daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21: thực trạng và triển vọng
PHẦN A: MỞ ĐẦU……………………………………………..…………………. 2
I. Lý do chọn đề tài……………………………………………..…………….……. 2
II. Tình hình nghiên cứu……………………………………………....……………. 3
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………..……….....…….4
IV. Phương pháp nghiên cứu…………………………………..……………..……. 4
V. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài……...…………………………………………. 4
VI. Kết cấu của luận văn………………………………………....…………...……. 5
PHẦN B: NỘI DUNG…………………………………………..…..………..……. 6
Chương 1: Các nhân tố chủ yếu thúc đẩy FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam.....6
1.1 Một số khái niệm cơ bản về FDI………………………………………………. 6
1.2 Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam và Hàn
Quốc…...…………………………………………………..………………….……. 17
1.3 Các nhân tố quốc tế……………………………………………………….……. 33
1.4 Các nhân tố nội tại của Việt Nam………………………………………………. 35
1.5 Các nhân tố nôị taị của Hàn Quốc………………………………………...……. 38
Chương 2: Thực trạng FDI của Hàn Quốc tại Viêṭ Nam…...…………….……. 40
2.1 Tổng quan về FDI vào Viêṭ Nam nói chung……………………….……..…….40
2.2 Thưc̣ traṇ g FDI của Hàn Quốc tại Viêṭ Nam…………………..………….…….43
Chương 3: Nhận xét đánh giá và gợi ý chính sách………………………...……. 56
3.1 Tác động của FDI Hàn Quốc đối sự phát triển kinh tế của Việt Nam và quan hệ
song phương giữa hai nước ……………..………………………………...……….. 56
3.2 Môṭ số haṇ chế và nguyên nhân………………………………………….……. 57
3.3 Triển vọng của FDI Hàn Quốc tại Việt Nam…………………………….……. 64
3.4 Một số gợi ý chính sách…………………………………………………...……. 68
KẾT LUẬN…………………………………………………………………...……. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….……. 74Đề tài: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam… 4
ĐỀ TÀI
“ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ 21: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG”
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Lý thuyết cũng như thực tiễn đã chứng minh rằng các hoạt động kinh tế đối
ngoại, trong đó có vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đóng vai trò
rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, nhất là trong bối cảnh
toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Trên nền tảng là sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, thương
mại, đầu tư qui mô toàn cầu tăng trưởng theo cấp số nhân, hình thành hàng loạt những
mối quan hệ khăng khít giữa các quốc gia như quan hệ bạn hàng, quan hệ nước đầu tư
và nước nhận đầu tư.
Mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển một nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ Việt
Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau 26 năm (1987 -
2012) đổi mới, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ta đã đạt được những
thành tựu rất đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.
Cùng với chính sách kinh tế mở cửa, Luật đầu tư nước ngoài được ban hành và từng
bước được sửa đổi đã tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Đến
nay đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành
trong cả nước, với sự hiện diện của hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó,
Hàn Quốc là một trong những nước đứng đầu trong danh sách các nước và vùng lãnh
thổ có số vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Tính đến cuối năm 2011, tổng luỹ kế vốn
đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã đạt con số xấp xỉ 23 tỷ USD, đứng đầu trong
số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng trở
thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc. Theo Báo cáo
của Bộ Tài chính Hàn Quốc công bố ngày 13/2/2008, Việt Nam đứng thứ ba trong số
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiĐề tài: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam… 5
các nước và vùng lãnh thổ thu hút đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc. Với tỷ lệ 9,2%, Việt
Nam chỉ đứng sau Trung Quốc (với 23,5%) và Mỹ (với 15,7%). Cơ quan Xúc tiến
thương mại và đầu tư Hàn Quốc đánh giá rằng Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn
của các nhà đầu tư Hàn Quốc, do nhờ những lợi thế về giá nhân công thấp, môi trường
đầu tư ngày càng được cải thiện, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và vị trí địa lý
thuận lợi - là trung tâm khu vực ASEAN.
Có thể khẳng định rằng, cùng với sự phát triển nhanh chóng của quan hệ Việt
Nam - Hàn Quốc, thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam đã đạt được những thành
tựu rất đáng khích lệ đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, FDI của Hàn Quốc
vào Việt Nam vẫn còn khá nhiều hạn chế, bất cập. Có thể kể ra một số hạn chế như:
quy mô trung bình của dự án nhỏ, phân bố không đều, tốc độ thực hiện chậm, vấn đề
chuyển giao công nghệ nguồn chưa được thực hiện, lao động có tay nghề cao chưa
được chú trọng đào tạo, quan hệ giữa người lao động và nhà quản lý còn nhiều bất cập
gây ra những mâu thuẫn, bất đồng không đáng có... FDI còn được coi là nguyên nhân
gây ra sự thâm hụt thương mại ngày càng lớn của Việt Nam trong trao đổi mậu dịch
với Hàn Quốc.
Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, việc nghiên cứu và đánh giá một cách
sâu sắc và toàn diện tiến trình thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, chỉ rõ những
thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của chúng để
từ đó đưa ra những gợi ý chính sách nhằm thu hút ngày càng nhiều và có hiệu quả hơn
FDI của Hàn Quốc nói riêng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung vào Việt
Nam là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp của Hàn
Quốc vào Việt Nam thập niên đầu thế kỷ 21: Thực trạng và triển vọng” làm đề tài luận
văn thạc sỹ.
II. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt
Nam. Tuy nhiên, hiện chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ, đi sâu về xu hướng và
chính sách đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam.Đề tài: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam… 6
Trong bài “Bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác đầu tư của Hàn Quốc
vào Việt Nam”, của tác giả Ngô Thị Trinh (Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị
thế giới - số 11, 2007), tác giả đã sơ lược về tình hình đầu tư của Hàn Quốc tại Việt
Nam các giai đoạn 1988 - 2005, 2006, 2007 và cho rằng Hàn Quốc đã vươn lên vị trí
thứ nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tác giả cũng đã
đề cập đến các lĩnh vực đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam, hiệu quả đầu tư và những
vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Trong bài “Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc thông qua đầu tư trực
tiếp nước ngoài” của GS.TS Hwy - chang - moon (Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn
Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á - NXb Khoa học xã hội 6 - 2005), tác giả đã
dùng phương pháp phân tích tổng thể được thực hiện thông qua việc sử dụng các
thuyết liên quan như mô hình cạnh tranh kim cương, thuyết bất cân đối về FDI để giải
thích Hàn Quốc và Việt Nam đạt được thành tựu trong hợp tác kinh tế thông qua FDI
như thế nào.
Trong bài ROK - A Leading Foreign Investor in Viet Nam của tác giả Thanh
Thanh (Vietnam Economic News, số 39 năm 2010), tác giả đã quát thực trạng đầu tư
của Hàn Quốc vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2010. Bài đã nêu những lĩnh vực
mà các nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm qua đó chỉ rõ cho thấy Hàn Quốc nằm trong
tốp đầu những nướ c đang đầu tư taị Viêṭ Nam hiêṇ nay. Tác giả cũng đã đề xuất một
vài kiến nghị chính sách và một số giải pháp nhằm thu hút hơn nữa đầu tư trực tiếp
của Hàn Quốc vào Viêṭ Nam.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt
Nam; phạm vi nghiên cứu là thập niên đầu thế kỷ 21.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử, tổng hợp, so sánh, SWOT, phân tích, hệ
thống hóa tư liệu để đưa ra được những đánh giá về đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào
Việt Nam.
V. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiĐề tài: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam… 7
Mục tiêu tổng quát : Phân tích và đánh giá thực trạng FDI của Hàn Quốc vào
Việt Nam thập niên đầu thế kỷ 21, chỉ rõ những thành tựu đã đạt được, những tồn tại
và nguyên nhân của chúng,từ đó đề xuất các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy hơn
nữa FDI của Hàn Quốc nói riêng và FDI nói chung vào Việt Nam trong thời gian tới.
Nhiêṃ vu ̣nghiên cứ u:
- Phân tić h các nhân tố chủ yếu thúc đẩy FDI của Hàn Quốc vào Viêṭ Nam .
- Phân tích thực trạng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam thập niên đầu thế kỷ 21
trong tương quan so sánh vớ i giai đoaṇ trướ c năm 2000 và với FDI của một số nước
và FDI vào Viêṭ Nam nói chung trên các khía caṇ h : (1) tổng vốn đầu tư qua từ ng năm;
(2) tổng lũy kế vốn đầu tư; (3) số lươṇ g và quy mô dự án; (4) mứ c đô ̣thưc̣ hiêṇ ; (5) cơ
cấu vốn đầu tư theo ngành; (6) cơ cấu vốn đầu tư theo vùng, điạ phương.
- Phân tích và đ ánh giá những thành tựu (hay tác đôṇ g tích cưc̣ ) triển vọng và
hạn chế của FDI Hàn Quốc vào Việt Nam ; nguyên nhân và những haṇ chế ; đề xuất
các giải pháp chính sách.
VI. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu,
danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1. Các nhân tổ chủ yếu thúc đẩy FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam
Chương 2. Thực trạng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam
Chương 3. Triển vọng và gợi ý chính sáchĐề tài: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam… 8
PHẦN B: NỘI DUNG
Chương 1: Các nhân tổ chủ yếu thúc đẩy FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam
1.1 Một số khái niệm cơ bản về FDI
1.1.1 Khái niệm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu
tư) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác (nước chủ nhà
hay nước nhận đầu tư). Trong khái niệm này, thật sự không có sự đầu tư gia tăng về
kinh tế hay một sự chuyển giao ròng giữa các quốc gia mà đơn thuần chỉ là một sự di
chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc gia khác. Các công ty nắm quyền kiểm soát
hoạt động ở nhiều quốc gia được xem như các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên
quốc gia hay các công ty toàn cầu. Sự phát triền hoạt động của các công ty này chính
là động lực thúc đầy sự phát triển trong thương mại quốc tế thông qua hình thức đầu
tư trực tiếp vào các quốc gia khác trên thế giới.
Trong Luật Việt Nam đã quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” là việc nhà
đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào để tiến
hành các hoạt động đầu tư…” trong đó nhà đầu tư nước ngoài có thể là tổ chức hay cá
nhân (trích Luật đầu tư Việt Nam năm 1996). Có một số định nghĩa vốn FDI được
thừa nhận rộng rãi như dưới đây:
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là nguồn vốn thuộc sở hữu ngoại quốc
của các tài sản như nhà máy, mỏ khoáng sản và đất đai ở các nước nhưng không bao
gồm chứng khoán.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiĐề tài: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam… 9
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là các hình thức đầu tư dài hạn của các
cá nhân hay công ty nước này vào các nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất,
kinh doanh, trong đó cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở
sản xuất kinh doanh này ở nước có đầu tư.
Tổ chức Thương mại thế giới WTO đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư
trực tiếp nước ngoài được thực hiện khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư)
có được một tài sản (do đầu tư mà có) ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý trực tiếp là dấu hiệu để phân biệt FDI
với các công cụ tài chính khác như chứng khoán, tín dụng.
Như vậy, ba đặc trưng cơ bản của FDI là:quyền quản lý việc sử dụng, khai thác
nguồn vốn đó.
- Có yếu tố vốn của tư nhân nước ngoài (cá nhân hay doanh nghiệp),
- Dùng vốn đó để đầu tư ra ngoài nước bằng cách thiết lập tài sản mới,
- Bên nước ngoài nắm.
Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở
nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường
được gọi là các công ty mẹ và các đơn vị kinh doanh tài sản này ở nước ngoài được
gọi là công ty con hay chi nhánh công ty. Gần đây đang phổ biến cả hình thức mua lại,
sáp nhập và thâu tóm, trong đó bên đầu tư nước ngoài mua lại, thâu tóm các doanh
nghiệp đã có sẵn để lập doanh nghiệp mới. Đó là hình thức làm mới nguồn vốn của
chủ sở hữu mà tạm thời chưa làm thay đổi việc đầu tư hình thành công trình, dự án
mới. Đây là hình thức đầu tư đã được Hàn Quốc cũng như nhiều nước khác sử dụng
phổ biến để ứng phó với tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á
sau năm 1997.
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới các dạng sau:
Phân theo hình thức đầu tư:
* Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ
n
kinh tế. Cho đến năm 2009, Hàn Quốc đã ký kết FTA với 44 quốc gia.
Trong những năm tới, vai trò, vị trí quan trọng của Việt Nam và Hàn Quốc tiếp
tục được khẳng định trên trường quốc tế và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Việt
Nam phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại,
trong đó có GDP tăng bình quân 7%-8%/năm và dự báo nhu cầu cho nguồn vốn cho
đầu tư phát triển 5 năm tới khoảng 250 tỷ USD. Do vậy, cùng với việc huy động tích
cực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội
nhập kinh tế quốc tế, thu hút các nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến từ
bên ngoài, trong đó có Hàn Quốc là đối tác chiến lược. Theo tinh thần đó, Chính phủ
Việt Nam đã khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc
làm ăn lâu dài và thành công tại Việt Nam, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Việt Nam
cũng mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh,
nhất là trong các lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; sản xuất vật
liệu, năng lượng mới, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; phát triển
nguồn nhân lực, y tế, phát triển nông, lâm, thuỷ sản; tăng cường quan hệ thương mại,
xuất khẩu lao động, mở rộng giao lưu văn hoá, hợp tác khoa học công nghệ. Hàn Quốc
là cường quốc kinh tế của châu Á, có nhiều tiềm năng và thế mạnh về vốn, khoa học
công nghệ, thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá do Việt Nam sản xuất. Với quan hệ
chính trị tốt đẹp, nguồn lực dồi dào, Hàn Quốc có đủ các điều kiện để cung cấp viện trợ
phát triển cho Việt Nam ở mức cao hơn; tăng cường đầu tư vào các dự án trọng điểm
tại Việt Nam như xây dựng kết cấu hạ tầng, năng lượng, công nghệ cao, phát triển công
nghiệp phụ trợ; tạo thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc. Với
triển vọng đó, dự báo đến năm 2015, kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ đaṭ 20 tỉĐề tài: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam… 70
USD và đến năm 2020 lên mứ c 30 tỉ USD. Triển vọng này có nhiều khả năng trở thành
hiện thực.
3.4 Một số gợi ý chính sách
Để tiếp tục thu hút, thúc đẩy FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, cần có
những giải pháp sau:
- Nhóm giải pháp liên quan tới chính sách thu hút đầu tư: Chính phủ chỉ
đạo, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh doanh, ban hành các
ưu đãi khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực, thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải
ngân...
Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội
dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các
điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO.


khác, Viêṭ Nam cần nâng cao sự hiểu biết luật pháp quốc tế, có những chính sách
thu hút đầu tư phù hợp vào những lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh, như công
nghiệp chế biến, cơ khí chính xác, điện tử, hóa chất, công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, sản xuất vật liệu và năng lượng mới, dệt may và sản xuất giày da...
Muốn thu hút nhiều đầu tư trưc̣ tiếp của Hàn Quốc vào Viêṭ Nam thì Nhà nướ c
cần tiếp tuc̣ cải tiến quy trình thẩm điṇ h dự án theo hướ ng mở rôṇ g diêṇ đăng ký cấp
phép đầu t ư, bỏ bớt các nội dung , yêu cầu không cần thiết . Công khai minh bac̣ h các
thông tin về đầu tư để giảm các chi phí không chính thứ c , thưc̣ hiêṇ tốt các chính sách
ưu đaĩ đầu tư , đối thoaị tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiêp̣ c ủa Hàn Quốc. Khẩn
trương rà soát điều chỉnh quy hoac̣ h ngành nhằm dỡ bỏ các hạn chế với các nhà đầu tư
của Hàn Quốc, phù hợp với cam kết quốc tế song phương và đa phương.
Nhà nước cần khuyến khích thu hút FDI vào các vù ng ngoài các trung tâm
công nghiêp̣ và đô thi ̣lớ n . Điều này trướ c hết nhằm giañ bớ t mứ c đô ̣tâp̣ trung cao ở
các vùng này . Tiếp đến đồng thờ i cần cải thiêṇ môi trườ ng đầu tư , mở rôṇ g khoản
mục, lĩnh vực đầu tư phải có ch ính sách ưu đãi về thuế , giá thuê đất… để thu hút
luồng vốn FDI vớ i công nghê ̣cao của Hàn Quốc . Nếu không có giải pháp maṇ h thì
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiĐề tài: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam… 71
khó có thể thu hút được FDI vì hiện nay các quốc gia trong khu vực cũng đã có nhiều
cải cách tăng sứ c hấp dâñ vớ i FDI . Nhà nước cần đảm bảo việc thực hiện các
chính sách ưu đãi nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch liên quan . Có nhiều biện pháp có
thể áp duṇ g như ưu đaĩ về thuế , về cơ sở ha ̣tầng (đất đai và các dịch vụ cung cấp cơ
sở ha ̣tầng), chính sách ưu đãi liên quan đến lao động (thuế thu nhâp̣ cá nhân).
- Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng: Viêṭ Nam cần tăng cườ ng đầu tư vào cơ
sở ha ̣tầng, đăc̣ biêṭ là cơ sở ha ̣tầng giao thông và điện. Các doanh nghiệp chủ yếu đầu
tư vào các liñ h vưc̣ công nghiêp̣ và đang hướ ng tớ i xuất khẩu . Bên caṇ h các hoaṭ đôṇ g
mua sắm linh kiêṇ , chi tiết của các doanh nghiêp̣ Hàn Quốc liên kết mâṭ thiết trong
mạng lưới sản xuất của khu vưc̣ Đông Nam Á , do đó cơ sở ha ̣tầng phát triển là yếu tố
hết sứ c quan troṇ g cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kết nối nhanh chóng vớ i chi phí thấp
nhất vào maṇ g lướ i sản xuất khu vưc̣ . Trong liñ h vưc̣ điêṇ cần đẩy nhanh sự tham gia
của khu vực tư nhân vào ngành điện và thu hút FDI vào ngành điện.
Viêṭ Nam cần đầu tư xây dưṇ g đồng bô ̣hê ̣thống cơ sở ha ̣tầng trong và ngoài
hàng rào các khu công nghiệp . Hê ̣thống trong và ngoài hàng rào các khu công nghiệp
là nhân tố quan trọng quyết định sự đầu tư của các nhà đầu tư , đồng thờ i cũng là nhân
tố giải quyết triêṭ để các yếu tố ảnh hưở ng đến môi trườ ng sống của ngườ i dân xung
quanh khu công nghiêp̣ . Do đó , cần có sự chỉ đaọ sát sao của các chủ đầu tư xây dưṇ g
cơ sở ha ̣tầng khu công nghiêp̣ trong viêc̣ đầu tư xây dưṇ g đồng bô ̣hê ̣thống cơ sở ha ̣
tầng của khu công nghiêp̣ về điêṇ , giao thông , cấp nướ c, xử lý nướ c thải , thông tin
liên lac̣ , tài chính ngân hàng, hải quan… đảm bảo đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiêp̣ .
Kiên quyết chỉ đaọ hoàn thiêṇ viêc̣ đầu tư hê ̣thống và nhà máy xử lý nướ c thải
của các khu công nghiệp trướ c khi đưa khu công nghiêp̣ vào hoaṭ đôṇ g . Công tác triển
khai đầu tư ha ̣tầng trong khu công nghiêp̣ cần có sự gắn kết chăṭ chẽ vớ i hê ̣thống ha ̣
tầng ngoài khu công nghiêp̣ taọ sự đồng bô ̣ , thống nhất, gắn chăṭ quy hoac̣ h khu công
nghiêp̣ vớ i quy hoac̣ h phát triển kinh tế - xã hội của địa phương . Phát triển nhanh các
danh muc̣ ha ̣tầng xã hôị về nhà ở cho ngườ i lao đôṇ g , hình thành các khu đô thị ưu
tiên cho đầu tư xây dưṇ g nhà ở cho ngườ i thu nhâp̣ thấp . Lưu ý tâp̣ trung phát triểnĐề tài: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam… 72
các khu đô thị này ở các khu vực nông thôn để tránh sự quá tải và phát triển đô thị mất
cân đối giữa các điạ phương.
- Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực:
Cải tổ mạnh ngành giáo dục để nâng cao chấ t lươṇ g nguồn nhân lưc̣ , đăc̣ biêṭ là
nguồn nhân lưc̣ cho các ngành công nghê ̣cao . Phát triển và đổi mới cơ bản đào tạo và
dạy nghề theo định hướng cầu của thị trường lao động , đáp ứ ng yêu cầu của nền kinh
tế, của nhà đầu tư nướ c ngoài và yêu cầu viêc̣ làm của ngườ i lao đôṇ g . Chuyển từ daỵ
nghề trình đô ̣thấp sang trình đô ̣cao theo 3 cấp trình đô ̣, nhất là trung cấp nghề , cao
đẳng nghề và cao đẳng , đaị hoc̣ kỹ thuâṭ , công nghê .̣ Phát triển t hị trường lao động
đồng đều trên phaṃ vi cả nướ c và hoàn thiêṇ thi ̣trườ ng lao đôṇ g theo hướ ng tiếp câṇ
vớ i chuẩn mưc̣ chung của quốc tế về đào taọ , dạy nghề , về lao đôṇ g , viêc̣ làm, phù
hơp̣ vớ i thông lê ̣và cam kết quốc tế của Viêṭ Nam trong hôị nhâp̣ . Chính phủ Việt
Nam và Hàn Quốc cần tăng cườ ng h ợp tác để gử i lao đôṇ g Viêṭ Nam sang Hàn Quốc
đào taọ , thưc̣ tâp̣ và làm viêc̣ cho các doanh nghiêp̣ Hàn Quốc taị Viêṭ Nam . Bên cạnh
đó, tăng cườ ng năng lưc̣ đào taọ cho các trườ ng cao đẳng , công nhân kỹ thuâṭ đươc̣
Hàn Quốc tài trợ như trường Cao đẳng kỹ thuật Việt Hàn ở Nghệ An .
Chính phủ yêu cầu hoàn thiện các văn bản pháp lý về hợp tác đầu tư trong lĩnh
vực giáo dục - đào tạo, nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao
trình độ lao động, đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất sản xuất để giao cho
dự án.
Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao
động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ
thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển
thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.
Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiĐề tài: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam… 73
Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp,
lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động.
- Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: Xây dưṇ g các chương trình xúc tiến đầu
tư quốc gia và chương trình xúc tiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư . Hoạt động xúc tiến
đầu tư cần thưc̣ hiêṇ qua các hình thứ c như : tổ chứ c các cuôc̣ hôị nghi ̣, hôị thảo xúc
tiến đầu tư vớ i sự tham gia của các nhà đầu tư Hàn Quốc , duy trì các trang web thông
tin về các khu công nghiêp̣ của Viêṭ Nam , soạn và in sách hướng dẫn về đầu tư nước
ngoài, giớ i thiêụ tiềm năng của các điạ phương , xây dưṇ g và tiến hành các hoaṭ đôṇ g
hơp̣ tác quốc tế phuc̣ vu ̣cho các hoaṭ đôṇ g xúc tiến đầu tư…
Viêṭ Nam cũng nên đề ra một số giải pháp khác như: đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Chống tham nhũng và nâng cao hiêụ
quả nền hành chính có liên quan chặt chẽ đến việc lành mạnh hóa môi trường đầu tư ,
từ đó đẩy maṇ h thu hút FDI . Để taọ thuâṇ lơị cho các nhà đầu tư , có thể thực hiện các
biêṇ pháp giảm các thủ tuc̣ hành chính phiền hà , công khai hóa và minh bac̣ h hóa quá
trình cấp phép , giải quyết kịp thời các khiếu nại của các nhà đầu tư , kiên quyết xử lý
các trường hợp sách nhiễu , vô trách nhiêṃ của các cán bộ , cơ quan công quyền . Duy
trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà
đầu tư Hàn Quốc , giải quyết và giải đáp các vướng mắc , kiến nghi ̣của các doanh
nghiêp̣ Hàn Quốc.Đề tài: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam… 74
KẾT LUẬN
Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc được xây dựng trên những
cơ sở vững chắc và được cả hai bên cùng thể hiện quyết tâm thúc đẩy. Quan hệ này đã
trở thành mối quan hệ phát triển năng động và nhanh chóng trong lịch sử ngoại giao
của Việt Nam. Hai nước đã tìm thấy ở nhau những sự bổ sung quý giá cho sự hợp tác
và phát triển. Hàn Quốc tìm thấy ở Việt Nam các cơ hội với một thị trường lớn, vị trí
chiến lược ở khu vực Đông Nam Á, về nguyên vật liệu, nhân lực và một thị trường
phát triển năng động. Với Việt Nam, Hàn Quốc là một quốc gia có khả năng về vốn,
công nghệ và vai trò của một nước công nghiệp phát triển.
Mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã phát triển thành “Đối tác hợp tác chiến
lược”. Mối quan hệ này đã góp phần thực hiện thành công hợp tác kinh tế Việt Nam -
Hàn Quốc. Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, nhà đầu tư
vốn FDI lớn thứ 2 của Việt Nam.
Có thể nói, FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam đóng vai trò to lớn cho sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong
những năm tới, Việt Nam - Hàn Quốc cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ ngoại giao
và hợp tác kinh tế có truyền thống tốt đẹp trong những năm qua kể từ khi thiết lập
quan hệ. Năm 2009, Việt Nam trở thành đối tác chiến lược của Hàn Quốc và hai nước
cũng đang xem xét việc ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc, điều đó hứa hẹn sự phát
triển mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai quốc gia.
Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay, có nhiều vấn đề mới nảy
sinh chứa đựng không ít thách thức, khó khăn với việc thu hút vốn FDI từ các quốc
gia trên thế giới nói chung và từ Hàn Quốc nói riêng. Trước những thành tựu đã đạt
được và những yêu cầu mới trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải nỗ
lực hơn nữa để tăng cường mối quan hệ truyền thống giữa hai nước, giữ vững được
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiĐề tài: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam… 75
niềm tin của các nhà đầu tư Hàn Quốc đối với Việt Nam. Để có được tương lai sáng
sủa trong mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, cả hai nước phải có sự nỗ lực mạnh mẽ
hơn, tận dụng các cơ hội cũng như tìm cách khắc phục những trở ngại để quan hệ kinh
tế giữa hai nước trong đó có quan hê ̣đầu tư được nâng lên một tầm cao mới
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền trung Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
A Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công ty TNHH XD&TM Quang Minh’ Luận văn Kinh tế 0
H Các giải pháp chủ yếu thực hiện thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng và giải pháp trong thu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top