Canowicakte

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời nói đầu

Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam đang rất cần vốn cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua hai cuộc kháng chiến cứu nước khốc liệt, nền kinh tế Việt Nam vốn yếu kém nay lại càng trở nên kiệt quệ. Đứng trước tình hình đó, tại Đại Hội Đảng VI (12/1986), Đảng và Nhà nước đã quyết định đề ra mục tiêu đổi mới toàn diện về mọi mặt kinh tế – xã hội, chính trị, ngoại giao v.v… Chúng ta đã chuyển đổi từ cơ chế bao cấp, kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cùng với nó, Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được ban hành vào năm 1987 nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục đích: bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước, chuyển giao những công nghệ tiên tiến hiện đại từ bên ngoài nhằm nâng cao trình độ, năng lực công nghệ trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế v.v… qua đó, góp phần giúp Việt Nam đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Hoa Kỳ với tư cách là nhà đầu tư ra nước ngoài lớn nhất trên thế giới, đã bước đầu tiếp cận thị trường Việt Nam và đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã quan tâm và đầu tư vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn còn ở mức rất khiêm tốn so với tiềm lực kinh tế của mình cũng như chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé trong tổng đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ. Đứng trước tình hình trên, với mong muốn đẩy mạnh được luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, người viết đã chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”.
Về mặt bố cục, đề tài được chia làm 3 phần:
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Chương 2: Thực trạng về FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Để hoàn thành đề tài này, em xin chân thành Thank Th.S Nguyễn Hữu Sở người đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành đề tài.
Chương 1
Lý luận chung về đầu tư trực tiếp
nước ngoài(FDI)

1.1 Khái niệm và đặc điểm FDI
1.1.1 Khái niệm
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiện nay chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.Cho đến nay, mặc dù cũng có không ít khái niệm khác nhau về đầu tư quốc tế, nhưng khái niệm được nhiều người thừa nhận đó là “Đầu tư quốc tế là sự di chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý,...từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu”. Có hai hình thức để thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp (PFI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời cũng là người trực tiếp quản lý và điều hành vốn. Còn đầu tư gián tiếp cũng là loại hình di chuyển vốn, nhưng người chủ sở hữu vốn không trực tiếp tham gia quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn. So với đầu tư gián tiếp thì đầu tư trực tiếp được thu hút chủ yếu do tính ưu việt hơn hẳn của nó. Trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài nước chủ nhà có thể tiếp thu được những công nghệ, kỹ thuật quản lý tiên tiến hiện đại của các chủ đầu tư nước ngoài bên cạnh việc tăng cường vốn đầu tư nội địa cũng như góp phần đáng kể nguồn thu ngân sách cho chính phủ nước chủ nhà. Đây là những yếu tố cực kì quan trọng đặc biệt đối với những nước đang phát triển, giúp các nước này thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Mặt khác chủ đầu tư nước ngoài được trực tiếp tham gia điều hành quản lý đối tượng mà họ bỏ vốn vì vậy họ được quyền ra các quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có lợi nhất cho mình.Về cơ bản FDI là nguồn vồn an toàn hơn vốn đầu tư gián tiếp cho các nước chủ nhà vì thời hạn của các dự án FDI thường dài và khá ổn định còn dòng vốn đầu tư gián tiếp thường khôngchắc chắn, các chủ đầu tư có thể rút vốn bất kỳ lúc nào.
Từ những năm 60 trở lại đây, dòng FDI trên thế giới vận động theo một số xu hướng chính sau:
- Hầu hết FDI được thực hiện trong những khu vực có tương đối nhiều vốn của thế giới. Như vậy FDI không phải chủ yếu chảy từ nơi nhiều vốn sang nơi hiếm vốn mà lại được thực hiện chủ yếu trong khu vực các nước công nghiệp phát triển. Nếu ở đầu thế kỉ 20 , trên 70% vốn đầu tư đổ vào các nước chậm phát triển và đang phát triển thì từ sau chiến tranh thế giới thứ hai dòng vốn đầu tư quốc tế lại chủ yếu chảy vào các nước tư bản phát triển, các nước này chiếm tới 80% tổng vốn đầu tư quốc tế.
- FDI được thực hiện trong nội bộ khu vực. Do những ưu thế về khoảng cách địa lý và các điều kiện đặc điểm tương đồng mà có xu hướng đầu tư trong nội bộ khu vực.
- Có sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng giữa các chủ đầu tư quốc tế. Trong những năm gần đây , ngoài những chủ đầu tư lớn trước đây như Anh , Pháp, Đức, Mỹ, Hà Lan còn xuất hiện những chủ đầu tư mới đó là các nước đang phát triển có tốc độ đầu tư ra nước ngoài khá cao, đặc biệt là các nước NICs Châu á.
- Đông á và Đông Nam á ngày càng trở thành khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhất trong các khu vực đang phát triển, chiếm 2/3 tổng FDI vào các nước đang phát triển ( giai đoạn trước khủng hoảng tài chính khu vực). Đây là vùng phát triển kinh tế năng động nhất trong những năm gần đây. Khu vực này trở nên năng động đối với nhà đầu tư nước ngoài vì giá nhân công rẻ, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện tốt và so với các nước tư bản phát triển thì có mức độ cạnh tranh thấp hơn.
- Các nhân tố ảnh hưởng phát triển nhất đến sự di chuyển FDI trên thế giới là sự ổn định về tình hình chính trị, hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế, triển vọng mở rộng thị trường, các điều kiện thuận lợi để thực hiện hoạt động đầu tư, cũng như chịu ảnh hưởng mạnh của các quan hệ ngoại giao v...v
Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty đa quốc gia nhằm xây dựng các cơ sở , chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ cho phép họ trực tiếp tham gia đối tượng mà họ bỏ vốn.
1.1.2 Đặc điểm của FDI
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu theo luật đầu tư của từng nước quy định. Ví dụ: Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án trong khi đó Mỹ qui định là 10% và một số nước khác là 20%.
- Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Nếu góp 100% vốn pháp định, thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý.
- Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có)
- FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại từng phần hay toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hay mua cổ phiếu để sát nhập các doanh nghiệp mới nhau. Hay nói cách khác các hình thức phổ biến của FDI là: hợp đồng hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và BOT.
1.2 Tác động của FDI đối với nước đầu tư và nước nhận đầu tư
1.2.1 Đối với nước đầu tư
Đầu tư ra bên ngoài đem lại lợi ích rất lớn đối với chủ đầu tư. Bởi khi giá lao động và chi phí cho các dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước là tương đối cao thì FDI là công cụ giúp chủ đầu tư nước ngoài nâng cao được hiệu suất vốn cũng như tỷ suất lợi nhuận nhờ vào chi phí sản xuất sản phẩm thấp. Do các chủ đầu tư có thể khai thác được nguồn lao động dồi dào với giá rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có sẵn tại nước sở tại. Qua đó họ có thể khai thác lợi thế so sánh của nước chủ nhà. Những yếu tố đó góp phần tích cực giúp hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Các chủ đầu tư nước ngoài có khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp nguyên liệu trực tiếp của nước sở tại. Như chúng ta đã biết, FDI có rất nhiều tính ưu việt hơn hẳn PFI .Trong hình thức FDI các chủ đầu tư nước ngoài được quuyền tham gia điều hành quản lý trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn vì thế họ có quuyền đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất cho mình. Điều này đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn là tương đối cao. Bên cạnh đó FDI giúp các chủ đầu tư tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước sở tại khi muốn chiếm lĩnh thị trường của những nước này. Thông qua FDI , chủ đầu tư nước ngoài có thể xây dựng được những doanh nghiệp ngay tại chính các nước thi hành chính sách bảo hộ mà thường thì một trong những rào cản lớn nhất khi các công ty muốn xâm nhập thị trường tiêu thụ sản phẩm của một nước chính là hàng rào bảo hộ.
1.2.2 Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư
Đối với các nước tiếp nhận vốn đầu tư, FDI có một vai trò rất lớn. FDI góp phần đẩy nhanh quá trình công nhgiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt đối với những nước đang phát triển thì FDI ngày càng trỏ nên quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước. FDI là yếu tố quan trọng trong việc tăng cường và bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước, bù đắp sự thiếu hụt về nguồn vốn để thực hiện thành công các mục tiêu tăng trưởng và phát triển đát nước. Một trong những đặc điểm cơ bản có tính phổ biến ở các nước đang phát triển đó là tỷ lệ tiết kiệm tháp và thiếu ngoại tệ, hơn nữa quá trình tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế rất chậm và không đáng kể cho yêu cầu của công nghiệp hoá. Các nước đang phát triển muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong khi phải đối mặt với sự khan hiếm về vốn, sự thiếu vắng những công nghệ tiên tiến để phục vụ cho giai đoạn đầu công nghiệp hoá, cho đén những hạn chế về kiến thức kinh doanh. Những yếu tố này sẽ góp phần hạn chế các nước đang phát triển đẩy nhanh quá này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nước chủ nhà. Đối với Việt Nam, luồng FDI lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để đạt được những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra đối với việc phát triển đất nước, chúng ta cần tranh thủ tối đa luồng FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Thu hút được các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để bổ sung vốn đầu tư trong nước, nâng cao năng lực công nghệ trong nước v.v… cùng với rất nhiều tác động tích cực khác đối với nền kinh tế. Song môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập cản trở dòng vốn này.
Trong phạm vi đề tài này, người viết tập trung nghiên cứu thực trạng của dòng FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam trước và sau Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, các yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, qua đó xin đưa ra một vài gợi ý mang tính chất giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút được nguồn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong giai đoạn tới.
Trong quá trình hoàn thành đề tài này, chắc hẳn không tránh được những thiếu sót. Người viết mong muốn nhận được sự đóng góp của những người quan tâm tới để góp phần hoàn thiện hơn nữa cho vấn đề mà đề tài đề cập.











Tài liệu tham khảo

1. Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
2. Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ nhằm triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Bộ kế hoạch và đầu tư, 9/2002.
3. Đinh Quý Độ, Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu á- Thái Bình Dương kể từ sau chiến tranh lạnh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
4. Kinh tế thế giới 2001-2002, thời báo kinh tế Việt Nam, 3/2002
5. Việt Nam trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương,4/2002.
6. Châu Mỹ ngày nay, số 1,2,4,8 năm 2002
7. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 8/1999.
8. Nguyễn Anh Tuấn, Quan hệ kinh tế giữa Mỹ, Nhật và Việt Nam từ 1995 đến nay, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 9/2000.
9. Lê Văn Sang, Chiến lược kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu á - Thái Bình Dương, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, 4/1996.
10. Nguyễn Xuân Thắng, Lợi ích và sự điều chỉnh chiến lược kinh tế Châu á - Thái Bình Dương của Mỹ, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, 4/1995.
11. Thời báo kinh tế Việt Nam số 8,27 năm 2002.
12. Báo cáo của Vụ đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch đầu tư, 20/3/2003.
13. Báo cáo tổng kết kinh tế đối ngoại, Văn phòng chính phủ, ngày 30/9/1999
14. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện chủ trương thực hiện và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ kế hoạch và đầu tư, 9/1999.


Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) 2
1.1 Khái niệm và đặc điểm FDI 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Đặc điểm của FDI 4
1.2 Tác động của FDI đối với nước đầu tư và nước nhận đầu tư 4
1.2.1 Đối với nước đầu tư 4
1.2.2 Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư 5
1.3 Nhân tố tác động đến việc thu hút FDI 8
1.3.1 Tình hình chính trị 8
1.3.2 Chính sách – pháp luật 9
1.3.3 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 10
1.3.4 Trình độ phát triển nền kinh tế 10
1.3.5 Đặc điểm phát triển văn hoá xã hội. 10

Chương 2: Thực trạng FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua 12
2.1 Thực trạng và xu hướng đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài. 12
2.1.1 Thực trạng nền kinh tế Hoa Kỳ thời gian qua. 12
2.1.2 Tình hình đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài nói chung. 14
2.2 Tình hình đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam. 20
2.2.1 Thực trạng đầu tư của Hoa Kỳ tạI Việt Nam trước và sau Hiệp định Thương mại. 20
2.2.2 Hiệu quả của nguồn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 42
2.2.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. 47


Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 56
3.1. Phát triển cơ sở hạ tầng. 56
3.2. Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật đến hoạt động ĐTNN. 58
3.3. Đẩy mạnh chương trình xúc tiến đầu tư của Hoa Kỳ. 60
3.3.1. Tập trung nỗ lực hỗ trợ các dự án đầu tư của Hoa Kỳ đã được cấp giấy phép đầu tư hay đang đàm phán, chuẩn bị đầu tư. 60
3.3.2. Tập trung vận động đầu tư đối với từng lĩnh vực, dự án và đối tác tiềm năng theo hướng: 61
3.3.3. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về đầu tư. 61
3.3.4. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác xúc tiến đầu tư với các công ty tư vấn, xúc tiến đầu tư, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ của Hoa Kỳ theo hướng: 62
3.3.5. Thiết lập văn phòng xúc tiến đầu tư của Việt Nam tại Hoa Kỳ: 63

Kết luận 64

Tài liệu tham khảo 65

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

tai ha

New Member
Thank các bạn bài viết rất hữu ích mình có thể xin file bài báo này được không ?
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền trung Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
A Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công ty TNHH XD&TM Quang Minh’ Luận văn Kinh tế 0
H Các giải pháp chủ yếu thực hiện thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top