nhokGa_loveGirl

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục lục
Mở đầu 3
Phần I: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian qua 4
1. Tổng quan về tình hình tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung của Việt Nam từ 1988 đến nay 4
2. Quy mô và tốc độ đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam từ 1991 đến nay 7
3. Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam 10
3.1. Cơ cấu FDI theo ngành 10
3.2. Cơ cấu FDI theo địa phương 12
3.3. Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư 12
4. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua 14
4.1. Những ưu điểm 14
4.2. Những tồn tại 16
4.3. Nguyên nhân 18
Phần II: Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam 20
1. Những định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc 20
1.1. Những lợi ích trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc 20
1.2. Những hạn chế trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc 22
1.3. Định hướng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc 23
2. Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam 25
2.1. Nâng cao nhận thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài 25
2.2. Xây dựng và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư 26
2.3. Hoàn thiện hệ thống luật pháp 27
2.4. Xây dựng định hướng chiến lược thu hút FDI một cách chính xác và chất lượng 28
2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài 29
2.6. Cải thiện lực lượng lao động 30
Kết luận 31
Danh mục tài liệu tham khảo 32


Mở đầu

Với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn vô cùng qua trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, nó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đồng thời tạo điều kiện khai thác các lợi thế so sánh, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tao thêm nhiều việc làm…. Xu hướng của nguồn vốn nước ngoài hiện nay đang đổ vào các nước đang phát triển. Chính vì vậy, mà việc nghiên cứu vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là tất yếu để tạo sự pát triển kinh tế đất nước.
Trong các nước có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, thì Trung Quốc là một nước có nền kinh tế phát triển không ngừng, liên tục; có nguồn công nghệ phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam thêm vào đó Trung Quốc lại là nước láng giềng của chúng ta. Do đó, cần có những hoạt động nghiên cứu, thu thập các số liệu về vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Việt Nam, từ đó nhận xét, đánh giá thực trạng nay để tìm ra nguyên nhân, những thuận lợi và khó khăn gặp phải. Quan trọng là đưa ra được các kiến nghị và các giải pháp để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư này. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”. Và đề tài nghiên cứu của em sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp thống kê, dự đoán, phương pháp phân tích…Nội dung chính của đề tài được kết cấu như sau:
Phần I: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam
Phần II: Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam



Phần I
Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian qua

1. Tổng quan về tình hình tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung của Việt Nam từ 1988 đến nay
So sánh năm 2004 với năm 2003 ta thấy rằng chỉ số FDI đã có sự tăng cao và đạt mức kỷ lục kể từ khủng hoảng tài chính năm 1997. Trong năm 2004, Việt Nam tiếp nhận 5.130 dự án đầu tư với vốn đầu tư thực hiện đạt gần 27 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2003 và vượt kế hoạch đề ra. Doanh thu của khu vực đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng 20%. Còn trong 8 tháng đầu năm 2005, dòng vốn FDI vào nước ta tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2004. Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,46 tỷ USD tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất kể từ năm 1999 kể lại đây. Quy mô dự án cấp mới trong 8 tháng đầu năm 2005 tăng so với năm trước (4,5 triệu USD/ dự án), so với quy mô trung bình của dự án cấp mới năm 2004 (3,0 triệu USD/ dự án).
Tính từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành 29/12/1987 đến hết tháng 8/2005, cả nước cấp giấy phép đầu tư cho hơn 6.600 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn cấp mới hơn 62 tỷ USD, trong đó có 5.627 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 48,15 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 26 tỷ USD. (Nếu tính cả các dự án hết hiệu lực thì vốn thực hiện đạt gần 32 tỷ USD). Chiếm tỷ trọng lớn nhất là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 3.798 dự án (chiếm 67,6%) với vốn cấp mới 28,99 tỷ USD (chiếm 60,2%). Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ với 1.072 dự án (chiếm 19,08%) vốn cấp mới 15,55 tỷ USD (chiếm 32,2%); và cuối cùng là lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp có 747 dự án (chiếm 13,3%) với vốn cấp mới là 3,61 tỷ USD (chiếm 7,5%) (xem phụ lục 1).
Mặc dù sự phân bố vốn đầu tư trực tiếp theo vùng lãnh thổ có sự chuyển biến ngày càng cân đối nhưng các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc vùng kinh tế trọng điểm vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài. Đứng đầu là TP.Hồ Chí Minh chiếm 30,8% về số dự án; 24,5% tổng vốn đăng ký và 22,8% tổng vốn thực hiện. Hà Nội chiếm 10,6% về số dự án; 18,26% tổng vốn đăng ký và 12,1% tổng vốn thực hiện. Tiếp đến là Đồng Nai chiếm 11,8% về số dự án; 17,1% tổng vốn đăng ký và 13,2% tổng vốn thực hiện. Và Bình Dương chiếm 18 % về số dự án; 9,86 % tổng vốn đăng ký và 6,9 % tổng vốn thực hiện (xem phụ lục 2). Riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An) chiếm 58,2 % tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 49,6% vốn thực hiện của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh) chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 28,7% vốn thực hiện của cả nước. Hiện nay, các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất (không kể các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp) còn hiệu lực chiếm 33,8% về số dự án và 33,4% tổng vốn đầu tư của cả nước.
Hiện nay, có 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư ở Việt Nam trong đó các nước Châu á chiếm 76,5% về số dự án và 69,8% vốn đăng ký; các nước Châu âu chiếm 10% số dự án và 16,7% vốn đăng ký; các nước Châu Mỹ chiếm 6% về số dự án và 6% vốn đăng ký, riêng Hoa Kỳ chiếm 4,25% số dự án và 2,9% vốn đăng ký; số còn lại là các nước ở khu vực khác. Riêng 5 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam là Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Hồng Kông chiếm 63,7% về số dự án và 61,4% tổng vốn đăng ký. Việt kiều từ 15 nước khác nhau chủ yếu là từ CHLB Đức, Liên bang Nga và Pháp đầu tư 96 dự án với vốn đầu tư đăng ký 290,5 triệu USD, chỉ bằng 0,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
2.4. Xây dựng định hướng chiến lược thu hút FDI một cách chính xác và chất lượng
Ta thấy rằng, hiện nay, chất lượng khâu quy hoạch của chúng ta còn quá kém, dẫn đến việc cấp giấy phép đầu tư cho một số ngành hàng, lĩnh vực vượt quá nhu cầu, gây lãng phí, thiệt hại cho đất nước, làm cho các nhà đầu tư mất niềm tin. Từ đó, đòi hỏi phải có những định hướng, chiến lược cụ thể. Những định hướng, chiến lược này cần đặt tronh chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời nâng cao chất lượng quy hoạch thu hút vón FDI. Trên cơ sở đó, các ngành, bộ, địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết cho ngành, bộ, địa phương mình. Quy hoạch cần khoa học và hợp lý, sao cho phát huy được nội lực và gắn với tiến trình hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, kết hợp giải quyết những yêu cầu của an ninh và quốc phòng. Cần sớm công bố các quy hoạch phát triển của từng ngành, từng vùng, từng địa phương. Ngoài ra, Chính phủ phải có chính sách giảm thiểu rủi ro mang tính khách quan, như có thể công bố các danh mục dự án gọi vốn FDI kèm theo các chính sách ưu đãi cho từng thời kỳ và thông báo trước lộ trình thay đổi hàng năm đối với hạn chế định lượng, thuế suất…. Đối với danh mục dự án gọi vốn FDI thì cần xây dựng theo hướng tập trung thu hút vào lĩnh vực có tiềm năng, lĩnh vực dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao và giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, marketing, phân phối và dịch vụ hậu cần, các dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng,các dự án sử dụng công nghệ cao.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền trung Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
A Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công ty TNHH XD&TM Quang Minh’ Luận văn Kinh tế 0
H Các giải pháp chủ yếu thực hiện thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top