ntcmar

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae


Miêu tả:Nghiên cứu đặc điểm của thị trường dệt may Hoa Kỳ, những quan điểm và quy định trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với mặt hàng dệt may. Phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thời gian qua, nêu bật những lợi thế, hạn chế của Việt Nam khi thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. Từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu: Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu, hỗ trợ phát triển thị trường, đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may, góp phần giúp ngành dệt may xâm nhập vào thị trường này có hiệu quả hơn
Luận văn ThS Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế 60.31.07 Khoa Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong chiến lược phát triển công nghiệp, ngành dệt may nước ta được
đánh giá là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế cả
về quy mô lẫn chất lượng.
Thực tế cho thấy ngành dệt may nước ta có lợi thế to lớn về xuất khẩu,
nhờ đó đã xâm nhập được vào những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ
và EU…Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang gặp những khó khăn không nhỏ
trong việc đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu. Những khó khăn chính là: Việt
Nam hiện chưa là thành viên của WTO, vì vậy khi Hoa Kỳ và EU bãi bỏ chế
độ hạn ngạch, Việt Nam sẽ vẫn phải chịu sự khống chế của cơ chế hạn ngạch.
Và khi đã là thành viên của WTO, Việt Nam vẫn sẽ phải đối diện với sự cạnh
tranh gay gắt từ phía các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn như Trung Quốc,
Ấn Độ, Bănglades, Pakistan..., cũng như với những qui định kiểm duyệt phức
tạp của chính quyền Mỹ.
Chính với những lợi thế và khó khăn đó, việc xem xét khả năng thâm
nhập của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ , một thị trường có dung
lượng tiêu thụ vào loại lớn nhất thế giới, và đã có Hiệp định Thương mại song
phương với Việt Nam trên 5 năm nay, trở nên hết sức cấp bách, đòi hỏi phải
có những biện pháp mang tính chiến lược, những nỗ lực to lớn từ phía các
doanh nghiệp dệt may và cả phía Nhà nước, nhằm xâm nhập được sâu hơn và
có hiệu quả hơn vào thị trường đầy tiềm năng này.
Trước thực tiễn và tính cấp thiết của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài :
“Xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam vào thị trường Hoa Kỳ sau khi có
Hiệp định Thương mại Việt Mỹ” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay, trong các đàm phán thương mại quốc tế song phương hoặc
đa phương, nhóm hàng dệt may luôn được xếp riêng và được đàm phán riêng
rẽ không theo lộ trình chung. Ở nước ta, gần đây các nghiên cứu thường tập
trung vào đánh giá năng lực cạnh tranh của nhóm ngành này, cũng như lộ
trình hội nhập tự do hóa thương mại của các nước tham gia vào Tổ chức
Thương mại Thế giới. Có nhiều tác giả nghiên cứu theo hướng chung này: Lê
Thanh Tùng – Nâng cao sức cạch tranh của ngành dệt may Việt Nam (Tạp chí
Kinh tế và Dự báo số 2 năm 2005); TS. Diệp Thị Mỹ Hảo - Ngành dệt may
Việt Nam sau khi ATC hết hiệu lực: vấn đề và giải pháp (Tạp chí nghiên cứu
kinh tế số tháng 4 năm 2005); TS. Hoàng Xuân Hòa – Cơ hội và thách thức
đối với ngành công nghiệp dệt may (Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số
tháng 5 năm 2005); Đỗ Tuyết Khanh – Ngành dệt may Việt Nam sau 2004:
Viễn tưởng và thách thức (Tạp chí Thời đại mới số tháng 2 năm 2004); Hoàng
Văn Hoan và nhóm nghiên cứu Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh –
Công nghiệp dệt may: Giá trị gia tăng và chiến lược phát triển….. Kết quả
nghiên cứu của những công trình này cho thấy, Việt Nam trong thời gian qua
đã từng có những lợi thế về lượng lao động dồi dào, giá lao động rẻ và có
những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp dệt may, nhưng
hiện tại, lợi thế về nhân công đang mất dần do thu nhập thấp so với các ngành
kinh tế khác, khiến ngành dệt may không còn sức hấp dẫn thu hút lao động
nữa. Xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu cũng khiến cho những lợi thế
xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giảm sút hơn, Việt Nam đang phải đối
mặt với các đối thủ cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Ấn độ, Pakistan…
Bên cạnh những nghiên cứu chung trên đây, việc nghiên cứu về hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sau khi thực
hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ còn ít và rải rác, chưa có nghiên cứu tổng
thể và đồng bộ, vì vậy chúng tui thấy cần đẩy mạnh nghiên cứu hơn nữa
để có thể góp phần giúp cho ngành dệt may Việt nam xâm nhập vào thị
trường này có hiệu quả hơn.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

* Mục đích nghiên cứu:
Phân tích các vấn đề liên qua đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam và nêu một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt
Nam vào thị trường Mỹ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển và hội nhập
kinh tế, thương mại nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những cơ sở chung của thị trường dệt may Mỹ và những
vấn đề đặt ra cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
- Phân tích những lợi thế và hạn chế về xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam vào thị trường Mỹ.
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khẩu vào thị
trường Mỹ và đề xuất giải pháp thúc đẩy hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Mỹ.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu chính thức hàng dệt
may của nước ta sang thị trường Mỹ từ khi hai nước thực hiện Hiệp định
Thương mại song phương Việt - Mỹ.
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2001 đến nay
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như phân tích,
so sánh, tổng hợp các tài liệu đã khảo sát để đánh giá theo mục tiêu nghiên
cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
các phương pháp thống kê...
Việc phân tích những kết quả điều tra nghiên cứu, lý giải tình hình và
những thay đổi trong hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam kể từ
sau khi ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, cho phép tác giả luận văn có cơ
sở xác đáng cho các phân tích, kết luận và đề xuất của đề tài.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN:
- Đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá về thị trường Mỹ cũng như các
quan điểm và qui định trong chính sách thương mại của Mỹ liên quan đến
hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.
- Đã làm rõ những đặc điểm và yêu cầu của thị trường dệt may Mỹ và
những lợi thế, hạn chế của Việt Nam khi thực hiện Hiệp định Thương mại
Việt - Mỹ đối với lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may.
- Đã đánh giá hợp lý về thực trạng và khả năng xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam sang thị trường Mỹ, những vấn đề đặt ra đối với ngành dệt may
Việt Nam.
- Đã có những dự báo triển vọng và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ trong thời gian tới.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục
gồm có 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm thị trường dệt – may Hoa Kỳ và các nhân tố tác
động đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Mỹ.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam sang thị trường Mỹ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo Thực tập tốt nghiệp thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện EVFTA Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
A Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Tiểu luận QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Luận văn Kinh tế 0
D Trình tự Giao nhận hàng hóa: Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho, bãi của cảng Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) lên xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top