daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã
SKKN một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã

1. Đặt vấn đề chung:
Trong thời gian qua việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách
của Nhà nước về công tác cán bộ và chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về "Đổi mới và nâng
cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn" ( Trong đề tài này
gọi chung là cán bộ, công chức xã) và thực hiện Nghị định Số: 92/2009/NĐCP
ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng,
một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã và những người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã, hệ thống chính trị cơ sở các xã, thị trấn trong
huyện được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm củng cố, xây dựng ngày
càng hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã
hội và bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương.
Về những kết quả đã đạt được: đội ngũ cán bộ, công chức xã trên địa bàn
huyện đã được củng cố, kiện toàn về nhiều mặt; phẩm chất chính trị, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành được nâng lên; đa số cán
bộ, công chức cơ sở của huyện đã thể hiện được lập trường quan điểm chính trị
vững vàng, có tinh thần đoàn kết nhất trí, có tinh thần trách nhiệm trong công
tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là những ưu điểm cơ bản của đội
ngũ cán bộ, công chức xã đồng thời là các yếu tố, tiền đề vững chắc đảm bảo sự
ổn định chính trị và phát triển kinh tế -xã hội của huyện. Thống kê chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đến thời điểm 31 tháng 9 năm 2013 như sau:
- Tổng số cán bộ, công chức xã toàn huyện có: 342 người.
- Về trình độ văn hóa: trung học phổ thông: 309 người (90.3%); trung học
cơ sở: 32 người (9,3%); tiểu học: 1 người (0,3%).
- Về trình độ chuyên môn: đại học, cao đẳng: 77 người (22,5%); trung
cấp: 186 người (54,3%); sơ cấp: 62 người (18,1%); chưa qua đào tạo: 17 người
(5%).

- Về trình độ chính trị: cao cấp: 2 người (0,6%); trung cấp: 177 người
(51,75%); sơ cấp: 77 người (22,5 %).
- Về trình độ quản lý nhà nước: 139 người; Bồi dưỡng về xây dựng đảng
22 người; Quản lý kinh tế 47 người; Chứng chỉ tin học 244 người; Biết tiếng dân
tộc 150 người.
Bên cạnh những ưu điểm và những kết quả đạt được nêu trên, hiện nay đội
ngũ cán bộ, công chức xã trong huyện nhìn chung vẫn còn một số yếu kém, bất
cập cụ thể như sau:
Thứ nhất: có một số khá lớn chưa được đào tạo một cách bài bản, chính
quy về chuyên môn nghiệp vụ (Chuyên môn đào tạo chưa phù hợp với chức
danh chuyên môn ), tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp so với yêu cầu. Năng lực quản lý
điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã
hội. Nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức không đồng đều, thiếu chủ động
sáng tạo; việc vận dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên vào điều kiện cụ
thể của từng địa phương chưa linh hoạt, nhiều nơi còn sao chép một cách máy
móc. Không ít cán bộ, công chức cơ sở chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền được giao, không nắm vững các quy định của pháp luật, vì vậy quá
trình chỉ đạo điều hành, giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện
theo cảm tính cá nhân, không căn cứ vào quy định của pháp luật dẫn đến vi
phạm.
Thứ hai: Năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của một số cán bộ
công chức xã còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, một số thiếu khả năng độc
lập, quyết đoán trong giải quyết công việc, thụ động trong thực thi các nhiệm
vụ; thiếu khả năng bao quát tình hình, đồng thời chậm thích ứng với nhiệm vụ
mới, nhiều khi còn phải cần các cơ quan chuyên môn cấp trên cầm tay chỉ việc,
còn một bộ phận cán bộ, công chức cơ sở chưa có khả năng tư duy, dự báo, xây
dựng chương trình kế hoạch, thiếu khả năng nghiên cứu, tổng hợp tình hình,
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; tinh thần hợp tác, phối hợp công việc còn nhiều
hạn chế, nên hiệu quả công tác không cao. Cá biệt có một số cán bộ, công chức
ở cơ sở sa sút về phẩm chất, đạo đức lối sống; thiếu tinh thần trách nhiệm, thái

độ phục vụ không tốt, có biểu hiện quan liêu, hách dịch, xa dân, gây phiền hà
cho nhân dân. có biểu hiện tham nhũng, lãng phí bị xử lý, kỷ luật
Thứ ba: Bên cạnh sự thiếu hụt, bất cập về số lượng và yếu kém về chất
lượng, thì việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện kế hoạch và công tác sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở chưa
đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ tư: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã chậm được
đổi mới. Công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã ở nhiều địa phương còn mang tính hình thức, nhất là những nơi thuộc
vùng sâu, vùng xa. Việc đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức cấp xã còn hạn chế.
Chế độ, chính sách cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã chưa thật hợp lý. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện quá trình đào
tạo, bồi dưỡng trên cơ sở cái mình có nhiều hơn là căn cứ vào yêu cầu của người
học. Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng có nhiều trùng lặp, nặng về lý
thuyết, nhiều kiến thức cũ, thiếu sự cập nhật, không đáp ứng được đòi hỏi của
thực tiễn, của người học. Chính vì vậy mà số lượt đào tạo, bồi dưỡng không nhỏ
nhưng hiệu quả, chất lượng đào tạo không cao, chất lượng, trình độ cán bộ, công
chức cấp xã vẫn rất hạn chế.
Thứ năm: Nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công
chức cấp xã của cấp ủy và cơ quan quản lý ở nhiều địa phương còn chưa đúng
mức. Nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập, nâng cao trình độ
của nhiều cán bộ, công chức cấp xã chưa đúng. Nhiều cán bộ, công chức cấp xã
tham gia học tập không phải để hướng tới việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, công
việc được giao mà chủ yếu là để có bằng cấp đủ điều kiện cho việc nâng lương,
chuyển ngạch. Vì vậy trong quá trình tham gia đào tạo, bồi dưỡng không thực sự
tích cực học tập, nên bằng cấp nhiều nhưng kiến thức, năng lực thực tế không có
sự tăng lên tương ứng.
Nguyên nhân của những vấn đề nêu trên là do công tác quản lý cán bộ ở
cơ sở mới đi vào nền nếp, kết quả chưa cao, cần có chiều sâu, cần có thêm thời

gian để thực hiện, có một số nơi chậm đổi mới. Công tác quy hoạch đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở chưa được thực hiện một cách đồng bộ
và khoa học. Do đó không chủ động được nguồn cán bộ cho việc bố trí thay thế,
thiếu nguồn bổ sung, làm cho lực lượng cán bộ ở cơ sở ở một số xã, thị trấn bị
hẫng hụt. Mặt khác đội ngũ cán bộ chuyên trách thường không ổn định sau mỗi
nhiệm kỳ, do các chức danh bầu cử không trúng cử, hay các công chức được
bầu vào các chức danh chủ chốt, làm cho vị trí công chức chuyên môn bị
khuyết.
Bên cạnh đó công tác kiểm tra, đánh giá về công tác cán bộ, công tác quy
hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở của các cấp ủy, chính quyền các
cấp không thường xuyên, chưa có biện pháp khắc phục những yếu kém một cách
có hiệu quả. Nhiều nơi còn có biểu hiện vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ
trong công tác cán bộ; chính sách đãi ngộ, khen thưởng, đối với cán bộ cơ sở
chưa thoả đáng, chưa tạo động lực, thu hút được đội ngũ cán bộ về công tác cơ
sở. Mặt khác số sinh viên là người các địa phương sau khi tốt nghiệp ra trường
xin làm việc ở các thành phố, thị xã để có điều kiện làm việc, thăng tiến và thu
nhập cao hơn nên không muốn về cơ sở công tác. Một số cán bộ, công chức
đang công tác do trình độ văn hoá thấp, nên không đủ tiêu chuẩn đầu vào để đưa
đi đào tạo lại dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu phát triển của cán bộ.
Để tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức xã,
khắc phục những tồn tại, yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức xã của huyện
hiện nay, sau một thời gian tìm hiểu thực tế tui thấy cần thiết phải có các giải
pháp phù hợp để từng bước tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển
kinh tế -xã hội của huyện nên tui đề xuất một số giải pháp thông qua Sáng kiến “
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã”.
2. Mô tả giải pháp:
Hiện nay Đảng và nhà nước đã dành sự quan tâm rất lớn cho công tác xây
dựng củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở nói chung và công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công chức xã nói riêng vì vậy Đổi mới; nâng cao chất lượng đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trong thực tế hiện nay chủ yếu là tìm những
giải pháp phù hợp để triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án đào tạo bồi
dưỡng cán bộ công chức xã mà nhà nước đã ban hành đông thời đề xuất thêm
các cơ chế chính sách, nội dung đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp với thực tế ở cơ
sở. Để thực hiện đề tài này cần quán triệt và nắm vững nội dung một số văn bản
để triển khai thực hiện cụ thể sau:
- Nghị định số: 92/2009/NĐCP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính
phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Quyết
định số 1956/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là
Đề án 1956) với mục tiêu tổng quát: “Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho
khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt
cán bộ, công chức xã. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo
việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu
lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn…”; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004
của Bộ nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công
chức xã, phường, thị trấn; Quyết định 491/QĐ-TTG ngày 16/4/2009 về việc ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới của Thủ tướng chính phủ; Quyết
định 336/2004/QĐ-UB ngày 21/6/2004 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban
hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn-
Tỉnh Lào Cai; Kê hoạch số 25/KH-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh Lào
Cai về việc triển khai Quyết định 491/QĐ-TTG ngày 16/4/2009 về việc ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới của Thủ tướng chính phủ, Kế hoạch
xây dựng “Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh” trong chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới của BCĐXD nông thôn mới huyện Bảo
Thắng, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức hàng năm của
tỉnh, huyện
* Những giải pháp:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top