nguoihung882000

New Member

Download miễn phí Đề tài Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Mỹ





Danh mục các bảng 1

Danh mục các hình 2

Mở đầu 3

1. Lý do chọn đề tài. 3

2.Mục đích nghiên cứu 3

3. Đối tượng nghiên cứu 4

4.Phạm vi nghiên cứu 4

Chương I 5

Lý luận chung về xuất khẩu và sự cần thiết 5

phải tăng cường xuất khẩu hàng dệt may của 5

doanh nghiệp việt nam vào thị trường Mỹ 5

I.Tổng quan về xuất khẩu. 5

1. Khái niệm xuất khẩu. 5

2. Vai trò của xuất khẩu. 5

2.1. Đối với nền kinh tế. 5

2.2. Đối với các doanh nghiệp 8

3. Các hình thức xuất khẩu. 9

3.2. Xuất khẩu gián tiếp: 9

3.3. Buôn bán đối lưu: 11

3.4.Xuất khẩu tại chỗ. 13

3.5.Tái xuất khẩu. 13

3.6.Xuất khẩu theo nghị định thư. 13

4.Quy trình xuất khẩu. 14

4.2.Đôn đốc xin xác nhận thanh toán. 14

4.3.Chuẩn bị hàng xuất. 14

4.4.Mua bảo hiểm và thuê vận tải ( nếu có ). 15

4.4.1.Thuê vận chuyển. 15

4.4.2.Mua bảo hiểm. 15

4.5.Làm thủ tục hải quan. 15

4.6.Giao hàng lên phương tiện vận chuyển. 16

4.7.Làm thủ tục thanh toán. 16

4.8.Giải quyết khiếu nại ( nếu có ). 17

5.Các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 17

5.1.Nhóm giải pháp liên quan tới cung. 17

5.1.1Quy mô sản xuất. 18

5.1.2.Công nghệ sản xuất 18

5.1.3.Chất lượng sản phẩm 20

5.1.4.Đa dạng hoá mặt hàng 20

5.2.Các giải pháp liên quan đến cầu 21

5.2.1.Nghiên cứu mở rộng thị trường 21

5.2.2.Xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài 23

5.3.Các giải pháp khác 24

5.3.1.Giải pháp về vốn. 24

5.3.2.Về nhân lực. 24

II. Đặc điểm ngành dệt may và các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may 26

1.Đặc điểm ngành dệt may. 26

2.Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng dệt may. 26

2.1.Thuế quan. 26

2.2.Hạn ngạch 27

2.4.Tỷ giá hối đoái. 28

2.5.Các chính sách hỗ trợ khác. 28

2.5.1. Ưu đãi về vốn. 28

2.5.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật. 28

III. Sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ. 29

1.Việt Nam có lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. 29

2.Mỹ là thị trường có nhu cầu lớn đối với hàng dệt may. 30

3.Những lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ đối với Việt Nam. 31

Chương II 32

thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của công ty xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường mỹ. 32

I.GiớI THIệU Về Công ty xuất nhập khẩu Dệt May. 32

1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 32

2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty xuất nhập khẩu dệt may. 33

2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty 33

gi¸m ®èc 33

phã gi¸m ®èc 33

2.2.Chức năng của các phòng ban. 34

3. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu và ngành nghề kinh doanh của Công ty 35

3.1.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. 35

3.2 Ngành nghề kinh doanh chính của công ty: 36

II. Khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty xuất nhập khẩu dệt may. 36

1.Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Công ty xuất nhập khẩu dệt may. 36

2.Thị trường xuất khẩu 38

3.Mặt hàng dệt may xuất khẩu 39

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty Vinateximex 40

III.Những đặc điểm của thị trường Mỹ tác động đến nhập khẩu hàng dệt may. 41

1.Đặc điểm tiêu dùng 41

2. Kênh phân phối 43

3. Chính sách thương mại của Mỹ ảnh hưởng đến nhập khẩu dệt may. 44

3.1. Thuế quan 44

3.2.Hạn ngạch 47

3.3.Các quy định khác 48

3.3.1.Quy định về nhãn mác 48

3.3.2. Quy định về xuất xứ hàng hoá 50

3.3.3. Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy 51

4.Hiệp định dệt may Việt Nam- Hoa Kỳ 51

IV. thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của công ty xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường mỹ 53

1.Quy mô, tốc độ tăng trưởng 53

2. Cơ cấu mặt hàng 54

3.Hình thức xuất khẩu 56

4.Các biện pháp mà công ty áp dụng để tăng cường xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ 58

V. Đánh giá chung về xuất khẩu hàng dệt may của Công ty xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Mỹ 59

1.Ưu điểm 59

2.Tồn tại và nguyên nhân 61

2.1 Tồn tại 61

2.2. Nguyên nhân 62

Chương III 65

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Mỹ trong thời gian tới. 65

I.Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 65

II. Định hướng xuất khẩu dệt may của Công ty xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ. 66

III.Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Mỹ. 68

1.Giải pháp từ phía Công ty 68

1.1.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu mở rộng thị trường 68

1.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của Công ty 69

1.3.Đầu tư vào nguồn nhân lực 71

1.4.Nâng cao chất lượng sản phẩm 72

1.5.Đảm bảo nguồn hàng 73

1.6.Đẩy mạnh công tác thiết kế sản phẩm 73

1.7. Đẩy mạnh xuất khẩu trực tíêp 74

1.8.Tạo nguồn vốn 75

2.Giải pháp từ phía nhà nước 76

2.1.Phát triển các vùng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may 76

2.2.Phát triển công nghệ 77

2.3.Đào tạo và phát triển nhân lực 78

2.4.Các giải pháp về vốn 79

2.5. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến và quảng bá sản phẩm. 79

2.6.Các chính sách ưu đãi về thuế quan 80

Kết luận 81

Danh mục tàI liệu tham khảo 84

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n xăng dầu...
(Theo quyết định về ngành nghề kinh doanh số 448/QĐ - HĐQT ra ngày 10/8/2000 của Tổng công ty Dệt may Việt Nam).
II. Khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty xuất nhập khẩu dệt may.
1.Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Công ty xuất nhập khẩu dệt may.
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chính của công ty. Vì vậy, ngay từ khi thành lập, công ty đã chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty được thể hiện ở dưới biểu đồ sau:
Đơn vị: 1000 USD
Nguồn: phòng Kế hoạch-Thị trường. Vinateximex.
Qua biểu đồ ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giảm trong giai đoạn 2000- 2002, năm 2001 giảm so với năm 2000 là 7,95%, năm2002 giảm sút mạnh so với năm 2001( giảm 16,18% ). Sự giảm sút về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty trong những năm này là do sự biến động về thị trường. Năm 2001- 2002, thị trường lớn nhất của công ty là Nhật Bản ( luôn chiếm trên 50% giá trị xuất khẩu hàng dệt may của công ty ) bị suy thoái nên ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của công ty sang thị trường này. Mặt khác, những năm này công ty cũng mới được tách ra từ một ban của Tổng công ty dệt may Việt Nam nên vẫn chưa có kinh nghiệm đối phó với sự thay đổi này. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty đã tăng mạnh, so với năm 2002 tăng 33,56% và năm 2004 tăng 8,3% so với năm 2003. Sự tăng trưởng trở lại về kim ngạch xuất khẩu của công ty với tốc độ cao là do sự khôi phục của thị trường Nhật Bản, sự nỗ lực của công ty trong việc tìm kiếm thị trường mới đặc biệt là thị trường Mỹ, cũng như kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu.
2.Thị trường xuất khẩu
Hàng dệt may của công ty được xuất khẩu đi khoảng 40 quốc gia trên thế giới nhưng thị trường chủ yếu là EU, Nhật Bản và hiện nay, Mỹ là thị trường đang có tốc độ tăng trưởng phát triển nhất trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Để thấy rõ hơn ta xem số liệu ở bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Vinateximex
Thị trường
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
GT
(USD)
Tỉ trọng
(%)
GT
(USD)
Tỉ trọng
(%)
GT
(USD)
Tỉ trọng
(%)
GT
(USD)
Tỉ trọng
(%)
GT
(USD)
Tỉ trọng
(%)
Nhật Bản
3.517.041
51,12
3.349.757
52,56
2.812.494,2
51,28
3.258.431
44,48
3.297.011
41,54
EU
3.029.670
44,04
2.688.360
42,18
2.059.842
37,55
2.441.797
33,33
927.286,5
11,68
Mỹ
4.230
0,06
19.398
0,3
272.492
4,97
1.255.304,6
17,13
2.476.359
31,2
Thi trường khác
329.059
4,78
315.485
4,96
340.172
6,2
370.467,4
5,06
1.235.343,5
15,58
Tổng KNXK
6.880.000
100
6.373.000
100
5.485.000
100
7.326.000
100
7.936.000
100
Nguồn: Phòng kế hoạch- Thị trường. Vinateximex.
Nhật Bản là thị trường luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Trong giai đoạn 2000-2002, thị trường Nhật Bản chiếm trên 50% và trong 2 năm 2003, 2004 thị trường Nhật Bản chiếm trên 40%. Ta thấy, thị trường này có xu hướng giảm trong 2 năm gần đây. Từ năm 2000 đến 2004, tỉ trọng đóng góp của thị trường này giảm từ 51,12% xuống 41,54%.
Đứng thứ hai trong thị trường xuất khẩu của công ty là thị trường EU. Năm 2000, thị trường EU đạt 3.029.670 USD chiếm 44,04% nhưng đến năm 2001 nó chỉ chiếm 42,18%, năm 2002 là 37,55%, năm 2003 là 33,33% và đến năm 2004 thị trường này chiếm 11,68% tương ứng với 927.286,5 USD. Sự giảm sút mạnh mẽ về tỉ trọng của thị trường này trong cơ cấu thị trường xuất khẩu là do thị trường này là thị trường khó tính và là thị trường thị trường may mặc chính của công ty nhưng các tiêu chuẩn cho hàng may mặc là khắt khe nên công ty đã chuyển hướng sang thị trường Mỹ và các thị trường khác.
Thị trường Mỹ là thị trường dễ tính, tiêu dùng với khối lượng lớn hàng dệt may. Do đó, hàng dệt may các nước thi nhau đổ vào trong đó có Việt Nam. Đặc biệt sau Hiệp định dệt may Việt Nam- Hoa Kỳ thì hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ có lợi thế hơn về giá cả ( do thuế giảm ). Bởi vậy, chiến lược của công ty là đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2000, tỉ trọng của thị trường Mỹ trong cơ cấu thị trường xuất khẩu rất nhỏ chiếm 0,06% ( tương ứng 4.230 USD). Năm 2001, tỉ trọng của thị trường này tăng lên chút ít nhưng vẫn nhỏ chiếm 0,304%( tương ứng với 19.398 USD) và năm 2002 là 4,97%. Nhưng sang đến năm 2003, tỉ trọng của thị trường này tăng vọt lên, chiếm 17,13%( 1.255.304,6 USD). Đến năm 2004, tỉ trọng của thị trường mỹ là 31,2% tương ứng 2.476.359 USD đưa Mỹ trở thành thị trường lớn thứ hai trong thị trường xuất khẩu của công ty.
Đa dạng hoá thị trường là chiến lược xuyên suốt của công ty ngay từ khi thành lập. Bên cạnh những thị trường truyền thống là Nhật Bản, EU, công ty đã đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường mới ở Châu á, Châu Mỹ và Châu Phi nên tỉ trọng của các thị trường khác cũng tăng từ 4,808% năm 2000 lên đến 15,58% năm 2004.
Sự đa dạng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giúp công ty tránh được rủi ro do phụ thuộc quá mức vào một thị trường nào đó. Tuy nhiên, công ty vẫn cần duy trì các thị trường truyền thống- nơi mà công ty đã am hiểu và có kinh nghiệm kinh doanh.
3.Mặt hàng dệt may xuất khẩu
Công ty chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng may như áo jacket, sơ mi, quần và mặt hàng dệt: dệt kim và khăn bông. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty Vinateximex
Mặt hàng
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
GT
(USD)
Tỉ trọng
(%)
GT
(USD)
Tỉ trọng
(%)
GT
(USD)
Tỉ trọng
(%)
GT
(USD)
Tỉ trọng
(%)
GT
(USD)
Tỉ trọng
(%)
May mặc
2.435.316
35,4
2.837.602
44,52
2.223.000
40,23
2.649.000
36,16
2.715.000
34,2
Dệt kim
121.615
1,77
41.296
0,65
169.185
3,08
1.030.000
14,06
842.590
10,62
Khăn bông
3.468.533
50,41
3.235.857
50,77
2.765.000
50,4
3.230.000
44,1
3.975.000
50,08
Hàng hoá khác
845.536
12,42
258.245
4,06
327.815
6,29
417.000
5,68
403.410
5,1
Tổng KNXK
6.880.000
100
6.373.000
100
5.485.000
100
7.326.000
100
7.936.000
100
Nguồn: Phòng kế hoạch- Thị trường. Vinateximex.
Khăn bông và may mặc là mặt hàng dệt may xuất khẩu chính của công ty trong đó khăn bông là mặt hàng chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Mặt hàng này công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đứng thứ hai trong kim ngạch xuất khẩu của công ty là hàng may mặc. Các mặt hàng may mặc xuất khẩu chủ yếu của công ty là áo jacket, áo sơ mi nam, quần và một số quần áo khác. Thị trường xuất khẩu chính và truyền thống cho mặt hàng may mặc là EU. Nhưng 2 năm trở lại đây ( từ 2003 ) thì thị trường Mỹ lại là thị trường đang mở rộng đối với mặt hàng này.
Dệt kim là mặt hàng mà công ty quyết tâm khôi phục từ năm 2002. Vì vậy, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này cũng tăng lên đáng kể từ năm 2003: năm 2002, đạt 169.185 USD chiếm 3,08% nhưng đến năm 2003, giá trị xuất khẩu dệt kim đạt 1.030.000 USD chiếm 14,06% kim ngạch xuất khẩu của công ty, năm 2004 đạt 842.590 USD chiếm 10,62%.
Nhìn chung, hàng dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty trong đó khăn bông, may mặc, dệt kim là 3 loại mặt hàng chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may là mục tiêu chính trong hoạt động xuất khẩu của công ty.
III.Những đặc điểm của thị trường Mỹ tác động đến nhập khẩu hàng dệt may.
1.Đặc điểm tiêu dùng
Từ thế kỷ thứ 16 người Châu Âu đã khám phá ra Châu Mỹ và cũng từ đó Mỹ được coi là mảnh đất của tự do, là miền đất hứa. Dòng thác nhập cư từ Châu Âu, Châu á, Châu Phi ồ ạt đổ vào đây tạo nên một Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Chính vì vậy, dân cư ở đây rất đa dạng về sắc tộc, tôn giáo và phong tục tập quán.
Nét đa dạng này cũng tạo nên tập quán tiêu dùng đa dạng. Với người Mỹ, mua sắm là thói quen phổ biến nhất. Những lúc rảnh rỗi hay muốn thư giãn sau những giờ làm việc, người Mỹ thường đến các cửa hàng, siêu thị để mua những vật dụng cần thiết và những thứ mà họ thích. Các cửa hàng cũng là nơi mà người dân có thể trò chuyện và mở rộng quan hệ xã hội của mình.
Theo người Mỹ, mua sắm là yếu tố kích nền kinh tế phát triển. Mua sắm càng nhiều thì sẽ làm gia tăng sản xuất và dịch vụ.
Với mặt hàng dệt may, Mỹ là nước tiêu dùng hàng dệt may lớn nhất thế giới. Hàng năm, người Mỹ tiêu dùng mặt hàng này gấp 1,5 lần người Châu Âu- thị trường tiêu dùng hàng dệt may thứ hai thế giới. Theo điều tra, một năm phụ nữ Mỹ mua 54 bộ quần áo.
Trong phong cách ăn mặc, người Mỹ thường chú trọng đến yếu tố tự nhiên, bình thường. Với người Mỹ, sự thoải mái trong cách ăn mặc là ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, khi làm việc, nam giới thường mặc những chiếc sơ mi và quần âu vải sợi bông rộng thoáng còn nữ giới thì mặc váy với chất liệu co giãn. Còn trong cuộc sống hàng ngày, quần bò áo thun là phong cách ăn mặc đặc trưng nhất. ở mọi nơi trên đất Mỹ, bạn cũng có thể bắt gặp phong cách ăn mặc này.
Nhịp sống ở Mỹ rất khẩn trương và họ tiêu dùng các sản phẩm cũng rất khẩn trương. Một số sản phẩm mà họ chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn mặc dù chưa hỏng nhưng nó đã cũ hay là họ không thích thì họ sẽ ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng sản phẩm cốm dinh dưỡng của Công ty TNHH Du Lịch và Dịch Vụ Hà Long Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
D Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình Nông Lâm Thủy sản 1
D Giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top