daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

A-Lời mở đầu
Từ khi đất nước ta tiến hành đổi mới ,chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang
kinh tế thị trường, nhu cầu phát triển kinh tế và mở rộng các mối quan hệ kinh tế
thương mại với các quốc gia khác trên thế giới ngày càng bức thiết. Xuất khẩu đã trở
thành một trong ba chương trình chiến lược quốc gia nhằm nâng cao chất lượng đời
sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
nước ta hiện nay như dầu mỏ, giày dép, thủy sản,gạo, cà phê, sản phẩm gỗ… dệt may
luôn nằm trong số 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước. Ngành dệt
may mỗi năm đã đóng góp hàng tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên, ngành dệt may nước ta vẫn đang gặp phải những khó khăn, thử thách từ
phía môi trường kinh doanh. Ví dụ như áp lực cạnh tranh từ phía các đối thủ cạnh
tranh ngày càng cao, nền kinh tế thế giới gặp phải nhiều biến động, tỷ giá hối đoái có
nhiều biến động khó lường, sự khác biệt về kinh tế-văn hóa-xã hội tại các thị trường
xuất khẩu… Ngành dệt may nước ta đang phải vượt lên những khó khăn, thử thách ấy
để có thể mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu.
Đặc biệt, ngành dệt may Việt Nam tại thị trường Nhật Bản đã và đang dần
khẳng định được chỗ đứng của mình. Thị trường Nhật Bản hiện đang là thị trường
xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam. Thị trường này vốn nổi tiếng là một
thị trường khó tính trên thế giới. Khi ngành dệt may nước ta có thể đứng vững trên thị
trường Nhật thì chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào khả năng cạnh tranh của hàng
dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Để có thể hình dung ra được những khó khăn, thách thức cũng như tìm ra được
các giải pháp tháo gỡ cho ngành dệt may nước ta, em xin trình bày đề tài: “ Giải
pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” với
các nội dung chủ yếu sau:
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu dệt may
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiChương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Nhật BảnB- Nội dung
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu hàng dệt may
1.Tổng quan về xuất khẩu
1.1.Khái niệm
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thông
qua hoạt động mua bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận. Hoạt động trao đổi, mua
bán này thường vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ là một
hình thức của các mối quan hệ kinh tế, xã hội, nó phản ánh sự phụ thuộc lấn nhau
giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt ở các quốc gia khác nhau. Xuất khẩu
là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động ngoại thương hay thương mại
quốc tế ở góc độ quốc gia.
Xuất phát từ khái niệm chung về thương mại quốc tế, ta có thể hiểu xuất khẩu
hàng hóa, dịch vụ là quá trình đưa các hàng hóa, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc
gia khác nhằm mục đích thu lợi. Nếu xét ở góc độ kinh tế, mục đích của việc xuất
khẩu là thu lợi ích kinh tế, cụ thể là lợi nhuận. Nếu xét ở góc độ xã hội, mục đích của
xuất khẩu là nhằm thu được các lợi ích xã hội như an sinh, việc làm, nâng cao chất
lượng cuộc sống …
1.2.Vai trò của xuất khẩu
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh
tế và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vai trò của xuất
khẩu được thể hiện rõ ở các mặt sau:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa và
hiện đại hóa.
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát
triển ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng
cao năng lực sản xuất trong nước.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiXuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng
lực sản xuất trong nước. Nghĩa là xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và
kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa kinh tế đất
nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới.
Xuất khẩu cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công
việc quản trị sản xuất và kinh doanh.
Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống người dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta.
2. Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam
2.1.Ưu điểm
Dệt may là ngành Việt Nam được đánh giá có lợi thế so sánh: lợi thế giá nhân
công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng… Theo
Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong những năm qua đã có 534 dự án có vốn đầu tư
nước ngoài từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam với
tổng vốn đăng kí là 3,215 tỷ USD.
Trong giai đoạn 1998-2008, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam
ngày càng tăng, ngành dệt may xuất khẩu luôn đạt trên 1 tỷ USD và thị trường xuất
khẩu ngày càng được mở rộng. Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển
đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch
xuất khẩu cả nước. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 7,8 tỷ
USD, tăng 33,4% so với năm 2006 và bằng khoảng 16% giá trị xuất khẩu hàng hoá
năm 2007. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may nước ta lên tới 9,12 tỷ USD, tăng
gần 17% so với năm 2007. Ngành dệt may đã luôn nằm trong top 10 sản phấm xuất
khẩu nước ta đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, năm 1998 là 1,3 tỷ USD, năm 2008 con số
này là trên 9,1 tỷ USD. Đặc biệt, từ sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam
đã có thể xuất khẩu vào toàn bộ các nước thành viên WTO với mức thuế ưu đãi ,thâmnhập được vào các thị trường trọng yếu trên thế giới như Hoa Kỳ ,liên minh Châu Âu
(EU) , Trung Quốc ,Nhật Bản do thị trường được mở rộng và không bị phân biệt đối
xử.
Ngành dệt may nước ta có một số lượng lớn các doanh nghiệp với trên 50 doanh
nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, gần 2000 doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần,công
ty trách nhiệm hữu hạn và gần 500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng
trên 2,2 triệu lao động. Các doanh nghiệp có quy mô lớn nhất trong ngành dệt may
Việt nam lần lượt là Công ty Hưng Ngiệp FORMOSA, công ty sợi TAIWAN, Tổng
công ty Việt Tiến, Tổng công ty Phong Phú, Tập đoàn Dệt May Vinatex, công ty may
Nhà Bè…
Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may nước ta ngày càng được cải thiện. Chất
lượng hàng dệt may Việt Nam ngày càng được nâng cao, nhiều thương hiệu Việt
Nam đã có thể vươn ra thị trường quốc tế, chinh phục được nhiều thị trường khó tính
yêu cầu cao cả về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm như Mỹ, EU, Nhật Bản.
Đây là ba thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.
Ở Việt Nam, dệt may cũng là một trong những ngành được chú trọng phát triển
khi Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những ưu thế về nguồn
nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh, Việt
Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu về giá trị xuất khẩu
lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa giải quyết được việc làm
cho phần lớn người lao động.
Các sản phẩm của ngành may mặc nước ta khá đa dạng, phong phú. Sản phẩm của
ngành may mặc không chỉ được biết đến đơn thuần là các sản phẩm quần áo, mà
còn bao gồm những sản phẩm dùng trong các ngành và sinh hoạt như: lều, buồm,
chăn, màn, rèm…Với ngành may mặc Việt Nam, sản phẩm của ngành cũng rất đa
dạng nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Những sản phẩm may mặc phổ biến thường
được xuất khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam, như Mỹ, EU, Nhật Bản, là
quần dài, quần short, áo jacket, áo sơ mi, áo bông, áo thun…
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2.2.Nhược điểm
Với mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dệt may là một
trong những ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở tận dụng nguồn
nhân công dồi dào, giá rẻ trong nước để thực hiện các đơn hàng may xuất khẩu của
nước ngoài. Đến nay, số lao động trong ngành may là trên 2 triệu lao động. Tuy
ngành may đã thu hút được nhiều lao động, nhưng tính ổn định của nguồn lao động
trong ngành lại không cao. Nguyên nhân chính là do mức thu nhập của công nhân
ngành may khá thấp so với các ngành khác. Do đó, người lao động không mấy mặn
mà với ngành may Họ sẵn sàng chuyển đổi sang những công việc khác có thu nhập
cao hơn. Mặc dù, trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp may đã có những thay
đổi trong chính sách lương thưởng cho người lao động nhưng số lao động thôi việc
vẫn không ngừng tăng lên so với số lao động tuyển mới.
Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện các đơn
hàng gia công xuất khẩu cho phía nước ngoài. Số doanh nghiệp có khả năng thiết kế
và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa nhiều. Do đó, sự khác biệt về kiểu
dáng, mẫu mã sản phẩm Việt Nam so với nhiều quốc gia khác vẫn chưa được thể hiện
rõ nét. Điều này đã làm giảm đi giá trị gia tăng trong các sản phẩm may mặc của Việt
Na, dẫn đến lợi nhuận thu về chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất
khẩu cao trong những năm qua.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp may mặc trong nước lại chưa chú trọng đến thị
trường nội địa với số dân đông đảo hiện nay (trên 80 triệu người năm 2008). Chính vì
thế, hàng may mặc Việt Nam dù được đánh giá khá cao tại nước ngoài thì lại được
biết tới rất ít ở trong nước. Quần áo của Trung Quốc với giá rẻ và mẫu mã đa dạng có
thể được tìm thấy ở khắp các cửa hàng, siêu thị, chợ của Việt Nam trong khi hàng
Việt Nam thì hầu như vắng bóng. Gần đây, hàng may mặc của Việt Nam đã nổi lên
với một số thương hiệu như May 10, Việt Tiến, Ninomax... dần được người
tiêu dùng Việt Nam chú ý hơn. Tuy nhiên, ở phân khúc thị trường hàng may mặc giá
rẻ thì hàng Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc.Một điểm yếu cực kỳ quan trọng là ngành may mặc của Việt Nam vẫn bị phụ
thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, với trị giá nguyên phụ liệu
nhập khẩu thường chiếm gần 60 – 80% giá trị nguyên phụ liệu cần thiết để sản xuất.
Tuy đã được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng
nguyên liệu sản xuất trong nước hay không đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất
hàng xuất khẩu, hay không đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài.
Nhiều đơn đặt hàng, phía nước ngoài cũng chỉ định luôn nhà cung cấp nguyên vật liệu
khiến cho các doanh nghiệp may Việt Nam không có điều kiện sử dụng những
nguyên liệu sản xuất trong nước với giá thành rẻ hơn.
Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp may Việt Nam
hiện nay vẫn còn thấp hơn 30 – 50% so với mặt bằng chung của khu vực. Với trình độ
như vây, khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam bị giảm đi phần nào.
Bảng 1: Hiện trạng năng lực sản xuất doanh nghiệp dệt may (2005)
Sản phẩm Số doanh nghiệp Năng lực sản xuất hàng năm
Các loại sợi 102 260 ngàn tấn
Dệt 135 680 triệu mét vuông
Sản phẩm dệt kim 56 300 ngàn tấn
Vải 1050 2000 triệu đơn vị sản phẩm
Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp cũng đã chủ động đầu tư cải
tiến về công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí,
từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngành dệt may trong nước là phụ thuộc quá nhiều vào một vài thị trường như Mỹ
(chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu), EU (17%), Nhật (8%)... (theo số liệu năm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2008 của Hiệp hội dệt may Việt Nam). Do vậy, ngành dệt may nước dễ bị tác động
khi các thị trường trên gặp sự cố. Đặc biệt là vừa qua tình hình khủng hoảng trên toàn
thế giới, nhu cầu tiêu thụ hàng giảm mạnh do người dân các thị trường lớn thắt chặt
chi tiêu. Nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài bị rút lại cũng đã gây ảnh hưởng khá lớn
đến hoạt động xuất khẩu dệt may của nước ta.
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật
Bản của Việt Nam
1.Tình hình nhập khẩu dệt may của Nhật Bản
Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - là một thị trường lớn với dân số
khoảng 128 triệu và có sức mua lớn. Những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu của
Nhật Bản ngày càng tăng: năm 2001 đạt 351 tỷ USD, năm 2004 đạt 454 tỷ USD và
năm 2006 đạt 580 tỷ USD, năm 2007 đạt 621 tỷ USD (tăng 7,2% so với năm 2006),
trong đó: nông thủy sản, thực phẩm là 51 tỷ USD (chiếm 8,3% tổng kim ngạch nhập
khẩu), hải sản là 14,6 tỷ USD (chiếm 2,4%), may mặc là 30 tỷ USD (chiếm 4,9%)…
Thị trường Nhật Bản gần như là một thách thức lớn với các doanh nghiệp Việt
Nam, nhưng sự khắt khe đó lại được những tiềm lực và thế mạnh của một số mặt
hàng Việt Nam khắc phục, đó là những nhóm hàng dệt may, nhóm hàng thủy sản,
hàng thực phẩm, nhóm da giầy, gốm sứ và đồ đạc gia đình... Người tiêu dùng Nhật
Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm. Sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất
lượng tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng là phù hợp với yêu cầu của người tiêu
dùng Nhật Bản hiện nay. Do đó, hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật cần đáp ứng được
cả về chất lượng lẫn kiểu dáng.
1.1.Hàng rào thương mại của Nhật Bản đối với hàng dệt may
1.1.1.Hàng rào thuế quan
Nhìn chung, mức thuế suất nhập khẩu hàng dệt may thông thường là 14-16,8%,
mức thuế đối với áo sơ mi thì thấp hơn: từ 9-11,2%. Nước được áp dụng chế độ ưuđãi theo Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) thì mức thuế thấp theo điều kiện phân bổ
trước hay miễn thuế.
Trong Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), các mức thuế ưu đãi với hàng
may mặc được quản lý như sau: Các mức thuế trần ưu đãi được xác định cho mỗi
năm tài chính và các mức thuế ưu đãi được phân bổ trước thông qua việc nộp đơn xin.
Người nhập khẩu xin được phân bổ thuế ưu đãi trần bằng cách nộp đơn xin liên hệ
phòng thuế quan, Vụ kinh tế quốc tế, Bộ công thương hay văn phòng Thương mại
quốc tế và công nghiệp khu vực. Người nhập khẩu sẽ nộp giấy chứng nhận phân bổ
cùng với giấy chứng nhận ưu đãi do cơ quan chính thức của nước xuất xứ cấp, cho
hải quan tại cảng đến (thông tin chi tiết có thể liên hệ văn phòng thương mại quốc tế
và công nghiệp khu vực hay Hiệp hội nhập khẩu hàng dệt Nhật Bản).
1.1.2.Hàng rào phi thuế quan
Về hạn ngạch, một số mặt hàng có hạn ngạch tối đa cho từng nước xác định vào
đầu mỗi năm tài chính và phải qua kiểm tra hàng ngày, theo đó nhập khẩu được tính
toán hàng ngày và mức thuế tối huệ quốc (MFN) được áp dụng 2 ngày sau khi mức
hạn ngạch tối đa nói trên bị vượt quá.
Thứ hai là các quy định về luật liên quan đến nhập khẩu, nhìn chung, hàng dệt
may vào thị trường Nhật Bản không phải theo một quy định nào, hay nói cách khác là
được nhập tự do vào Nhật. Hàng dệt may có sử dụng một phần da hay phụ kiện da
phải tuân thủ theo công ước Washington.
Về nhãn hiệu hàng hoá, Luật hàng hoá đạt chất lượng tốt yêu cầu hàng dệt may
phải có nhãn hiệu với các thông tin sau:
- Loại sợi dệt, tỉ lệ sợi pha
- Cách giặt và sử dụng
- Loại da được sử dụng
- Nhãn phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại có thể liên hệ.
Tuy vậy, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may vào Nhất cần quan tâm tới một số quy
định luật pháp thương mại tiêu biểu và có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ hàng hóa:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuật trách nhiệm sản phẩm:Luật trách nhiệm sản phẩm được áp dụng đối với các
sản phẩm nói chung và sản phẩm nhập khẩu nói riêng. Luật này được ban hành vào
tháng 7-1995 để bảo vệ người tiêu dùng. Luật này quy định nếu như một sản phẩm có
khuyết tật gây ra thương tích cho người hay thiệt hại về của cải thì nạn nhân có thể
đòi nhà sản xuất bồi thường cho các thiệt hại xảy ra liên quan đến sản phẩm có khuyết
tật và các quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm.
Quy định tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản-JIS:Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật
Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này
dựa trên "Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp" được ban hành vào tháng 6 năm 1949 và
thường được biết tới dưới cái tên "dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản"
hay JIS. Hệ thống JIS đã góp phần vào việc mở rộng tiêu chuẩn hóa trên phạm vi toàn
bộ nền công nghiệp Nhật Bản. Hệ thống tiêu chuẩn JIS áp dụng đối với tất cả các sản
phẩm công nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn
chuyên ngành như dược phẩm, phân hóa học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các sản phẩm
nông nghiệp khác được quy định trong Luật về tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các nông
lâm sản (viết tắt là JAS). Do đó khi kiểm tra các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu
chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ xác nhận chất lượng của chúng.
Nhật Bản không áp đặt quy định và luật nào về giá cả và cách thanh toán.
Nhà xuất khẩu có thể báo giá bằng Đô la Mỹ, Yên Nhật hay bất cứ loại tiền nào, tuy
nhiên tốt nhất nên báo giá bằng đồng Yên Nhật hay Đô la Mỹ . Cách thức báo giá,
thanh toán tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa, số lượng và quan hệ giữa hai bên.
Thứ hai là hệ thống kênh phân phố của Nhật cũng tạo thành một rào cản với các
doanh nghiệp xuất khẩu hang dệt may.Cụ thể, hàng may mặc nhập khẩu từ nước
ngoài luôn đi qua hệ thống phân phối bắt đầu từ các công ty thương mại tổng hợp
hay công ty chuyên ngành, sau đó đến các nhà bán buôn, những người bán lẻ, cuối
cùng là người tiêu dùng. Hoặc, khâu nhập khẩu sẽ do chi nhánh các công ty thương
mại tại nước xuất xứ tiến hành, sau đó hàng sẽ được chuyển qua công ty mẹ tại Nhật
hay giao cho các hãng may hay cửa hàng bán lẻ.Ngày nay, một hình thức phân phối mới ngày càng phổ biến là các khâu nhập
khẩu sẽ do chi nhánh các công ty thương mại tại nước xuất xứ tiến hành, sau đó hàng
sẽ được chuyển qua công ty mẹ tại Nhật hay giao cho các hãng may hay cửa hàng
bán lẻ.
1.2.Chủng loại hàng may mặc nhập khẩu vào Nhật Bản chia làm 4 nhóm:
-Hàng thời trang cao cấp: loại hàng này mang tính thời trang từ màu sắc, mẫu mã,
chất lượng, kiểu dáng và thường được nhập từ châu Âu và Mỹ
-Hàng từ nguyên liệu thô: ít có ở Nhật, ví dụ hàng Casomia, angora, mohair
-Sản phẩm dùng nhiều sức lao động: những sản phẩm làm bằng tay được sản xuất
ở các nước có mức tiền lương thấp
-Sản phẩm thủ công truyền thống
Từ năm 1997 do thuế tiêu thụ tăng, đồng yên mất giá nên mức tiêu dùng bị giảm,
rõ nhất là hàng may mặc của nam giới và trẻ em. Trước tình hình đó, các nhà kinh
doanh hàng dệt may Nhật bản đã nhanh chóng thay đổi cơ cấu kinh doanh, thu hẹp
qui mô sản xuất, đặc biệt tập trung nghiên cứu các sản phẩm mang tính thời trang,
vòng đời ngắn. Hiện nay, hình thức kinh doanh theo kiểu người sản xuất đảm nhận
luôn khâu bán hàng đã trở nên thông dụng ở Nhật.
1.3.Xu hướng nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản
C-Kết luận
Hiện nay, ngành dệt may nước ta đã và đang tìm được chỗ đứng trên thị trường
Nhật Bản. Với kim ngạch xuất khẩu gia tăng hàng năm ngành đã đóng góp không nhỏ
vào tăng thu ngân sách quốc gia, giải quyết việc làm cho xã hội. Khả năng cạnh tranh
của hàng dệt may Việt Nam với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là trong khối
ASEAN đã được nâng cao rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp dệt may nước ta đã xây dựng
được thương hiệu vững chắc không chỉ ở thị trường trong nước mà cả ở thị trường
Nhật Bản. Thậm chí, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra thì
người tiêu dùng Nhật Bản vẫn lựa chọn tiêu dùng hàng dệt may Việt Nam. Điều này
được thể hiện rõ ở sự gia tăng mạnh mẽ kim ngạch xuất khẩu dệt may nước ta sang
Nhật Bản. Tuy vậy, ngành dệt may nước ta vẫn còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn
như: giá cả nguyên phụ liệu biến động thất thường, phần lớn phải nhập khẩu nguyênphụ liệu từ nước ngoài, áp lực cạnh tranh ngày càng cao, thị phần hàng dệt may nước
ta ở Nhật Bản vẫn còn thấp…
Các doanh nghiệp dệt may nước ta muốn vượt qua được các khó khăn, thử thách
ấy cần có sự nỗ lực không ngừng từ chính bản thân doanh nghiệp, và một phần
trợ giúp không nhỏ từ phía Nhà nước. Khi Hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam-Nhật
Bản đi vào thực hiện, hàng dệt may sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 0% so với mức
thuế suất trước đây là 5% tới 10%. Đây là một lợi thế rất lớn đối với hàng dệt may
nước ta, nếu khéo léo tận dụng thời cơ này thì khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu và
mở rộng thị phần hàng dệt may ở Nhật là hoàn toàn có cơ sở. Tóm lại, doanh nghiệp
dệt may Việt Nam phải phát huy tối đa thế mạnh vốn có của mình, từ từ khắc phục
những điểm còn yếu kém, tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh, giảm thiểu rủi ro từ môi
trường kinh doanh trong và ngoài nước.
Tài liệu tham khảo
GS.TS.Đặng Đình Đào, TS.Trần Văn Bão, Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân.
Ths. Nguyễn Việt Hưng, Tổng quan ngành dệt may Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và
phát triển.
TS.Nguyễn Viết Lâm, Phát triển hệ thống kênh phân phối-Một vũ khí cạnh
tranh đặc biệt của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập, Tạp chí Kinh tế và phát
triển.
GS.TS.Nguyễn Văn Thường, Giáo trình Kinh tế Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Thanh Tuyến, Nhiều nguyên phụ liệu dệt may đang có xu hướng tăng giá, Báo
Hà Nội mới.
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Xu hướng tiêu dùng tại thị trường quần áo
Nhật bản.
Các website tham khảo:


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phihttp://www.vietnamtextile.org






Mục lục
Mục lục……………………………………………………………………1
A-Lời mở đầu….………………………………………………………….2
B-Nội dung……..........................................................................................4
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu hàng dệt may…………………….4
1.Tổng quan về xuất khẩu………………………………………………....4
2. Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam…………………………………….5
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản của
Việt Nam…………………………………………………………10
1.Tình hình nhập khẩu dệt may của Nhật Bản…………………………….10
2.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản của Việt Nam qua các
năm………………………………………………………………………...16
3.Kết luận tình hình xuất khẩu hàng dệt may nước ta sang thị trường Nhật
Bản………………………………………………………………………....26
Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản……………………………………………………………30
1.Triển vọng hàng dệt may nước ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản….302.Định hướng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản…………..36
3.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản………37
C-Kết Luận…………………………………………………………………47
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….48
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
T Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ thép trên thị trường nội địa của công ty TNHH Công Nghiệp Quang M Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng nhằm phát triển kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hà Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại Công ty xây dựng số 4 Luận văn Kinh tế 0
G Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ cho nhà chung cư cao tầng tại chi nhánh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top