Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Danh mục các chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ .
Phần mở đầu 1
Chương 1 - Lý luận chung về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 2
1.1. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 2
1.1.1. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 2
1.1.2.1. Các chỉ tiêu định lượng 3
1.1.2.2. Các tiêu chí định tính 4
1.2. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 5
1.2.1. Khái niệm đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 5
1.2.2. Sự cần thiết của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh đối với công ty chứng khoán 5
1.2.3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 7
1.2.3.1. Đầu tư vào nguồn nhân lực 7
1.2.3.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng 9
1.2.3.3. Đầu tư vào máy móc, trang thiết bị và công nghệ 10
1.2.3.4. Đầu tư khác 10
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK 12
1.2.4.1. Các chỉ tiêu định lượng 12
1.2.4.2. Các chỉ tiêu định tính. 15
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK 18
1.2.5.1. Những nhân tố thưộc về môi trường vĩ mô : 18
1.2.5.2. Các yếu tố thuộc về môi trường vi mô của doanh nghiệp: 19
1.3. Kinh nghiệm trong việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của một số công ty chứng khoán hàng đầu 20
Chương 2 - Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty chưng khoán Kim Long giai đoạn 2006-2008 23
2.1. Giới thiệu về công ty chứng khoán Kim Long 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CTCK Kim Long 23
2.1.2. Mục tiêu, phương châm hoạt động của Kim Long 25
2.1.3. Vị thế của công ty 26
2.1.3.1. Qui mô vốn 26
2.1.3.2. Cơ sở vật chất, mặt bằng kinh doanh 26
2.1.3.3. Nhân lực 26
2.1.3.4. Thị phần nghiệp vụ 27
2.1.4. Cơ cấu tổ chức 27
2.1.5. Chức năng, nghiệp vụ của CTCK Kim Long 28
2.1.5.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán 28
2.1.5.2. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán 29
2.1.5.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. 31
2.1.5.4. Nghiệp vụ tư vấn doanh nghiệp 35
2.2. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long giai đoạn 2006-2008. 39
2.2.1. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Kim Long giai đoạn 2006-2008 29
2.2.1.1. Đầu tư vào nguồn nhân lực. 42
2.2.1.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng. 44
2.2.1.3. Đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, công nghệ. 47
2.2.1.4. Đầu tư khác. 49
2.2.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS giai đoạn 2006-2008 52
2.2.2.1. Đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng 52
2.2.2.2. Đánh giá thông qua các chỉ tiêu định tính 60
2.2.2.3. Tóm tắt những đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS 72
2.2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế. 74
Chương 3 - Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long 75
3.1. Định hướng phát triển của công ty chứng khoán Kim Long 75
3.1.1 Triển vọng của TTCK Việt Nam đến năm 2015 75
3.1.2. Phân tích SWOT của KLS 75
3.1.2.1. Strengths ( Điểm mạnh ) 75
3.1.2.2. Weaknesses ( Điểm yếu ) 76
3.1.2.3. Opportunities ( Cơ hội ) 77
3.1.2.4. Threats ( Đe dọa ) 79
3.1.3. Mục tiêu của KLS đến năm 2015. 80
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS. 81
3.2.1. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS 81
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư ngày càng hợp lý hơn. 82
3.2.3. Coi trọng công tác lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư. 84
3.2.4. Sử dụng vốn có hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí. 84
3.2.5. Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 85
3.2.6. Tăng cường đầu tư vào marketing 87
3.2.7. Cần có một phòng, ban riêng đảm nhận công tác đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 89
Kết luận 91
Danh mục các tài liệu tham khảo
PHẦN MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế hiện đại hệ thống tài chính đóng vai trò như mạch máu của cả nền kinh tế. Trong hệ thống tài chính đó không thể không kể đến thị trường chứng khoán (TTCK), là nơi gặp gỡ giữa một bên cần vốn là các doanh nghiệp một bên có nhu cầu đầu tư là các nhà đầu tư cá thể và có tổ chức. Những mắt xích quan trọng nhất trong TTCK lại chính là các công ty chứng khoán (CTCK), chính vì vậy có thể nói các CTCK đóng góp một phần rất lớn cho sự phát triển của TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung. TTCK Việt Nam mới ra đời từ năm 2000 so với các TTCK của các nước trong khu vực như Singopore, Malaisia, Thái Lan…thì TTCK của Việt Nam còn khá non trẻ. Chính vì vậy TTCK của Việt Nam hiện nay vẫn còn vận hành chưa thực sự có chất lượng, ưu tiên phát triển TTCK một cách bền vững luôn là một tiêu quan trọng của chính phủ Việt Nam. Để góp phần thực hiện mục tiêu đó thì các việc phát triển các CTCK hiện có của Việt Nam là hết sức quan trọng. Trong số hơn 100 CTCK hiện có thì công ty chứng khoán Kim Long (KLS) là một CTCK mới nổi, đã và đang tìm con đường phát triển cho riêng mình trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nhất là trong một năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam và TTCK Việt Nam phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhận định được tầm quan trọng và sự khó khăn của việc phát triển, ban lãnh đạo của KLS đang nỗ lực thực hiện việc đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS. Những gì tui sẽ trình bày sau đây sẽ tìm hiểu cụ thể về thực trạng công tác đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS.



CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
1.1.1. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
Năng lực cạnh tranh của công ty được hiểu là sự vượt trội về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty so với các đối thủ cạnh tranh, tạo ra thị phần lớn, lợi nhuận cao và khả năng phát triển bền vững. Như vậy năng lực cạnh tranh của CTCK trước hết phải được tạo ra từ công ty. Đây là yếu tố bên trong, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức…một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Như vậy việc đánh giá các điểm mạnh và yếu bên trong công ty phải dựa trên cơ sở so sánh với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở đó, muốn tạo được năng lực cạnh tranh đòi hỏi công ty phải lập được lợi thế so sánh với các đối thủ của mình. Nhờ điều này công ty có thể thu hút được các khách hàng nhiều hơn từ chính các đối thủ cạnh tranh của mình.
Nhưng trên thực tế không một công CTCK nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của khách hàng, công ty này có lợi thế về mặt này lại yếu về mặt kia. Như vậy các công ty cần nắm được điều này và phát huy một cách tốt nhất các lợi thế của mình. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCK cần xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng.




1.1.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
1.1.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
Các chỉ tiêu định lượng sẽ giúp CTCK đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình qua các thời kỳ với các đối thủ cạnh tranh của mình. Các chỉ tiêu này bao gồm:
* Khả năng sinh lời: gồm một số chỉ tiêu chính, quan trọng sau:
- Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) =Thu nhập sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn bỏ ra, công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) = Thu nhập sau thuế / Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản bỏ ra, công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
* Lợi nhuận: Lợi nhuận luôn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh không chỉ của CTCK mà của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, nó phản ánh tình hình tài chính của công ty, là tiển đề để công ty đầu tư mở rộng kinh doanh. Lợi nhuận là khoản thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí và các loại thuế phải nộp.
Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động của CTCK. Để đánh giá chất lượng hoạt động của CTCK nên kết hợp các chỉ tiêu lợi nhuận và các chỉ tiêu khác như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản…
* Tỷ suất lợi nhuận: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuân từ mỗi hoạt động chia cho nguồn vốn sử dụng cho hoạt động đó. Chỉ tiêu này đặc biệt hữu dụng khi so sánh kết quả năm nay so năm trước của cùng một công ty hay so sánh kết quả của các công ty với nhau
* Thị phần của các sản phẩm dịch vụ: Thị phần của từng sản phẩm dịch vụ trong tổng thị phần của các dịch vụ đó là tiêu chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng hay năng lực cạnh tranh của công ty đối với dịch vụ đó trên thị trường.
1.1.2.2. Các tiêu chí định tính
- Mức độ chuyên nghiệp: chỉ tiêu tiêu dùng để đánh giá sự bài bản, chuyên sâu trong các hoạt động kinh doanh của CTCK. Khi đánh giá tiêu chí này cần xét tới các yếu tố như CTCK đã xây dựng được chiến lược kinh doanh chưa, chiến lược đó rõ ràng và khả thi không, bộ máy hoạt động kinh doanh được tổ chức như thế nào, các quy trình cho từng nghiệp vụ đó có được xây dựng đầy đủ hay không…
- Sự đa dạng trong sản phẩm dịch vụ: Đa dạng ở đây được hiểu là sự phát triển đầy đủ các sản phẩm dịch vụ của công ty như tự doanh, môi giới, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư. Đây không chỉ là tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh mà nó còn thể hiện khả năng giảm thiểu rủi ro của CTCK khi tham gia thị trường.
- Công nghệ thông tin: đánh giá mức độ áp dụng và hiệu quả của việc áp dụng các tiến bộ của khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh.
- Đội ngũ nhân viên: được đánh giá thông qua trình độ học vấn, kinh nghiệm trong kinh doanh của các nhân viên và đội ngũ lãnh đạo của CTCK

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long

cho tui xin link download tài liệu, xin Thank rất nhiều
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top