muahoangyen_08

New Member

Download miễn phí Luận văn Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng bắc trung bộ Việt Nam giai đoạn 2005-2020





 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÙNG BẮC TRUNG BỘ 2
I/ Giới thiệu chung về vùng Bắc Trung Bộ 2
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 2
1.1 Vị trí địa lý và đơn vị hành chính 2
1.2 Các lợi thế của vùng: 2
2. Dân số và nguồn nhân lực: 4
3. Đánh giá chung về thực trạng kinh tế - xã hội của vùng 5
3.1 Lợi thế: 5
3.2 Hạn chế: 6
4. Thực trạng mạng lưới đường Giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ 7
4.1 Đặc điểm chung của hạ tầng giao thông nông thôn 7
4.2 Đặc điểm mạng lưới đường Giao thông nông thôn của vùng Bắc Trung Bộ: 12
4.3. Đánh giá về mạng lưới GTNT của vùng: 14
II/ Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ 17
1. Nguồn vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ 17
1.1 Nguồn vốn từ ngân sách trung ương 18
1.2 Nguồn từ ngân sách địa phương 19
1.3 Nguồn đóng góp của nhân dân 19
1.4 Các nguồn vốn khác 19
1.5 Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư cho GTNT vào vùng Bắc Trung Bộ 20
2. Tình hình thu hút vốn đầu tư 21
III/ Thực trạng quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ 28
1. Quy định về phân cấp quản lý nguồn vốn 28
1.1 Vốn ngân sách Nhà nước: 28
1.2 Vốn ODA 29
2. Thực trạng tổ chức quản lý sử dụng vốn: 30
2.1 Công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển GTNT 30
2.2 Công tác lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và dự toán. 31
2.3 Công tác cấp vốn và phân bổ vốn cho các địa phương 33
2.4 Công tác di dân, giải phóng mặt bằng và tái định cư: 34
3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư theo hạng mục: 36
3.1. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng mới 37
3.2. Nguồn vốn đầu tư cho công tác nâng cấp, cải tạo đường GTNT 38
3.3. Sử dụng vốn đầu tư phát triển GTNT theo từng tỉnh 41
 3.3.1 Tỉnh Thanh Hoá: 41
 3.3.2 Tỉnh Nghệ An: 42
 3.3.3 Tỉnh Hà Tĩnh: 43
 3.3.4 Tỉnh Quảng Bình: 44
 3.3.5 Tỉnh Quảng Trị: 45
 3.3.6 Tỉnh Thừa Thiên Huế: 46
IV/ Đánh giá chung tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư 48
1. Những kết quả đạt được 48
2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 50
CHƯƠNG II: NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ TRONG GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÙNG BẮC TRUNG BỘ 53
I/ Mục tiêu phát triển GTNT vùng Bắc Trung Bộ và nhu cầu Vốn đầu tư 53
1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vùng Bắc trung bộ 53
2. Mục tiêu phát triển GTNT vùng Bắc Trung Bộ 54
3. Nhu cầu vốn đầu tư cho GTNT 56
II/ Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển GTNT vùng Bắc Trung Bộ 57
1. Các giải pháp về thu hút vốn đầu tư 57
1.1 Nguồn ngân sách Trung ương 57
1.2 Nguồn ngân sách Địa phương 59
1.3 Nguồn tài trợ từ nước ngoài 60
1.4 Nguồn đóng góp nhân dân 61
1.5 Các nguồn vốn khác 63
1.6. Các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển GTNT: 64
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 65
2.1. Đổi mới nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và lập kế hoạch phát triển GTNT 65
2.2 Tăng cường chất lượng công tác lập và thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và dự toán. 67
2.3. Hoàn thiện chính sách cấp vốn và phân bổ vốn cho các địa phương 69
2.4 Cải tiến công tác di dân, giải phóng mặt bằng và tái định cư: 72
2.5. Giải pháp về kết cấu mặt đường giao thông nông thôn 73
2.6 Chính sách phát triển hài hoà giữa xây dựng và bảo trì: 75
3. Một số giải pháp khác 77
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

qua đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết như: Tình trạng xây dựng và cơi nới nhà ở trái phép, tiến độ di chuyển dân, mồ mả tại một số xã còn chậm, trách nhiệm của một số cán bộ xã còn chưa cao, chưa quyết liệt nên xảy ra tình trạng dây dưa kéo dài và phát sinh nhiều mâu thuẫn mới. Trước mắt, các Ban Ngành sở tại và huyện cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ hơn nữa trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc của công tác giải phóng mặt bằng, Ban quản lý giao thông cần tăng cường kiểm tra giám sát tiến độ chất lượng xây dựng tại các khu tái định cư, các ngành chức năng cần tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương trong việc chấn chỉnh tình trạng xây dựng, cơi nới nhà ở trái phép của các hộ dân trong vùng, địa phương.
Hiện nay, việc giải phóng mặt bằng, tái định cư chưa được xem xét như một dự án đi liền với dự án đầu tư, các Ban Ngành có các chính sách chủ yếu tập trung vào việc đền bù các thiệt hại về đất và các tài sản gắn liền với đất mà không quan tâm đến việc hỗ trợ và khôi phục việc làm và đời sống cho những hộ tái định cư, nhất là đối với những hộ mà chủ yếu sống nhờ vào đất đai như làm nghề nông nghiệp trồng lúa, hoa màu….
Việc đền bù, giải phóng mặt bằng đang là thách thức lớn trong phát triển hạ tầng GTNT và là nguyên nhân gây bất ổn xã hội tại một số địa phương. Sắp tới các Tỉnh sẽ phải đổi mới chính sách thu hồi đất phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội.
Cái cần thiết và quan trọng nhất trước mắt vẫn là sự đồng thuận của người dân đối với các chính sách của Nhà nước trong công tác đền bù và di dời tới những khu tái định cư mới. Vấn đề này đang gặp không ít khó khăn do tình hình kinh tế có nhiều biến động, khung giá đất đền bù liên tục thay Đền bù giải phóng mặt bằng là một vấn đề nóng.
3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư theo hạng mục:
Các chuyên gia cho rằng, vấn đề lớn nhất của GTNT tại Bắc Trung Bộ là sự không cân đối giữa nguồn vốn cho đầu tư và vốn cho bảo trì bảo dưỡng đường, và thiếu nguồn vốn cho phát triển GTNT ở các vùng, huyện, xã nghèo, khó khăn nhất.
Vào thời điểm này, một trở ngại lớn nhất đang đặt ra đối với GTVT nước ta là GTNT còn rất yếu kém và không đồng bộ, cơ sở vật chất vừa thiếu thốn, vừa lạc hậu lại bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là đường giao thông miền núi chưa được mở mang phát triển. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến vận chuyển, cung cấp hàng hóa, dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại, lâm nghiệp, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
Hiện nay Thủ tướng chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục đầu tư hoàn thành dứt điểm các dự án chưa hoàn thành hay đang tạm ngừng thi công trong vùng Bắc Trung Bộ. Ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, cảng biển, các công trình thuỷ lợi đầu mối có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất, hạ tầng du lịch và các ngành kinh tế khác.
Bảng 10: Tình hình sử dụng vốn cho GTNT vùng Bắc Trung Bộ
(Đvị: tỷ đồng)
TT
Hạng mục
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
I
Vốn đầu tư xây dựng
936,6
1.284,1
1.200,5
1.525,1
1.675,9
1.865,8
2.015,7
1.814,2
1
Xây dựng mới
902,0
1.245,0
1.164,9
1.481,4
1.631,1
1.818,7
1.966,8
1.770,1
2
Nâng cấp,cải tạo
34,6
39,1
35,6
43,7
44,8
47,1
48,9
44,0
II
Tổng vốn bảo trì
71,4
62,1
66,9
65,8
67,8
70,0
74,0
66,6
1
Bảo dưỡng thường xuyên
49,3
39,2
41,8
40,2
41,7
43,3
46,3
41,7
2
Sửa chữa định kỳ, đột xuất
22,2
22,9
25,1
25,7
26,1
26,7
27,7
24,9
Tổng
1.008,0
1.346,1
1.267,4
1.590,9
1.743,7
1.935,8
2.089,7
1.880,8
(Nguồn: Viện chiến lược phát triển)
Việc đầu tư của ngân sách vào xây dựng hệ thống GTNT chủ yếu là cho các tuyến đường huyện, đường xã như xây dựng mới, làm mới, cứng hoá, cải tạo, nâng cấp mặt, xây dựng đường, cống thoát nước….Vốn dành cho duy tu, bảo dưỡng sửa chữa đường còn rất hạn chế. Trong đó vốn dành cho xây dựng mới các tuyến đường là 93,97%, nâng cấp cải tạo hệ thống đường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 2,5%, vốn dành cho bảo dưỡng thường xuyên chiếm 2% và vốn dành cho sửa chữa định kỳ, đột xuất chiếm một tỷ lệ rất rất nhỏ 1,5%.
Năm 2008, vốn dành cho GTNT giảm một cách rõ rệt, giảm 10% so với năm 2007, do có nhiều khó khăn trong đầu tư xây dựng, các công trình giao thông đang hoạt động hầu như tạm ngừng xây dựng do vẫn chưa giải quyết được vấn đề vốn, các công trình chưa thi công thì vẫn còn nằm trên giấy tờ, một số khó khăn nữa như biến động về giá cả, bão, lụt gây thiệt hại lớn về người và các công trình.
3.1. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng mới
Trong 10 năm gần đây mạng lưới đường GTNT vùng Bắc Trung Bộ đã được Nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo nhắm xóa đói giảm cùng kiệt cho các khu vực nông thôn qua các dự án "chương trình 135" của Chính phủ, dự án GTNT1 (tổng số gồm 18 tỉnh trong đó vùng Bắc Trung Bộ có 3 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh); dự án GTNT2 (tổng số gồm 40 tỉnh trong đó vùng Bắc Trung Bộ có đủ cả 6 tỉnh) và đang thực hiện dự án GTNT 3 (tổng số gồm 40 tỉnh trong đó vùng Bắc Trung Bộ gồm toàn bộ 6 tỉnh) do Ngân hàng thế giới WB tài trợ.
Tuy nhiên mạng lưới GTNT trong vùng rất lớn, các dự án chưa đáp ứng được nhu cầu nên hầu hết đường GTNT trong vùng là đường cấp phối và đất, tỉ lệ đường được trải mặt thấp, chất lượng xấu.
+) Phân loại theo mặt đường:
- Đường BTXM: 2.581 km, chiếm 8,6%
- Đường nhựa: 3.149 km, chiếm 10,5%
- Đường đá dăm: 991 km, chiếm 3,3%
- Đường cấp phối : 9.461 km, chiếm 31,6%
- Đường đất: 13.805 km, chiếm 46%
+) Phân theo chất lượng mặt đường:
- Đường tốt: 4.219 km, chiếm 14,1%
- Đường trung bình : 6.679 km, chiếm 22,3%
- Đường xấu : 16.945 km, chiếm 56,6%
Vốn đầu tư xây dựng mới, nâng cấp GTNT thời gian qua chủ yếu từ ngân sách địa phương, chiếm trên 50%, trong đó ngân sách tỉnh chiếm khoảng 40%. Nguồn vốn do dân đóng góp chiếm tỷ lệ đáng kể, từ 15-25% tùy thuộc từng tỉnh, với các hình thức chủ yếu như ngày công lao động, vật liệu hay bằng tiền; nguồn vốn này chủ yếu để xây dựng, nâng cấp đường xã.
Vốn dành cho đầu tư xây dựng mới bao giờ cũng được ưu tiên, cũng ở một mức cao, các địa phương thường tập trung đầu tư xây dựng mới cho các xã chưa có đường giao thông đến trung tâm xã, cụm xã, nhằm giúp cho người dân có thể thông thương buôn bán, đi lại một cách thuận lợi. Vốn cho xây dựng mới thường chiếm tỷ lệ cao 95- 97% so với nguồn vốn đầu tư xây dựng.
Đến năm 2007, Bắc Trung Bộ còn có 31 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm chủ yếu ở 3 tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An và Quảng Bình. Trong số này có 25 xã có khả năng mở đường đến trung tâm, 6 xã còn lại ít có khả năng mở đường đến trung tâm.
Chiến lược phát triển GTNT cụ thể như sau: xây dựng mới đường vào đến trung tâm xã, cụm xã cho đến 25 xã trong vùng với tổng chiều dài 263,2 km. Các khu vực ít có khả năng và không có khả năng mở đường đến thì xây dựng mới đường vào trun...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty cổ phần thép đà nẵng Khoa học kỹ thuật 0
C Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Thị xã Cao Bằng Luận văn Kinh tế 0
J Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang Luận văn Kinh tế 0
M Những giài pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thứ Công nghệ thông tin 0
S tăng cường khả năng thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top