at8918

New Member

Download miễn phí Đề tài Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN





Đề án môn học

 

 

34

Bùi Thị Minh Huệ - Lớp: NH46C

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 2

I. Các khái niệm 2

II. Một Số Vấn đề chung về CPH DNNN, CPH NHTMNN: 2

1. CPH DNNN ở Việt Nam 2

2.CPH NHTMNN: 4

III. Sự cần thiết phải CPH NHTMNN VN hiện nay: 6

1. Điều kiện hiện nay của các NHTMNN VN: 6

2.CPH nhtmnn tạo điều kiện phát huy vai trò của thị trường tài chính 8

2.1.CPH NHTMNN kích thích tăng nguồn vốn tiết kiệm tài trợ cho nhu cầu mở rộng đầu tư, nhu cầu tăng trưởng nền kinh tế . 8

2.2. CPH NHTMNN kích thích sự linh hoạt và đem đến thị trường tài chính VN một môi trường hoàn hảo hơn, nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN. 8

2.3. CPH hệ thống NHTMNN tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số chứng khoán và tình trạng “sức khoẻ” của nền kinh tế. 9

IV. NỘI DUNG CPH NHTMNN 10

1.Một số quan điểm để tiến hành CPH NHTMNN: 10

2. Mục tiêu CPH NHTMNN: 13

3. CPH NHTMNN hiện nay như thế nào? 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CPH NHTMNN VIỆT NAM 17

1. Đề án CPH Vietcombank 17

2. BIDV với chiến lược CPH 18

3. Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long: 22

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 24

I. Kiến nghị 24

II. Giải pháp 24

1. Giải pháp về môi trường pháp lý và quản lý giám sát 25

2. Giải pháp về tài chính nội lực của các NHTMNN VN: 25

2.1.Giải pháp tài chính CPH DNNN ở Trung Quốc: 25

2.2. Mở rộng chiến lược huy động vốn ra nước ngoài: 27

2.3. Cơ cấu lại tài chính: 28

2.4.Nâng cao năng lực tài chính: 29

3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ NH 30

4. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên NH 30

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


chứng chỉ tiền gửi), cũng như đa dạng hoá các chủ thể tham gia, đây là yếu tố quan trọng nâng cao tính thanh khoản của hàng hoá trên thị trường thứ cấp. Đến lượt nó, thị trường thứ cấp phát triển sẽ có những tác động tích cực đến hoạt động của thị trường sơ cấp – là tiền đề quan trọng đem lại hiệu quả của chính sách tiền tệ, mà tiêu biểu là nghiệp vụ thị trường mở của NHNN. Kể từ khi được đưa vào hoạt động ở VN đến nay, nghiệp vụ thị trường mở đã ngày một phát triển về quy mô, tổ chức và chất lượng hoạt động. Tổng doanh số giao dịch năm 2004 tăng gấp 3 lần năm 2003 và bằng khoảng 16 lần so với năm 2001, khối lượng giao dịch từng phiên cũng tăng bình quân 82 tỉ đồng/phiên năm 2000 lên 725 tỷ đồng/phiên tính đến giữa năm 2005. Trong số các thành viên của thị trường mở (27 tổ chức tín dụng được công nhận là thành viên) thì các thành viên tham gia thường xuyên luôn là các NHTMNN với tỷ trọng giao dịch lớn. Trong thời gian tới, khi tiến trình CPH NHTMNN được xúc tiến mạnh mẽ, thì hoạt động của các NHTMNN trên các thị trường sơ cấp và thứ cấp sẽ ngày càng sôI động. Đây là môI trường thuận lợi để NHNN thực hiện chính sách tiền tệ tích cực đến nền kinh tế.
2.3. CPH hệ thống NHTMNN tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số chứng khoán và tình trạng “sức khoẻ” của nền kinh tế.
ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nơI mà TTTC đạt đến sự hoàn hảo, mỗi một biến động dù là nhỏ về chỉ số chứng khoán (thực chất được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu) đều phản ánh được thực trạng của nền kinh tế, thông qua chỉ số chứng khoán có thể biết được nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng hay trong xu hướng suy thoái. Điều này rất quan trọng vì nó giúp cho các chủ thể tham gia vào thị trường (người đI vay, người cho vay) điều chỉnh hành vi theo hướng có lợi cho mình. Đối với nhà đầu tư, nếu chỉ số chứng khoán biến động theo hướng không có lợi thì lợi tức dự tính trong tương lai về chứng khoán của tổ chức phát hành sẽ giảm và nhà đầu tư sẽ chuyển hướng đầu tư sang những loại chứng khoán hay những công cụ đầu tư của các chủ thể khác có lợi hơn cho mình, còn đối với nhà phát hành – người đi vay sẽ đưa ra các giải pháp cải tiện tình hình kinh doanh để có thể thay đổi chỉ số chứng khoán theo chiều hướng tốt hơn nhằm thu hút các nhà đầu tư. Điều này sẽ có những tác động tích cực tới nền kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ này chỉ có được khi TTTC hội tụ đủ một số điều kiện : các chủ thể tham gia vào thị trường, đặc biệt là các tổ chức phát hành chứng khoán phảI có tiềm lực đủ mạnh; hàng hoá trên TTTC có tính lỏng cao, có thể dễ dàng chuyển hoá thành tiền
IV. NỘI DUNG CPH NHTMNN
1.Một số quan điểm để tiến hành CPH NHTMNN:
CPH NHTMNN là một nhu cầu cần thiết và thực tế, một xu hướng tất yếu khi mà định hướng chung của kinh tế nước ta là hội nhập với kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cần nắm được một số quan điểm sau để tiến hành CPH có hiệu quả:
Một là, CPH các NHTMNN phải nằm trong kế hoạch tổng thể cơ cấu lại và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam. Một trong những trọng tâm của nó là việc nâng vốn của các NHTMNN lên càng sớm càng tốt, để khi tiến hành CPH xong thì tỷ lệ an toàn vốn phải đạt chuẩn mực quốc tế. Phấn đấu trong thời gian tới, các NHTMNN Việt Nam có thể đạt mức trung bình tiên tiến của khu vực. Và việc CPH thực chất là một giải pháp để có thể đạt được mục tiêu này.
Hai là, CPH các NHTMNN cần tiến hành từng bước thận trọng. Do tính chất tương đối đặc thù, ngân hàng vốn đợc coi là một ngành nhạy cảm, hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng rất to lớn đến hầu hết các ngành khác trong nền kinh tế. Do đó, CPH các NHTMNN cần hết sức thận trọng để đảm bảo độ an toàn và bền vững của không những hệ thống ngân hàng mà còn của toàn bộ nền kinh tế.
Ba là, CPH các NHTMNN phải gắn liền với việc nâng cao năng lực điều hành, quản trị, ứng dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại, tạo ra các sản phẩm ngân hàng mới, có sức cạnh tranh cao. Việc CPH cho phép tăng thêm năng lực cạnh tranh của các NHTMNN, thúc đẩy hiện đại hoá, nâng cao năng lực quản trị điều hành và trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên ngân hàng, thu hút nhân tài trong và ngoài nước vào làm việc. Chắc chắn nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm kiếm cơ hội mua cổ phần một số NHTMNN của Việt Nam. Theo đó, họ sẽ chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ năng quản trị điều hành tiên tiến, kiểm toán chặt chẽ theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, tăng thành phần sở hữu khác trong các NHTMNN cũng góp phần làm minh bạch hơn hoạt động, nhất là việc cấp tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí trong chính các NHTM được CPH.
Bốn là, CPH các NHTMNN phải gắn liền với quá trình xử lý các yếu kém tồn tại, lành mạnh hoá tài chính, giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. Vừa qua, Hội đồng Tài chính - Tiền tệ của Chính phủ đã góp ý thông qua đề án tăng thêm vốn cho các NHTM. Theo đó, giải pháp để tăng thêm vốn cho các NHTM sẽ bao gồm cả việc cho phép CPH một phần vốn của các doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức bán trái phiếu chuyển đổi cho ngân hàng để tăng vốn điều lệ. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước thực hiện tốt chính sách tỷ giá và kiểm soát lạm phát, nhưng việc cải cách ngân hàng còn chậm. Yêu cầu đặt ra là cần khắc phục triệt để trong năm 2004. Ngoài ra, trong quá trình tái cơ cấu NHTM, vấn đề phát triển bền vững tài chính được Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và NHTM đặc biệt quan tâm qua các biện pháp tăng vốn điều lệ, sáp nhập các NHTM cổ phần, xử lý nợ tồn đọng và ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, cải thiện hệ thống kế toán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới thì vẫn cha được như mong muốn. Năng lực tài chính của nhiều NHTM còn yếu, nợ quá hạn cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của các NHTM đều thua kém ngân hàng trong khu vực. Nếu tính cả nợ khoanh và nợ khó đòi thì hoạt động của nhiều ngân hàng đang ở tình trạng thua lỗ, thu nhập thuần tuý thấp, khả năng thiết lập các quỹ dự trữ bị hạn chế và khả năng thanh toán rất nhỏ. CPH các NHTMNN phải giải quyết, khắc phục được các yếu kém đó.
Năm là, CPH các NHTMNN phải được tiến hành theo hướng công khai, minh bạch theo hướng đa sở hữu trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Tránh hiện tượng CPH khép kín. Hơn nữa, CPH NHTMNN không phải là bán tài sản hiện tại của Nhà nước cho khu vực tư  nhân, mà là giữ nguyên tài sản của Nhà nước với mức tăng hằng năm do tái đầu tư bình thường, đồng thời huy động thêm vốn mới từ công chúng, nhằm nâng cao tiềm lực tài chính và quy mô hoạt động của các NHTMNN. Ngoài việc đảm bảo an toàn hoạt động cho cả hệ thống ngân hàng, cơ sở vốn bền vững còn là điều kiện cần thiết và là cơ hội để hiện đại hoá công nghệ và quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện vai trò, vị thế và uy tín quốc tế của hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam, đồng thời có thể hỗ trợ đắc lực cho phát triển thị trường chứng khoán của nước ta.
Thực tế, CPH NHTMNN là rất cần thiết, đúng đắn, song phải đi vào thực chất. Cần tránh hiện tượng mang danh là CPH, nhưung thực chất vốn của Nhà nước lại được điều chuyển từ doanh nghiệp thành viên này sang doanh nghiệp thành viên khác, hay số cổ phiếu bán đến người lao động rất ít. Cuối cùng mục tiêu của CPH là bổ sung thêm nguồn vốn tự có, người lao động khi bỏ vốn vào ngân hàng họ phải đợc giám sát mọi hoạt động, được thấy đồng vốn của họ sinh sôi nảy nở ra sao? Tránh tình trạng “bình mới rượu cũ”.
Sáu là, mô hình quản lý sau CPH: Mô hình quản lý ở đây bao hàm cả mô hình tổ chức và phương thức quản lý. cần có sự thay đổi mô hình tổ chức khi tiến hành CPH để quản trị tốt hơn. Một điều đáng chú ý là khi tiến hành chương trình CPH phải tính tới vai trò, mô hình của Hội đồng quản trị bởi khi đó, Hội đồng quản trị bao gồm các cổ đông khác nữa chứ không chỉ đơn thuần là thay mặt cổ đông Nhà nước thôi. Từ đó, cần đặt ra quy chế quản lý theo phương thức mới dưới hình thức là một doanh nghiệp cổ phần.
2. Mục tiêu CPH NHTMNN:
Từ những quan điểm nêu trên, thực hiện chương trình CPH các NHTMNN, chúng ta sẽ đạt được các mục tiêu sau:
Thứ nhất, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các NHTMNN, để từ đó thực hiện tốt các cam kết của các hiệp định song phương và đa phương.
Thứ hai, đảm bảo năng lực hoạt động của bản thân ngân hàng (tỷ lệ an toàn vốn tự có), lành mạnh hoá tài chính các NHTM và cả hệ thống ngân hàng. Giải pháp CPH NHTMNN trước hết sẽ cho phép huy động một khối lượng vốn rất lớn trong và ngoài nước để tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% theo thông lệ quốc tế trong khi việc trông chờ cấp bổ sung vốn từ ngân sách nhà nước đang hết sức khó khăn. Điều đó cũng có nghĩa là giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, không những thế còn tạo điều kiện tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Thứ ba, thúc đẩy quá trình đổi mới, sắp xếp các DNNN gắn với xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng.
Thứ tư, thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn và thị trờng các dịch vụ tài...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D SKKN các giải pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý tại Trường TH Ba Cụm Bắc Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn Nhà Cổ Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và thương mại hoá chất An Phú Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến Luận văn Kinh tế 0
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thực trạng và các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của KTĐN ở nước ta trong giai đoạn Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp kiến nghị để hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Phan Gia Luận văn Kinh tế 0
J Giải pháp thu hút việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân để phát triển phương thức thẻ tại NHNo&PTNT h Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top