Brentyn

New Member

Download miễn phí Đề tài Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 2
I. Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp 2
II. Sự cần thiết của các khu công nghiệp đối với sự phát triển của quốc gia nói chung và vùng đồng bằng Sông Hồng nói riêng 3
1. Vai trò của các khu công nghiệp đối với nền kinh tế 3
2. Tầm quan trọng của các khu công nghiệp đối với vùng đồng bằng Sông Hồng 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 8
I. Quá trình hình thành khu công nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng 12
II. Thực trạng về các khu công nghiệp tập trung của vùng đồng bằng Sông Hồng 13
1. Các đánh giá tổng quan về quy mô và hoạt động của các khu công nghiệp 13
2. Đánh giá chi tiết về các khu công nghiệp của từng địa phương 17
2.1 Các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn 17
2.1.1. Khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội 17
2.1.2. Khu công nghiệp tại thành phố Hải Phòng 20
2.1.3. KCN Hưng Yên 22
2.1.4. KCN Hải Dương 22
2.1.5. KCN Vĩnh Phúc 23
2.1.6. KCN tỉnh Hà Tây 24
2.1.7. KCN Bắc Ninh 26
2.2. Các khu công nghiệp quy mô nhỏ 28
III. Những vấn đề còn tồn tại trong việc thu hút đầu tư và hoạt động của các KCN đồng bằng sông Hồng 33
1. Môi trường thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn 33
2. Sự quản lí thiếu đồng bộ giữa các địa phương và chưa tuân thủ chặt chẽ quy định thành lập KCN 35
3. Nguồn nhân lực phục vụ cho KCN còn nhiều hạn chế về năng lực cũng như số lượng 36
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 37
I. Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư vào các KCN 37
II. Hoàn thiện cơ chế quản lý KCN của từng địa phương và các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của các KCN 38
III. Thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư vào các KCN 39
IV. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 40
KẾT LUẬN 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

.12
2.09
1.89
1.83
1.73
Nam Định
3.18
3.08
2.94
3.02
3.44
1.52
Ninh Bình
1.14
1.01
1.27
1.31
1.72
1.66
Nguồn: Niên giám thống kê 2006
2. Đánh giá chi tiết về các khu công nghiệp của từng địa phương
2.1 Các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn
Với lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực và chính sách khuyến khích đầu tư, các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây là địa bàn được khá nhiều nhà đầu tư lớn trong nước, nước ngoài có kinh nghiệm và khả năng tài chính quan tâm. Do đó, phần lớn nguồn vốn đầu tư hạ tầng các KCN ở các tỉnh, thành phố này đều do chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng tự huy động. Việc huy động và sử dụng vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, đặc biệt là nguồn vốn khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội và Bắc Ninh tỏ ra có hiệu quả rõ rệt.
2.1.1. Khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội
Trong thời gian qua các KCN Hà Nội đã thu hút một lượng lớn nguồn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó đã thúc đẩy sự tăng trưởng công nghiệp của Thành phố, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô Hà Nội và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Hiện nay tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê tại các KCN- KCX Hà Nội chiếm khoảng 18-19% diện tích đất của các KCN - KCX đã được thành lập tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Thực tế cho thấy, trong quá trình mở cửa và hội nhập, các nhà đầu tư đã chọn Hà Nội là điểm đầu tư lớn và đã thực hiện các dự án có qui mô lớn tại đây. Hà Nội đã có mặt nhiều nhà đầu tư đa quốc gia có tiềm năng rất lớn: Tập đoàn Canon, Panasonic, Toto, Sumitomo Bakelite, công ty TNHH Đèn hình Orion- Hanel…Thực tiễn phát triển các KCN- KCX ở Hà Nội đã cho thấy các KCN- KCX Hà Nội đã và đang trở thành động lực cho phát triển kinh tế- xã hội của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vai trò quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển có hiệu qủa các KCN tại các địa bàn lân cận, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động (tại chỗ và tại các tỉnh lân cận), góp phần phát triển các dịch vụ và công nghiệp phụ trợ. Trên địa bàn Thành phố đã hình thành một hệ thống các KCN tập trung được phân bố hợp lý ở các vị trí hết sức thuận lợi và phù hợp với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội cuả cả nước, của Thành phố và qui hoạch ngành cho nên phát triển rất tốt và ngày càng chứng tỏ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Hà Nội hiện có 5 KCN tập trung với tổng diện tích đất tự nhiên là gần 700 ha (KCN Nội Bài, KCN Sài Đồng B, KCN Hà Nội- Đài Tư, KCN Thăng Long, KCN Nam Thăng Long) và 18 dự án CCN vừa và nhỏ (tổng diện tích đất tự nhiên là 714 ha). Các KCN- CCN này có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 1,4 tỷ USD và vốn đầu tư trong nước chiếm trên 3000 tỷ đồng. Đồng thời tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn được đăng ký đầu tư thực hiện trên 60%, điều đó chứng tỏ môi trường các nhà đầu tư tại các KCN Hà Nội được thực hiện rất có hiệu quả.
Yếu tố thành công và quyết định nhất cho việc giành được một số thắng lợi bước đầu của các KCN- KCX Hà Nội thời gian qua đó chính là yếu tố cải cách thủ tục hành chính “một cửa, tại chỗ” triệt để theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, mà trong đó Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội là một địa điểm đáng tin cậy của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư khi đến Ban quản lý các KCN&KCX Hà Nội được giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính (giấy phép đầu tư, đăng ký nhân sự, thiết kế kỹ thuật…) theo mô hình cơ chế quản lý “một của, tại chỗ”. Các thủ tục của các nhà đầu tư được giải quyết công khai, minh bạch, rõ ràng, hiệu quả nên tiết kiệm được cho nhà đầu tư nhiều thời gian không cần thiết và đáp ứng được đòi hỏi rất lớn của các nhà đầu tư.
Tình hình thu hút đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh tại các KCN-CCN trên địa bàn trong thời gian gần đây:
- Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội với vai trò là cầu nối giữa nhà đầu tư với các cơ quan chủ quản đã tích cực phối hợp với các đơn vị trong Thành phố đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư, đi đôi với cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào KCN.
- Trong 9 tháng đầu năm 2007 Ban đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 31 dự án đầu tư vào các KCN tập trung(tăng 19 dự án so với cùng kỳ năm 2006) với tổng vốn đầu tư đăng ký 87,230 triệu USD; điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho 11 dự án với tổng vốn điều chỉnh tăng thêm là 50,604 triệu USD (bằng 94,3% so với cùng kỳ năm 2006); Cấp 56 giấy Chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp tại các Khu (Cụm) công nghiệp vừa và nhỏ với diện tích khoảng 226,408 m2, tổng vốn đầu tư là 840,3 tỷ VNĐ (tăng 197,5 % so với cùng kỳ năm 2006); điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 03 dự án với số vốn đầu tư tăng thêm 157 triệu VNĐ.
- 9 tháng đầu năm 2007, hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trong KCN tập trung đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: doanh thu đạt 1.335 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ 2006; nộp ngân sách nhà nước 29 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ 2006. Cũng trong 9 tháng đầu năm 2007, các Khu (Cụm) công nghiệp vừa và nhỏ đạt doanh thu: 1.330 tỷ đồng, nộp thuế: 76.880 triệu đồng.
- Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hà Nội 9 tháng đầu năm 2007 đạt tỷ lệ tăng trưởng cao: Tổng trị giá xuất khẩu: 940.328.956 USD, tăng 30% so với cùng kỳ 2006, bằng 62,68% kế hoạch năm; Tổng trị giá nhập khẩu: 867.925.746 USD, tăng 29% so với cùng kỳ 2006, bằng 72,3% kế hoạch năm. Thành công đạt được trong công tác xuất khẩu chủ yếu là do các công ty chế xuất đã hoạt động ổn định, một số doanh nghiệp phát triển giai đoạn II và có giá trị xuất khẩu đạt trên 421 triệu USD kéo theo nhiều doanh nghiệp vệ tinh đi vào hoạt động ổn định, có giá trị xuất khẩu hàng hoá lớn.Các doanh nghiệp KCN ở Hà Nội cũng đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, tăng cường năng lực của các ngành công nghiệp như công nghiệp nhẹ (dệt, may, giầy da), công nghiệp điện tử, cơ khí,… Các KCN còn góp phần góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố và bước đầu có đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp ở các KCN tại Hà Nội đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 20% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố, giá trị xuất khẩu đạt hơn 500 triệu USD, chiếm 20% giá trị xuất khẩu của thành phố và nộp ngân sách trên 300 tỷ đồng.
Tình hình cụ thể như sau:
* Tại các khu công nghiệp tập trung: Trên địa bàn thành phố đã hình thành một hệ thống các KCN tập trung, được phân bố hợp lý ở những vị trí thuận lợi và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của thành phố và quy hoạch ngành. Hà Nội hiện có 6 KCN được thành lập là KCN Nội Bài, KCN...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top