Download miễn phí Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho Việt Nam





LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I/ Tổng quan về nguồn vốn ODA và vai trò của ODA 3

I/ Giới thiệu về vốn ODA 3

1. Khái niệm ODA 3

2. Đặc điểm nguồn vốn ODA 4

2.1 ODA là nguồn vốn hợp tác phát triển 4

2.2. ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi 5

2.3.ODA là nguồn vốn có nhiều ràng buộc 6

3. Phân loại vốn ODA 8

3.1 Theo tính chất tài trợ 8

3.2 Phân theo nguồn cung cấp 9

3.3 Phân theo mục đích sử dụng 10

3.4 Phân theo điều kiện 10

II/ Vai trò của vốn ODA với sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước đang phát triển 11

1. ODA góp phần bổ sung cho nguồn vốn đầu tư 11

2. ODA góp phần cải thiện thể chế và cơ cấu kinh tế 12

3. ODA góp phần xoá đói giảm cùng kiệt 12

4. ODA góp phần chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ 13

1. Giới thiệu về UNDP 14

1.1 Giới thiệu chung về UNDP 14

1.2 Tôn chỉ và mục đích hoạt động của UNDP 15

2. Mối quan hệ UNDP- Việt Nam 16

2.1 Giới thiệu chung hoạt động UNDP tại Việt Nam 16

2.2 Các lĩnh vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên, địa bàn hoạt động 18

3. Những đặc điểm của nguồn vốn UNDP 21

3.1 Viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật là chủ yếu 21

3.2 Tỉ trọng ngân sách không thường xuyên lớn 21

3.3 Quy trình viện trợ linh hoạt và trung lập 22

4. Sự cần thiết tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA từ UNDP cho Việt Nam 23

 

Chương II Thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ UNDP cho Việt Nam giai đoạn 1997-2008 25

I/ Thực trạng thu hút ODA từ UNDP cho Việt Nam 25

1. Tình hình cam kết ODA từ UNDP cho Việt Nam 25

1.1 Về quy mô ODA cam kết 25

1.2.1 Cơ cấu viện trợ ODA của UNDP cho Việt Nam theo lĩnh vực 27

1.2.2 Cơ cấu viện trợ của UNDP cho Việt Nam theo quy mô dự án 31

2. Tình hình giải ngân ODA từ UNDP 32

2.1 Mức giải ngân và tỉ lệ giải ngân ODA từ UNDP giai đoạn 1997-2008 32

2.2 So sánh tình hình cam kết và giải ngân ODA của UNDP với một số nhà tài trợ và với tỉ lệ chung của cả nước 35

II/ Thực trạng sử dụng ODA của UNDP 36

1. Tình hình sử dụng ODA trong lĩnh vực quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ 36

1.1 Tình hình sử dụng ODA của UNDP trong lĩnh vực cải cách hành chính công. 38

1.2 Tình hình sử dụng ODA của UNDP trong lĩnh vực tăng cường năng lực của Quốc hội và các cơ quan dân cử. 40

1.3. Tình hình sử dụng ODA của UNDP trong lĩnh vực Chế độ pháp quyền và tiếp cận công lý 42

2. Tình hình sử dụng ODA trong lĩnh vực môi trường, năng lượng và quản lý rủi ro thiên tai 43

2.1 Với lĩnh vực năng lượng và môi trường 44

2.2 Trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai 46

3. Tình hình sử dụng ODA trong lĩnh vực xoá đói, giảm cùng kiệt và phát triển xã hội. 48

3.1 Với lĩnh vực xóa đói giảm cùng kiệt 48

3.2 Trong lĩnh vực thương mại và phát triển khu vực tư nhân 50

3.3 Trong lĩnh vực bình đẳng giới và phòng chống HIV/ AIDS 51

III/ Đánh giá cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng ODA từ UNDP vào Việt Nam 51

1. Về cơ chế quản lý, theo dõi và đánh giá chương trình 51

2. Về quy trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA từ phía Việt Nam. 53

IV/ Đánh giá chung tình hình thu hút và sử dụng ODA của UNDP cho Việt Nam 54

1. Những kết quả đạt được 54

1.1 ODA từ UNDP góp phần tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ 54

1.1.1 Trong lĩnh vực tăng cường năng lực cho các cơ quan thay mặt 54

1.1.2 Trong lĩnh vực cải cách hành chính 56

1.1.3 Trong lĩnh vực xây dựng hệ thống luật pháp đồng bộ 56

1.2 ODA từ UNDP góp phần xoá đói giảm cùng kiệt và giải quyết vấn đề xã hội 57

1.2.1 Trong xoá đói giảm cùng kiệt và phát triển xã hội 57

1.2.2. Trong giải quyết các vấn đề xã hội 58

1.3 ODA từ UNDP góp phần nâng cao công tác bảo vệ môi trường và chất lượng tăng trưởng. 59

2. Những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho Việt Nam 60

2.1 Lãng phí trong nhiều dự án thí điểm 60

2.2 Hiệu quả dự án không được đánh giá rõ ràng 60

2.3 Dự án không phù hợp với nhu cầu và thực trạng của địa phương. 61

3. Nguyên nhân của những tồn tại 61

3.1. Do nhận thức chưa đúng về ODA 61

3.2 Thiếu cơ chế đánh giá kết quả sau dự án 61

3.3 Năng lực và trình độ của cán hạn chế 62

3.4 Quá trình chia sẻ thông tin và đối thoại chính sách còn hạn chế 62

Chương III/ Định hướng giải pháp thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho Việt Nam trong 63

giai đoạn 2009-2015 63

I/ Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng ODA của UNDP cho Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015 63

1. Cơ hội 63

2. Thách thức 64

II/ Định hướng thu hút và sử dụng ODA từ UNDP cho Việt Nam 65

1. Dự báo nhu cầu ODA trong giai đoạn 2009-2015 65

1.1 Dự báo nhu cầu tổng vốn đầu tư xã hội 65

1.2 Dự báo nhu cầu vốn ODA 66

2. Phương hướng thu hút và sử dụng ODA của UNDP cho Việt Nam giai đoạn 2009-2015 68

2.1 Xu hướng mới trong cam kết và sử dung ODA của UNDP cho Viêt Nam 68

2.2 Khả năng cam kết viện trợ ODA của UNDP cho Việt Nam trong giai đoạn 2009-2010 69

2.3 Phương hướng thu hút và sử dụng ODA của UNDP vào Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015 70

III. Giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của UNDP tại Việt Nam trong thời gian tới 72

1. Tăng cường sử dụng vốn tập trung để hiệu quả 72

2. Đơn giản hoá, hài hoà thủ tục để thu hút nguồn vốn không thường xuyên từ các nhà tài trợ khác cho dự án 73

3. Hoàn thiện khung đánh giá tác động của dự án 74

5. Xây dựng một cơ chế góp vốn mở và linh hoạt hơn 76

6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 77

Kết luận 78

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


m mà Chính phủ và UNDP đã đề ra trong giai đoạn này. Có thể thấy sự chênh lệch giữa mức cam kết và giải ngân không còn lớn như giai đoạn trước, tức tỉ lệ giải ngân đã ngày càng được cải thiện đáng kể. Tỉ lệ giải ngân cao nhất đạt năm 2005 lên tới 90% và thấp nhất năm 2001 cũng là 73%.
Giai đoạn 2006-2008 vừa qua, việc giải ngân vốn của UNDP cũng tương đối thuận lợi, riêng năm 2008 Chính Phủ Việt Nam đã nhận được tổng số viện trợ cho các dự án ước tính khoảng 21 triệu USD đạt xấp xỉ 80% cam kết.
Với đặc thù nguồn vốn ODA không hoàn lại và chủ yếu trong các dự án nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật, việc tỉ lệ giải ngân cao của UDNP dường như là một điều hiển nhiên. Song cần yếu tố đặc điểm nguồn vốn của UNDP đó là tỉ trọng vốn không thường xuyên hay nguồn vốn huy động thêm từ các nhà tài trợ và tổ chức đa phương khác là rất lớn, thường chiếm tới 2/3 tổng nguồn vốn viện trợ của UNDP. Để đạt được tỉ lệ giải ngân cao như vậy chứng tỏ nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam cũng như UNDP trong công tác huy động viện trợ.
2.2 So sánh tình hình cam kết và giải ngân ODA của UNDP với một số nhà tài trợ và với tỉ lệ chung của cả nước
Khi so sánh tỉ lệ giải ngân của UNDP với tỉ lệ giải ngân của cả nước, có thể thấy tỉ lệ này thường cao hơn trong suốt giai đoạn từ 1997 đến 2008. Đặc biệt trong hai chương trình hợp tác gần nhất của UNDP với Việt Nam, CCF giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006-2010, tỉ lệ giải ngân của UNDP có nhiều năm gấp đôi tỉ lệ giải ngân ODA chung của cả nước. Ví dụ trong những năm 2005, 2006 và 2007, tỉ lệ giải ngân của UNDP đạt 87%, 90% và 74% trong khi giải ngân chung chỉ đạt trong những năm tương ứng là 48%, 47% và 40%.
So sánh tỉ lệ giải ngân của UNDP với tỉ lệ giải ngân chung của cả nước được thể hiện trong hình 4:
Hình 4: So sánh tỉ lệ giải ngân của UNDP với tỉ lệ giải ngân cả nước giai đoạn 1997-2008
(Nguồn Bộ Kế hoạch và đầu tư và tính toán của tác giả)
Từ bảng 4 có thể thấy tỉ lệ giải ngân của UNDP ở mức cao so với tỉ lệ giải ngân chung toàn quốc. Đặc biệt càng trong giai đoạn trở lại đây, tỉ lệ này ngân của UNDP càng đi vào ổn định. Đây là một trong những thành tựu đáng ghi nhận vì tuy đây là một nguồn vốn viện trợ không hoàn lại song các dự án và chương trình của UNDP luôn cần thu hút một lượng lớn nguồn vốn không thường xuyên từ các nhà tài trợ khác. Việc liên tục đạt tỉ lệ giải ngân vượt trội chứng tỏ nỗ lực của cả Chính phủ Việt Nam và UNDP trong việc thu hút viện trợ.
II/ Thực trạng sử dụng ODA của UNDP
1. Tình hình sử dụng ODA trong lĩnh vực quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ
Tầm quan trọng của công tác quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ ở các nước đang phát triển được nêu rõ tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ năm 2000, coi đó là điều kiện tiên quyết để phát triển có hiệu quả. Một số vấn đề chủ yếu trong công tác này gồm tăng cường năng lực thể chế của các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp; làm rõ và nâng cao trách nhiệm của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; cải cách hành chính công để nâng cao trách nhiệm giải trình và tăng cường thực hiện chủ trương phân cấp để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền. Đây cũng là một trong những lĩnh vực trọng tâm mà UNDP luôn ưu tiên kể từ ngày tiên hợp tác với Việt Nam.
Với vị thế thuận lợi là đối tác lâu dài, có được sự tôn trọng và gần gũi với Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển khác, UNDP ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng trong việc tăng cường công tác điều phối tài trợ và đối thoại chính sách chung về cải cải chính trị, hành chính và tài chính.
Đặc biệt, sự  hỗ trợ của UNDP ở lĩnh vực quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ tại Việt Nam hướng tới việc xúc tiến các khái niệm cơ bản về trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự tham gia của người dân. Ba khía cạnh then chốt của UNDP trong công tác xúc tiến quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ trong thời gian qua tại Việt Nam là:
Cải cách hành chính, đặc biệt nhấn mạnh các cơ chế nhằm tăng cường sự tham gia của người dân và nâng cao trách nhiệm giải trình đối với ngân sách và dịch vụ của Chính phủ cho người dân.
Chế độ pháp quyền và tiếp cận công lý, trong đó có tiếp tục hỗ trợ các biện pháp cải cách luật pháp và tư pháp
Tăng cường năng lực của cơ quan dân cử, tập trung vào việc tăng cường năng lực của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân trong việc thực thi các chức năng cơ bản của mình và thay mặt quyền lợi của người nghèo.
1.1 Tình hình sử dụng ODA của UNDP trong lĩnh vực cải cách hành chính công.
Thực tế đã chứng minh, nếu chỉ cải cách kinh tế mà không cải cách hành chính (CCHC) thì những thành tựu kinh tế thu được sẽ rất hạn chế và thiếu tính bền vững. Một nền hành chính có năng lực tốt có thể tạo ra sự minh bạch và nhất quán cần thiết để Việt Nam thực hiện các ưu tiên quốc gia và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bởi vậy đây là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong quan hệ hợp tác giữa UNDP và Việt Nam. UNDP chính là nhà tài trợ quốc tế đầu tiên hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực cải cách hành chính (CCHC) đầy khó khăn phức tạp này. Mục tiêu của UNDP trong việc tham gia quá trình CCHC ở Việt Nam là hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống và quy trình có ý thức trách nhiệm hơn, minh bạch hơn và có sự tham gia nhiều hơn của người dân, qua đó góp phần thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
Việc hỗ trợ CCHC của UNDP tại Việt Nam khởi nguồn từ đầu những năm 1991, với dự án: “ Tăng cường năng lực cho Ban tổ chức cán bộ Chính phủ”. Dự án được đánh giá gieo mầm cho công cuộc cải cách hành chính của Việt Nam. Các nội dung quan trọng trong dự án có thể kể đến như: hỗ trợ cải tiến quy trình xây dựng ngân sách Trung Ương, hỗ trợ dự thảo Pháp lệnh công chức năm 1998, hỗ trợ soạn thảo Nghị quyết 8, khóa VII về chuyên đề CCHC ...Có thể nói thành tựu cụ thể và nổi bật nhất mà dự án mang lại chính là lần đầu tiên Việt Nam được tiếp cận và hiểu rõ nội dung của CCHC ở cả 3 phương diện: thể chế, tổ chức và nhân sự.
Thành tựu lớn nhất trong quá trình hợp tác giữa UNDP và Việt Nam đề CCHC chính là việc phê duyệt Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước 2001-2010, đánh dấu quyết tâm to lớn của Việt Nam trong việc đẩy mạnh cải cách có hệ thống. Giai đoạn 5 năm đầu của Chương trình đã có những thành tựu nhất định như hoàn thành khuôn khổ pháp lý cho công cuộc cải cách, khởi đầu chuẩn bị các khuôn khổ pháp lý cho việc chống tham nhũng, tăng cường sự tham gia của người dân và cải tiến hệ thống quản lý nhân sự và chế độ thù lao.
Các dự án lớn trong lĩnh vực CCHC của UNDP dành cho Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2001-2010 được thể hiện trong bảng 4:
Bảng 4 Danh sách dự án của ODA cho Việt Nam trong lĩnh vực cải cách hành chính 2001-2010
Tên dự án
Thời gian
Nguồn tài chính cam kết
Lượng ODA đã thực hiện
Vốn ODA
Vốn đối ứng
Hỗ trợ chương trình cải cách hành chính công tại TP Hồ Chí Minh (giai đoạn 2)
2003-2005
1.800.000 USD
20...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
N Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long Luận văn Kinh tế 2
P Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư ở PVFC Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại công ty cơ đi Luận văn Kinh tế 0
L Một số giải pháp nhằm tăng doanh thu bán hàng ở công ty thương mại Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp tăng cường hoạt động sử dụng thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t Luận văn Kinh tế 0
B Những giải pháp và kiến nghị nhằm làm tăng sự hài lòng của khách hàng về việc cấp tín dụng phục vụ x Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top