duongtieumoc

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích thực trạng và các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của KTĐN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay





 MỤC LỤC

 Trang

A:Đặt vấn đề. 2

B:Giải quyết vấn đề. 4

I:Một số vấn đề về mặt lý luận cơ bản 4

1:Một số khái niệm. 4

2:Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng và nâng cao hiệu 4

quả của KTĐN.

3:Những nguyên tắc và hình thức chủ yếu của KTĐN. 6

4:Vai trò, tác dụng của KTĐN. 11

II:Thực trạng và các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả 11

của KTĐN.

1:Các nguồn lực và lợi thế trong việc phát triển KTĐN ở 12

Việt Nam.

2:Những thuận lợi và khó khăn. 13

3:Thực trạng KTĐN ở Việt Nam hiện nay. 14

4:Mục tiêu của KTĐN. 24

5:Các giải pháp cơ bản để mở rộng và nâng cao hiệu quả của 24

KTĐN.

C:Kết luận. 31

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hó khăn, khối lượng không lớn, tài nguyên rừng và biển bị xói mòn hiệu quả sử dụng thấp.
Tài nguyên đất đai:Diện tích đất canh tác hạn chế,trong 64 loại đất chiếm gần 30 triệu ha,chỉ có 2 loại đất chiếm khoảng 6 triệu ha có độ phì nhiêu cao và thuận lợi cho việc trồng trọt:đất phù xa và đất đỏ 3 gian
Về khí hậu:khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm cho phép khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai.
Tài nguyên rừng:với 8 triệu ha rừng hiện nay được quản lí tốt. Nó sẽ trở thành một lợi thế nhất định trong quan hệ KTĐN.
Tài nguyên biển:Việt Nam có tiềm năng thuận lợi cho việc nuôi trồng một số loại hải sản.
Tài nguyên khoáng sản: đa dạng nhưng lợi thế này tồn taị trong một thời gian nhất định nên phải khai thác hợp lý có hiệu quả.
Tiềm năng du lịch:có nhiều thắng cảnh đẹp có lợi thế trong mối quan hệ kinh tế và mối quan hệ đối ngoại.
1.3:Nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực dồi dào,giá nhân công rẻ,tư chất con người Việt Nam rất cần cù,sáng tạo,tiếp thu nhanh công nghệ mới,có thể tham gia vào phân công lao động quốc tế.Tuy nhiên,người lao động Việt Nam bị hạn chế về thể lực,về trình độ và ý thức kỉ luật trong lao động,còn thiếu nhiều việc làm và tâm lí hẹp hòi,tản mạn.
Phát triển những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu thì nguồn nhân lực và yếu tố con người mới trở thành thế mạnh trong KTĐN.
1.4:Cơ sở vật chất kinh tế.
Nó đặt nền tảng cho kinh tế phát triển cả nước cũng như KTĐN.
2:Những thuận lợi và khó khăn.
2.1:Thuận lợi.
Với quan điểm và nguyên tắc rõ ràng,Việt Nam chủ động đẩy nhanh quá trình hội nhập.Đường lối ở tầm vĩ mô về su thế không thể tránh khỏi đối với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá.Từ nhận thức này,trong những năm qua Việt Nam đã có những thay đổi lớn trong chính sách phát triển KTĐN.
Tham gia toàn cầu hoá chính là nhằm tranh thủ những điều kiện quốc tế để khai thác tiềm năng của nước nhà.Việt Nam là quốc gia có tài nguyên thiên nhiên phong phú, những nguồn lực và lợi thế so sánh quan trọng.Trên cơ sở đó Việt Nam có thể xác lập cơ cấu ngành kinh tế với những sản phẩm có tính cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới.
Việt Nam nằm trong một khu vực phát triển năng động nhất của nền kinh tế thế giới,có thời cơ thuận lợi để hội nhập và giao lưu kinh tế khu vực cũng nhu tham gia vào các tổ chức kinh tế APEC...
Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện đất nước hoà bình,chính trị ổn định.Đây là cơ hội rất quan trọng để tập chung phát triển kinh tế,mở rộng quan hệ đối ngoại.Chính trị xã hội ổn định là bộ lọc quan trọng trong quá trình hội nhập,hơn nữa nó bảo đảm vai trò định hướng trong hội nhập quốc tế.
Qua 15 năm đổi mới Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và đạt được nhiều kết quả quan trọng
Là quốc gia đi sau Việt Nam có điều kiện học hỏi,rút ra kinh nghiệm của các quốc gia đi trước,hơn nữa Việt Nâm cũng có được nhiều kinh nghiệm trong hơn 15 năm đổi mới của mình.
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang quá độ sang nền kinh tế trí tuệ,khoa học công nghệ phát triển mạnh trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,chi phối mọi hoạt động kinh tế-xã hội nhưng cũng không thể thay thế vai trò của nguồn lực lao động,hơn nữa,bản thân nguồn lực lao động còn là nhân tố sáng tạo ra công nghệ thiết bị và sử dụng chúng trong qua trình phát triển kinh tế.Trên thực tế nhiều công ty của nước ngoài vào Việt Nam,một trong những lý do quan trọng là tận dụng nguồn lao động rồi rào,rẻ và có khả năng tiếp thu công nghệ mới ở Việt Nam.Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội cho nguồn lực của chúng ta khai thông,giao lưu với thế giới bên ngoài.
2.2:Khó khăn và thách thức.
Đất nước ta tiến hành hội nhập trong điều kiện nước ta là nước đang phát triển ở trình độ thấp,sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao,nhiều nguyên nhiên liệu,máy móc vẫn phải phụ thuộc nhiều vào bên ngoài.
Tiềm lực vật chất của Việt Nam còn yếu,nguồn nhân lực nói chung có trình độ thấp và có kỹ năng không cao,điều này khiến cho việc tham gia vào phân công lao động thế giới gặp nhiều khó khăn.Khó khăn này thể hiện ở chỗ năng lực tiếp nhận công nghệ yếu,khó phát huy lợi thế của nươc đi sau trong việc tiếp nhận các nguồn lực sẵn có từ bên ngoài để nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn đến Việt Nam có thể trở thành bãi rác của công nghệ lạc hậu.
Sức cạnh tranh,đặc biệt là của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn thấp,do đó Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố và phát triển thị trường mới trong điều kiện nhiều nước cũng đang chọn chiến lược tăng cường hướng về xuất khẩu nên Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh ngay trong nội địa,việc mở cửa thị trường nội địa theo AFTA,WTO có thể biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ sản phẩm của nước ngoài nếu các doanh ngiệp trong nước không bám giữ được.
Do tri thức và trình độ kinh doanh của dân ta còn thấp,cộng với hệ thống tài chính và ngân hàng còn yếu kém nên rất rễ bị tổn thương và bị thao túng nếu tự do hoá thị trường vốn sớm,từ kinh ngiệm của các nước cho thấy nguy cơ lệ thuộc vào các tổ chức tài chính nước ngoài và quốc tế là một thực tế.
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại chủ yếu là với các quốc gia có tiềm lực mạnh,có thể chứa đựng những yếu tố tiêu cực như muốn kìm hãm thậm chí gây sức ép,buộc Việt Nam phải thay đổi những vấn đề có tính nguyên tắc như định hướng,mục tiêu,mục đích phát triển.
Nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế khu vực và thế giới là một thách thức to lớn,để tránh những yếu tố gây ảnh hưởng tớ nguy cơ này Việt Nam cần đưa ra những chính sách phát triển đúng đắn hợp thời đúng lúc.
Xu hướng tự do hoá thương mại đang diễn gia mạnh mẽ,ngày càng được các nước áp dụng mạnh mẽ nhưng xu hướng bảo hộ mậu dịch cũng hết sức dày đặc với nhiều công cụ mới.
3:Thực trạng KTĐN ở Việt Nam hiện nay.
Sự phát triển của KTĐN ở nước ta trong thời gian vừa qua đã có ý nghĩa hết sức quan trọng,thậm chí là quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước ta.Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu cả về tăng trưởng xuất nhập khẩu,thu hút vốn nước ngoài và phát triển du lịch...Bên cạnh đó KTĐN ở nước ta cũng có những hạn chế đáng quan tâm.
Quá trình đổi mới qua hơn 15 năm đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.Trong sự thành công đó không thể không nhắc tới sự đóng góp của KTĐN.
+Về ngoại thương:Nhờ có sự thay đổi trong chính sách và quản lý ngoại thương của nhà nước,các doanh nghiệp thuộc mọi ngành kinh tế đều được quyền xuất khẩu.Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng qua các năm,năm 2001 đạt 16,2 tỷ USD,năm 2002 đạt 16,53 tỷ USD tăng 9,8% so với năm 2001và cao nhất từ trước cho tới nay.Cho tới năm 2002 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 2,03 tỷ USD,cao su xuất khẩu gần hết sản lượng hàng hoá.Hàng dệt may đã đạt 2,6 tỷ USD.Hạt tiêu đứng đầu thế giới về xuất khẩu.Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã có mặt trên thị trường thế giới như gạo, dệt may, thuỷ sản, chè, hàng thủ công mỹ nghệ...Chúng ta một mặt phát triển ở cả các thị trường truyền thống một mặt tìm kiếm và giao lưu phát triển ở những thị trường mới.Tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới.Kim ngạch nhập khẩu năm 2002 đạt 19,3tỷ USD tăng 19,4% so với năm 2001. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng.Từ năm 1990 đến nay,chúng ta đã duy trì được mức độ thu nhập tương đối cao,khắc phục được hậu quả của việc thị trường truyền thống giảm sút đột ngột sau khi Liên Xô tan dã vầ các nước XHCN Đông Âu xụp đổ.
Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng ngoại thương của Việt Nam còn nhiều hạn chế như :Mức xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp,chưa có hay có rất ít mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Nhìn chung,chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam còn kém khả năng cạnh tranh.Cơ cấu hàng xuất khẩu chưa hấp dẫn,trình độ chế biến còn kém,mẫu mã,bao bì chưa theo kịp quốc tế,xuất khẩu hàng thô là chủ yếu,kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất rất lạc hậu,tổ chức bộ máy xuất khẩu chưa hợp lý,yếu và kém;hoạt động nhập khẩu chưa gắn liền với đẩy mạnh xuất khẩu,còn lãng phí trong sử dụng hàng nhập khẩu,tệ nạn buôn lậu rất trầm trọng,còn có hiện tượng chạy theo lợi nhuận,chèn ép sản xuất trong nước và khuyến khích tiêu dùng hàng ngoại.Gần đây xuất hiện những vụ tranh chấp kiện tụng về bán phá gía,về thương hiệu.Mặt khác hiện tượng nhập siêu gia tăng tập trung vào một số thị trường,trong khi đó lại suất siêu vào một số thị trường khác,cán cân thương mại mất cân bằng với nhiều bạn hàng chủ chốt.Sự mất cân bằng này làm nảy sinh hai vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của nền kinh tế:Thứ nhất,kim ngạch nhập khẩu công nghệ nguồn từ ba trung tâm kinh tế thế giới Mỹ,Tây Âu và Nhật Bản.Hai là,trong giá trị nhập siêu lớn từ các nước châu á phần lớn là nhập khẩu nguyên phụ liệu cho hai ngành công nghiệp may mặc và giầy da.Điều này có nghĩa là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chưa kéo được sản xuất trong nước.
Để đẩy mạnh hoạt động ngoại thương nước ta cần hướng vào giải quyết các vấn đề sau:
-Tăng kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu,chính sách mặt hàng nhập khẩu:Th...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top