budthuysan80

New Member

Download miễn phí Đề tài Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam





Mục lục

 Trang

Lời mở đầu .1

Chương I: Cơ sở lý luận về Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài . 2

1 Khái niệm Đầu t ư nước ngoài, Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài . 2

2 Sự cần thiết của hoạt động Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 2

 A Tính tất yếu của Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển 2

 B Lợi ích của Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển 4

3 Các hình thức Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp nước đang phát triển . 5

4 Các loại hình doanh nghiệp thực hiện Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chủ yếu . 7

5 Những điều kện cần thiết để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .8

A Về phía doanh nghiệp . 8

B Về Nhà nước . 11

Chương II Thực trạng Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 12

1 Những cơ hội và thách thức 12

A Cơ hội 13

B Thách thức .15

2 Cơ chế chính sách khuyến khích Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Vịêt Nam 18

3 Tình hình Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua . 19

A Đầu tư ra nước ngoài được cấpgiấy phép năm1989-2005.19

B Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành kinh tế.21

C Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác đầu tư chủ yếu.24

* Những kết quả đạt được .27

* Những hạn chế gặp phải . .29

* Nguyên nhân: . .30

Chương III Xu hướng và giải pháp thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .33

1 Xu hướng . . . 33

2 Giải pháp .33

Kết luận .

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iếm gần 1% tổng đầu tư thực hiện ra nước ngoài của Vịêt Nam, và vốn đăng ký chỉ chiếm 3% trong tổng số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Vịêt Nam. Như vậy thực tế cho thấy việc đầu tư vào Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Vịêt Nam còn rất ít, chưa đáng kể.
Trong khi, đầu tư vào Hoa Kỳ là 1 trong những cách để thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ và các doanh nghiệp Vịêt Nam có thể tận dụng thêm cơ hội đầu tư tại nước này. Con số thống kê cho thấy dường như các doanh nghiệp Vịêt Nam chưa tận dụng hết các cơ hội đầu tư mà mới chỉ tận dụng cơ hội xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nhìn chung thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn và việc thực hiện đầu tư tại Hoa Kỳ sẽ giúp doanh nghiệp Vịêt Nam tạo thế đứng vững chắc trên thị trường này. Kinh nghiệm của các nước khác đã chỉ rõ điều này. Như hãng Honda của Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều vào các nhà máy lớn ở Hoa Kỳ để không chỉ xuất khẩu xe hơi sang Hoa Kỳ mà còn coi đây là 1 trung tâm sản xuất của mình phục vụ cho thị trường Hoa Kỳ và các nước khác. 1 ví dụ khác mà các doanh nghiệp Vịêt Nam có thể học hỏi , đó là trường hợp hãng Haier của trung Quốc. Hãng này đã coi đầu tư vào Hoa Kỳ là 1 cách làm có hiệu quả để củng cố vị thế của hãng tại Hoa Kỳ và là cách để tránh các vụ kiện bán phá giá. Do đó các doanh nghiệp Vịêt Nam cần tìm hiểu kỹ hơn cơ hội đầu tư vào Hoa Kỳ theo cam kết của hiệp định.
A Những cơ hội:
Doanh nghiệp Vịêt Nam có cơ hội lựa chọn địa chỉ đầu tư thích hợp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Trong bối cảnh xu hướng tự do hoá đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay các quốc gia trên thế giới hầu hết đều thực thi những biện pháp khuyến khích nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Điều kiện đó đã mở ra cho các doanh nghiệp Vịêt Nam cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng việc đầu tư vào những nơi có khả năng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao. Điểm đến của đầu tư không bị bó hẹp trong khuôn khổ địa lý một quốc gia mà được mở rộng ra các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới .
Các doanh nghiệp Vịêt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ.
Hoạt động thương mại là một trong những bước cơ bản đầu tiên trong lộ trình xâm nhập thị trường nước ngoài, nhưng để thực sự tồn tại lâu dài tại thị truơng các nước trên thế giới, doanh nghiệp nhất thiết phải thành lập các chi nhánh ở nước ngoài thông qua các hình thức như doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn. Đây chính là kinh nghiệm thành công và lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới.
Vịêt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các sản phẩm của Vịêt Nam bước đầu nhận được sự đánh giá khá cao của người tiêu dùng nước ngoài. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, cùng với việc các quốc gia đặc biệt là các nước phát triển thường sủ dụng những biện pháp thương mại rất tinh vi để hạn chế khả nâng xâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước họ, thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trở thành hoạt động kinh tế hữu ích giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo thế vững chắc và bổ sung cho sự phát triển của các chi nhánh và công ty mẹ ở trong nước.
- Doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện khai thác các nguồn lực sản xuất của nước ngoài để từ đó phát huy được lợi thế so sánh của nước mình.
Thực tế cho thấy rằng, mỗi quốc gia đều có những nguồn lực sản xuất nhất định và tổng nguồn lực là hữu hạn. Đây chính là một nguyên nhân cơ bản khiến cho doanh nghiệp của quốc gia tìm kiếm cơ hội đầu tư ở quốc gia khác nhằm khai thác nguồn lực của nước đó để phát triển. Đồng thời cùng với quá trình khai thác là việc phát huy thế mạnh của mỗi doanh nghiệp. Những lợi thế sẽ không đem lại lơị nhuận một khi chúng không được triển khai trong thực tiễn.
- Các doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các thị trường quốc tế về vốn, máy móc thiết bị, KHCN, từ đó có điều kiện tiếp thu công nghệ mới, hiện đại hơn, có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết về luật pháp và ý thức chấp hành luật pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh công bằng trên trường quốc tế và cả ở trong nước.
B Những thách thức.
Trở thành thành viên của tổ chức WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội mới để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Muốn có thị trường toàn cầu thì Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường nội địa cho các nước. Đây là thách thức trước tiên, bởi cả nước đang có số lượng rất đông, hơn 230.000 doanh nghiệp, nhưng phần lớn là vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh kém. Khi mở cửa hội nhập, vấn đề cạnh tranh giành nguồn lực con người sẽ diễn ra khốc liệt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam khá năng động và chuyển động rất nhanh khi môi trường kinh doanh thay đổi. Vượt qua được thách thức của sự cạnh tranh, Việt Nam sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Những doanh nghiệp nào trước đây dựa dẫm vào sự hỗ trợ, ưu đãi của chính sách thì nay buộc phải vươn lên, tự đứng bằng hai chân của mình...
Các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam sẽ dùng lương, dùng các chính sách ưu đãi để thu hút lao động, nhất là lao động có năng lực về làm việc cho mình. Thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có chiến lược đào tạo, có cơ chế phù hợp nhằm “chiêu hiền đãi sĩ”, để giữ lao động. Đồng thời, phải có những đổi mới trong cách quản lý. Xu thế hiện nay, Nhà nước tập trung quản lý ở tầm vĩ mô, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách và kiểm tra việc thực hiện luật, chính sách đó; chuyển quyền quản lý trực tiếp cho các hiệp hội ngành hàng, tạo điều kiện bảo vệ được ngành hàng và hợp tác liên kết cùng phát triển. Thực tế đã cho thấy, khi chúng ta chuyển quản lý trực tiếp việc xuất khẩu gạo cho hiệp hội thực hiện đã tạo điều kiện để mọi thành phần đều có thể xuất khẩu gạo, thông qua sự quản lý của hiệp hội. Xu thế này tạo nên sự hợp tác, liên kết rất quan trọng - liên kết với nhau để tạo sức mạnh cho nhau và cùng phát triển.
 Nếu biết và quyết tâm vượt qua tất cả những thách thức thì chúng ta sẽ phát triển. Nhiều người cho rằng, thách thức cũng là cơ hội mới, cuộc sống không có thử thách thì không còn là cuộc sống. Gia nhập WTO đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội và nhiều thách thức. Có tận dụng được cơ hội, có vượt qua đựơc thách thức, biến thách thức thành cơ hội hay không hoàn toàn do sự đổi mới trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành, do sự năng động của từng doanh nghiệp. Nhà nước mở cửa, có chính sách thu hút đầu tư, nhưng các địa phương và các doanh nghiệp không tha thiết thu hút đầu tư, thì chúng ta cũng không thể đạt mục tiêu đề ra.
Bản thân việc gia nhập WTO không làm Việt Nam giàu lên hay cùng kiệt đi mà chỉ là tạo cơ hội. Chúng ta tranh thủ được cơ hội thì sẽ phát triển, vượt qua đựơc thách thức thì sẽ tạo thêm cơ hội mới. Bởi vậy, đòi hỏi sự cố gắng của tất cả các bộ, ngành, các địa phương, nhất là sự lao động sáng tạo, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam, tạo sức mạnh nội lực lớn hơn để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. , Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải nhiều thách thức lớn khi thực hiên hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Tiềm lực tài chính của đại đa số các doanh nghiệp Vịêt Nam còn yếu
Theo kết quả điều tra về doanh nghiệp được tổng cục thống kê công bố, tính đến cuối năm 2003, cả nước có khoảng 72.016 doanh nghiệp, với tổng lượng vốn đầu tư là 1.709 nghìn tỷ đồng, trung bình quy mô vốn đầu tư của 1 doanh nghiệp đạt 23,73 tỷ đồng, như vậy quy mô là rất nhỏ. Tiềm lực tài chính yếu là nguyên nhân chính làm lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam chưa cao, nên sức cạnh tranh của các dự án này thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp bản địa, cũng như doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác. Tiềm lực tài chính yếu làm cho các doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh dài hạn. Đa phần các dự án triển khai ở nước ngoài hiện nay còn mang tính chất thăm dò, thời gian thực hiện dự án ngắn. Nhiều dự án đã được bên nước ngoài cấp giấy phép nhưng không được triển khai do phía Vịêt Nam chưa tìm được nguồn vốn thực hiện.
Các doanh nghiệp Vịêt Nam còn thiếu kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài .
Vịêt Nam bắt đầu chính thức cho phép các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài kể từ năm 1999, nhưng hoạt động này mới được quan tâm đến trong vòng 2, 3 năm trở lại đây và trên thực tế có rất ít các biện pháp của nhà nước khuyến khích cho hoạt động này. Trong khi đó một số nước trong khu vực như Singapore, Thailand, Malaysia lại khuyến khích các doanh nghiệp nước mình đầu tư ra nước ngoài từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Vì vậy doanh nghiệp các quốc gia đó đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và hiện đang là chủ đầu tư lớn của khu vực. Việc thiếu kinh nghiệm trong triển khai dự án ở nước ngoài khiến cho các nhà đầu tư Vịêt Nam lúng túng và gặp nhiều khó khăn.
- Năng lực cạnh tranh tổng hợp cả các doanh nghiệp Vịêt Nam còn thấp...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình thực hiện các lĩnh vực quản trị của công ty đầu tư - Xây dựng Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
D VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH THỰC TIẾN Ở VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Luận văn Kinh tế 0
K Tình hình đầu tư phát triển ở công ty cổ phần đầu tư và XNK Đoàn Minh Giang Luận văn Kinh tế 0
H Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Kiến trúc, xây dựng 0
N Tình hình hoạt động tại công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Hà Minh Anh Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình hoạt động tại công ty đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến Luận văn Kinh tế 0
C Tình hình về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Đầu tư xây dựng và Sản xuất vật l Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu việc làm trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top