Hang_JJ

New Member

Download miễn phí Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành Dệt - May Việt Nam





 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3

1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Đặc điểm 4

1.1.3. Các hình thức 5

1.1.4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

1.1.4.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 7

1.1.4.2. Đối với nước đi đầu tư 11

1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 12

Chương 2 17

Thực trạng thu hút FDI vào ngành dệt may 17

2.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 17

2.1.1. Đặc điểm của ngành dệt may 17

2.1.2 Năng lực của ngành dệt may 19

2.1.2.1. Năng lực sản xuất 19

2.1.1.2. Cơ sở sản xuất 20

2.1.2.3. Khả năng chiếm lĩnh thị trường 22

2.1.3. Thực trạng sản xuất của ngành Dệt - May 24

2.1.4. Vị trí của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam 27

2.1.5. Sự cần thiết của việc thu hút FDI vào ngành dệt may 28

2.2. Tình hình thu hút FDI vào ngành dệt may Việt Nam 29

2.2.1. Nhịp độ đầu tư 30

2.2.2 Quy mô dự án 32

2.2.3. Cơ cấu FDI vào ngành dệt may theo đối tác, địa bàn và hình thức đầu tư 35

2.2.4. Nhận xét chung về tình hình thu hút FDI vào ngành dệt may thời gian qua 45

2.3. Đánh giá chung 48

2.3.1. Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may 48

2.3.2 Ưu điểm 52

2.3.3. Nhược điểm 55

2.3.4. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành Dệt - May Việt Nam 58

Chương 3 62

TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 62

3.1. Triển vọng phát triển ngành dệt may Việt Nam 62

2. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010: 67

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


riển ngành dệt may. Do có những lợi thế so sánh về lao động và thị trường đầy tiềm năng nên Việt Nam đã thu hút được các nhà đầu tư lớn . Điều này phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước NICs cho nên họ tích cực đầu tư sang Việt Nam và trở thành những nhà đầu tư nhiều nhất ở Việt Nam ở lĩnh vực dệt. Hai nhà đầu tư lớn này chiếm tới 93,68% tổng vốn đăng ký vào ngành dệt, trong đó Đài Loan chiếm 58,62%.
Bảng 4: FDI vào ngành dệt Việt Nam phân theo đối tác đầu tư
STT
Tên nước
Tổng VĐT
( triệu USD)
VĐT/DA
( triệu USD)
1
Đài Loan
1189,51
22,28
2
Hàn Quốc
711,63
17,36
3
British West inside
50
50,00
4
Nhật bản
20,5
5,13
5
B.V. Islands
17,83
5,94
6
Hồng Kông
14,33
1,30
7
Trung Quốc
8,69
1,09
8
Channel Islands
4,48
4,48
9
Australia
3,08
3,08
10
CHLB Đức
2,59
1,30
11
Hoa Kỳ
2,5
2,50
12
Thái Lan
1,81
1,81
13
Canada
1,55
1,55
14
Ucraina
0,8
0,80
15
Pháp
0,02
0,02
Nguồn: Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Như vậy, môi trường đầu tư Việt Nam hiện đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư Châu á. Trình độ, khả năng, điều kiện của các nhà đầu tư Châu á cũng đang phù hợp với điều kiện, nhu cầu phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy vậy, trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành dệt Việt Nam vẫn còn thiếu vắng các tập đoàn kinh tế lớn. Đây là điểm cần lưu ý trong việc lựa chọn các đối tác sắp tới nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam đạt hiệu quả hơn.
* Ngành may
Số đối tác đầu tư vào ngành may là 15 đối tác, chủ yếu vẫn là các nhà đầu tư từ Châu á, chiếm 84,95% tổng số dự án trong ngành may. Trong đó, Hàn Quốc và Đài Loan là hai nhà đầu tư lớn nhất với tổng số 184 dự án, chiếm 57,68% vốn đầu tư nước ngoài cho ngành may Việt Nam.
Bảng 5: FDI vào ngành may Việt Nam phân theo đối tác đầu tư
STT
Tên nước
Tổng VĐT
( Triệu USD)
VĐT/DA
( Triệu USD)
1
Đầi Loan
199,37
2,17
2
Hàn quốc
169,65
1,84
3
Hồng Kông
75,01
1,97
4
Nhật Bản
62,03
2,14
5
Liechtenstein
23
23,00
6
B.V Islands
21,19
2,35
7
Malaisia
19
2,38
8
Vương quốc Anh
18,45
3,08
9
Hoa Kỳ
17,26
1,73
10
Singapore
15,56
2,59
11
CHLB Đức
6,95
1,74
12
Pháp
6,55
1,31
13
Liên bang Nga
6,04
3,02
14
Thái Lan
5,69
2,85
15
ấn Độ
4,5
4,5
16
Mauritus
3,65
3,65
17
Trung Quốc
2,5
0,83
18
Philipin
1,9
0,95
19
Italia
1,5
1,50
20
Srilanca
1,5
1,50
21
Guatemala
1,39
1,39
22
Cộng hoà Séc
1
1,00
23
Australia
0,6
0,30
24
Đan Mạch
0,3
0,30
25
Canada
0,2
0,20
Nguồn: Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm 2002, Đài Loan đã đầu tư thêm 44 dự án với tổng số vốn đầu tư 102,54 triệu USD; Hàn Quốc tăng 66 dự án với tổng số vốn là 132,21 triệu USD. Năm 2002, Nhật Bản đã từ vị trí từ thứ 2 năm 2001 xuống đứng thứ 4 với 29 dự án và tổng số vốn đầu tư là 62,02 triệu USD. Hồng Kông với số dự án chiếm 11,9% đứng thứ ba. Tuy nhiên, xét về quy mô vốn đầu tư trên một dự án thì Đài Loan và Hàn Quốc không phải là những quốc gia đứng đầu mà là Liechtenstein dẫn đầu với một dự án 23 triệu USD. Thấp nhất là Canada 0,2 triệu USD. Về cơ cấu đối tác, các nước Đông Nam á và các nước Nics vẫn là những đối tác đầu tư chủ yếu vào ngành may Việt Nam.
Cũng như trong ngành dệt, ngành may còn thiếu vắng các nhà đầu tư Châu Âu, Châu Mỹ. Các nhà đầu tư này còn dè dặt khi đầu tư vào ngành may Việt Nam, trong khi hầu như sản phẩm may mặc được xuất khẩu sang thị trường EU. Điều này có nghĩa là ngành dệt may đang chuyển dịch vào các nước có nhiều lao động và kinh nghiệm quản lý cũng như trình độ công nghiệp trung bình như Việt Nam. Theo đó, chúng ta cần quan tâm hoàn thiện, sửa đổi các chính sách, đặc biệt là xây dựng các mối quan hệ lâu dài với các nước này kết hợp với việc nâng cao chất lượng, mẫu mã phong phú và phù hợp với nhu cầu của thị trường nhằm duy trì và đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang Châu Âu, Châu Mỹ.
b. Theo địa bàn đầu tư
Việc phân bổ các dự án theo vùng lãnh thổ ảnh hưởng lớn đến trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Việc phân bổ này một mặt tạo sự hài hoà giữa các vùng, các địa phương, do đó quyết định đến tăng trưởng chung của cả nước, mặt khác nó cũng tạo khoảng cách phân hoá giàu nghèo, mức độ bình đẳng, ổn định xã hội. Nhà nước đã có quy hoạch để vốn đầu tư vào các vùng, địa phương đảm bảo hài hoà, cân đối. FDI vào ngành dệt may là nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, vì vậy mà việc phân bổ nguồn vốn đó như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của cả nước.
* Ngành dệt
Hiện nay, các tỉnh miền Nam chiếm 87,3% tổng dự án đầu tư trên tổng số 14 tỉnh thành phố trên cả nước vào ngành theo địa bàn. Trong đó, Đồng Nai là địa phương đứng đầu với 24 dự án, tổng số vốn đầu tư là 1.454,27 triệu USD ( chiếm 19,05% tổng số dự án và 71,66% về tổng vốn đầu tư). Đồng Nai cũng là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn và hiệu qủa bậc nhất của nước ta hiện nay. Tiếp đến là Long An, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có nhiều dự án nhất ( 48 dự án), tuy vậy quy mô vốn trung bình của các dự án là 2,38 triệu USD/dự án, thấp hơn nhiều so với quy mô dự án trung bình ở tất cả các địa bàn. Điều này cho thấy ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ tập trung các dự án quy mô vừa và nhỏ với các doanh nghiệp chủ yếu là in, nhuộm và hoàn tất vải. Đây cũng là vùng cung cấp chủ yếu các loại vải để sản xuất áo rét và sơ mi xuất khẩu cho cả nước.
Bảng 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt Việt Nam phân theo địa bàn đầu tư
STT
Địa phương
Tổng VĐT
(triệuUSD)
VĐT/DA
(triệuUSD)
1
Đồng Nai
1454,27
60,59
2
Long An
171,63
42,91
3
Bình Dương
165,56
6,90
4
TP. Hồ Chí Minh
114,49
2,39
5
Phú Thọ
82,16
20,54
6
Lâm Đồng
15,14
2,52
7
Tây Ninh
7,87
1,97
8
Nam Định
5
5,00
9
Hải Phòng
3,3
1,65
10
Hà Tây
2,63
0,88
11
Hà Nội
2,59
0,86
12
Hưng Yên
1,9
1,90
13
Quảng Ninh
1,55
1,55
14
Vĩnh Phúc
1,23
1,23
Nguồn: Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Để thúc đẩy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt nam chính phủ đã có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy vậy, cho đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn được tập trung chủ yếu vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi và kết câú hạ tầng và môi trường kinh tế - xã hội ổn định. Với đặc điểm là các ngành dệt phải tập trung diện tích lớn nên không thể tập trung tại một số vùng đất hẹp mà tập trung chủ yếu ở một số tỉnh có điều kiện tương đối tốt về cơ sở hạ tầng, thoả mãn điều kiện xây dựng các nhà máy dệt quy mô lớn. Đó chính là nguyên nhân mà Đông Nai và các tỉnh phía Nam thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhìn chung, về cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ, các số liệu trên cho thấy hiện nay đang có sự mất cân đối rõ rệt trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt giữa ba miền...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền trung Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
A Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công ty TNHH XD&TM Quang Minh’ Luận văn Kinh tế 0
H Các giải pháp chủ yếu thực hiện thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top