thiếu sót trong khâu thực hiện nên chưa thể phát huy hết hiệu quả của các chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo từ Đảng và Nhà nước. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và trong từng ngành còn chậm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sản xuất công nghiệp thấp so với tiềm năng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nong nghiệp, nông thôn chưa đạt yêu cầu; nền nông nghiệp về nhiều mặt còn lạc hậu, manh mún. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, còn lạc hậu, thiếu tính kết nối. Việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên còn lỏng lẻo và gây lãng phí nghiêm trọng. Trước tình hình đó cần có những công tác đánh giá thực tiễn để đưa ra các biện pháp khắc phục cho những vấn đề nêu trên.
Để áp dụng các quan điểm vào thực tế nhóm đã chọn đề tài vận dụng là “ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”. Bài đã phần nào làm rõ thực trạng ứng dụng KHCN vào ngành lúa nước, một bộ phận sản phẩm nông nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng có đóng góp trực tiếp vào giá trị kinh tế cả nước nói chung cũng như Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng.
Việc nghiên cứu, áp dụng KHCN vào ngành lúa nước ở ĐBSCL hiện nay đã tạo ra những thành tựu nhất định cho ngành. Nhờ cơ giới hóa các thiết bị phục vụ sản xuất lúa nên người nông dân phần nào nhẹ đi việc đồng án; đồng thời chú trọng nghiên cứu các công nghệ chế biến giúp nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo thô. Các viện nông nghiệp của vùng đã thực hiện nghiên cứu tạo ra giống lúa mới, có giá trị hạt cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, có sức kháng bệnh và chống chịu thời tiết tốt góp phần nâng cao giá trị cây lúa. Tổ chức nghiên cứu xây dụng mô hình cach tác lúa hiệu quả phù hợp với điều kiện khí hậu vùng, luân canh tăng vụ làm tăng thêm thu nhập cho người nông dân đồng thời tân dụng hiệu quả diện tích nuôi trồng của ruộng lúa. Với những kết quả khả quan đạt được cho thấy việc đưa KHCN vào sản xuất lúa nước đã phát huy hiệu quả về khả năng nghiên cứu, áp dụng của các viện khoa học trong vùng; góp phần nâng cao giá trị ngành lúa gạo ở ĐBSCL.
Ngoài những kết quả khả quan trên, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều bất cập trong việc áp dụng KHCN vào sản xuất lúa. Cụ thể là chưa thể nhân rộng các mô hình canh tác mới do cơ chế quản lý chưa đồng bộ, chưa có tính liên kết giữ các viện nghiên cứu và địa phương nên khó triển khai cho người nông dân. Việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến còn ít, chưa thực sự đạt hiểu quả gây thất thoát sản lượng lúa gạo. Hơn nữa mức đầu tư cho việc nghiên cứu ứng dụng KHCN còn thấp, gây khó khăn cho công tác nghiên cứu do thiếu kinh phí nên không thể tiếp tục mở rộng, triển khai các mô hình ra thực tế. Đặc biệt vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất chưa thực sự được quan tâm, chú trọng; những công nghệ sản xuất xanh, sạch chưa thực sự được ứng dụng rộng rải do vậy nên vẫn còn gây áp lực lớn cho môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến đất đai sông ngòi và hệ sinh vật.
Thấy được những bất cập trên, bài luận đã đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những mặc chưa tốt đồng thời phát huy những thành tựu đạt được trong việc áp dụng KHCN vào sản xuất lúa ở ĐBSCL nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như tăng giá trị cho sản phẩm lúa gạo.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: công nghiệp hóa hiện đại hóa đổi mới toàn diện đất nước khủng hoảng kinh tế 1986,  hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1996 cho đến nay), Công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa,, vai trò lãnh đạo của đảng trong sự đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hội nhập quốc tế, quan điểm của đảng về phát triển công nghiệp hóa trong thời kì 4.0 hiện nay, Phân tích đường lối của Đảng lãnh đạo tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế 1996 -2018., biện pháp Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong công nghiệp hóa hiện đại hóa, Các giải pháp khắc phục hạn chế nhầm nâng cao hiệu quả trong công nghiệp hóa hiện đại hóa, Đồng chí hãy trình bày và phân tích nội dung Đảng lãnh đạo thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH, đổi mới toàn diện Đất nước trong thời kỳ đổi mới? liên hệ thực tiễn tại địa phương đồng chí đang công tác, bai thu hoach vê công nghiệp hóa hiện đại hóa liên hệ ngành giáo dục, Ngành giáo dục và đào tạo góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chủ đề 40. Khảo sát việc thực hiện quan điểm, mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở … hiện nay?, dảng lãnh đạo thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đổi mới toàn diện đất nước trong thế kỷ XXI, phương hướng công nghiệp hóa gắn hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng lãnh đạo thực hiện đẩy mạnh CNH-HĐH, đổi mới toàn diện đất nước trong thế kỷ XXI, công nghiệp hóa hiện đại hóa hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay, Môn kinh tế bổ trợ_ Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay?, khảo sát việc thực hiện quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở tỉnh Tây Ninh hiện nay, quan điểm chỉ đạo của đảng về phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ, Bài thu hoạch nội dung và giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường?, bài thu hoạch trong thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới toàn diện đất nước trong thế kỷ XXI lien he thuc te, đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công cuộc đổi mới đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thực hiện phương hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, các biện pháp đẩy mạnh đối với công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, bài thu hoạch phân tích làm rõ phương hướngđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường, Giải pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn trong việc thực hiện đường lối của Đảng về gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, kết luận và nêu nội dung mà tâm đắc nhất Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (từ năm 1986 đến nay), một số giải pháp góp phần đổi mới kinh tế ở việt nam
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu trà lipton tại thị trường việt nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
W Vốn lưu động và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cavico Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp góp phần thu hút khách hàng đối với hoạt động cho vay tại ngân hàng Phương Đông chi nhánh Luận văn Kinh tế 0
Z Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
M Một số giải pháp góp phần phát triển mạng lưới tư vấn tài chính tại công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Mi Luận văn Kinh tế 1
W Giải pháp mở rộng cho vay đối với cho vay trả góp mua ôtô của VPBank - Phòng giao dịch Trần Duy Hưng Luận văn Kinh tế 0
M Giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động văn phòng tại Công ty cổ phần than Vàng Danh - Kiến trúc, xây dựng 0
H Phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và công tác quản lý chất lượng tại Công ty bá Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top