nhocsieuway24

New Member

Download miễn phí Luận văn Thu hút vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quang Nam





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI TỈNH QUẢNG NAM 4
1.1. Đặc điểm khu kinh tế mở Chu Lai 4
1.2. Nhu cầu vốn để xây dựng và phát triển khu kinh tế mở Chu Lai 13
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai 21
1.4. Một số kinh nghiệm về thu hút vốn để xây dựng khu kinh tế mở ở Trung Quốc 29
Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI THỜI KỲ 2003-2006 33
2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai trong 4 năm 2003 - 2006 33
2.2. Những tồn tại trong thu hút vốn đầu tư phát triển khu kinh tế mở Chu Lai 36
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN ĐẾN (2006-2010) 56
3.1. Dự báo khả năng thu hút đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai 2006-2010 56
3.2. Những giải pháp chủ yếu thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam 58
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 78
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uan hệ tác động biện chứng với nhau. Đó là các nhân tố về môi trường chính trị xã hội; cơ chế chính sách; kết cấu hạ tầng; nguồn nhân lực, các điệu kiện về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên…
Xác định đúng đắn vai trò, vị trí của kktm Chu Lai, làm rõ tầm quan trọng và nhu cầu vốn đầu tư, phân tích có hệ thống các nguồn hình thành cùng với các nhân tố ảnh hưởng và tìm hiểu kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở các khu kinh tế mở của Trung Quốc là cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết cho việc phân tích đánh giá tình hình thu hút đầu tư và đề ra các giải pháp khả thi để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư để xây dựng thành công KKTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam.
Chương 2
THựC TRạNG THU HúT CáC NGUồN VốN ĐầU TƯ VàO KHU KINH Tế Mở CHU LAI THờI Kỳ 2003-2006
2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai trong 4 năm 2003 - 2006
2.1.1. Về số lượng
+ Nguồn vốn ngân sách
Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho khu kinh tế mở Chu Lai được thực hiện theo chương trình hỗ trợ có mục tiêu hàng năm trên cơ sở danh mục các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, Nhà nước cho phép BQLKTM Chu Lai dùng quỹ đất để tạo vốn phát triển hạ tầng, được phép phát hành trái phiếu công trình trong nước để huy động vốn đầu tư ngoài mức khống chế đối với mức huy động của tỉnh Quảng Nam, được thu phí hay lệ phí sử dụng các công trình hạ tầng, tiện ích công cộng trong khu KTM Chu Lai.
Kết quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách hàng năm cho khu KTM Chu Lai mặc dù tăng lên trong 2004, 2005 song đến năm 2006 thì nguồn đầu tư bắt đầu giảm dần, năm 2003: 40 tỷ, năm 2004: 140 tỷ, năm 2005: 410 tỷ năm 2006: 234 tỷ [28, tr.9-10].
Với tổng vốn đầu tư trong các năm qua 824 tỷ một mức đầu tư còn quá thấp chưa đủ để xây dựng các công trình lớn. Nguồn vốn này tập trung cho một số hạ tầng chủ yếu như giao thông chính, công trình cầu cảng số 2, hạ tầng một số khu công nghiệp, hạ tầng một số khu dân cư.
Ngoài nguồn thu từ ngân sách nhà nước đầu tư tập trung. Các nguồn thu khác được Chính phủ cho phép như: nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản, nguồn thu từ quỹ đất, thu phí, lệ phí chưa được tập trung khai thác. Vì vậy, nguồn thu này không đáng kể. Trong 4 năm qua các nguồn thu này chỉ thu được trên 1 tỷ đồng nên chỉ sử dụng để hỗ trợ ngân sách tại địa bàn trong việc xây dựng các công trình hạ tầng nhỏ, hỗ trợ cho công tác quản lý hiện trạng về xây dựng.
+ Vốn đầu tư phát triển sản xuất:
Tháng 6-2003 ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu KTM, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ công bố thành lập KKTM, tại hội nghị này đã có 20 nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký đầu tư vào khu KTM với tổng vốn đầu tư khoảng 160 triệu USD, ngoài ra Ban Quản lý KKTM và UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước như tổ chức xúc tiến đầu tư tại Trung Quốc, Singapore, Malaisia, Hàn Quốc,Thái Lan. Ngoài ra kết hợp các chuyến công tác, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức giới thiệu về KKTM tại Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Ucraina...
Với những cố gắng nỗ lực như trên hơn 3 năm qua KTTM Chu Lai đã thu hút được 130 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 1,4 tỷ USD trong đó có 84 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là:772 triệu USD, trong đó có 39 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư là:155 triệu USD [3, tr.8-9].
2.1.2. Về cơ cấu
a) Phân theo nguồn vốn đầu tư, có 43 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 636 triệu USD chiếm tỷ trọng 45,5% bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Italia, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Hồng Kông... vốn đầu tư trong nước là 795 triệu USD chiếm tỷ trọng 54,5% [3, tr.7].
Tuy vậy, trong tổng số 130 dự án nêu trên có một số dự án không có khả năng triển khai thực hiện đầu tư. Vì vậy, đến thời điểm 31-12-2006, trên địa bàn KKTM Chu Lai có tổng cộng 56 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 531 triệu USD. Được phân chia cụ thể như sau:
- Dự án đăng ký đầu tư: 13 dự án, tổng vốn đăng ký 200 triệu USD.
- Dự án được cấp phép đầu tư: 43 dự án, tổng vốn đăng ký 331 triệu USD trong đó có 14 dự án đang hoạt động với tổng vốn 148 triệu USD.
- Trong tổng số dự án đó thì dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 28 dự án, tổng vốn đăng ký 271 triệu USD chiếm tỷ trọng 51%, dự án trong nước 28 dự án, tổng vốn đăng ký 4160 tỷ đồng bằng260 triệu USD chiếm tỷ trọng 49% [3, tr.9].
b) Phân theo ngành nghề đầu tư: Dự án công nghiệp: 31, tổng vốn: 354,2 triệu USD chiếm tỷ trọng 66,66%.
Dự án du lịch:19, vốn đăng ký 123,2 triệu USD chiếm tỷ trọng 24,85%.
Dự án thương mại dịch vụ:3, vốn đăng ký 16,1 triệu USD chiếm tỷ trọng 4%.
Dự án nông lâm thuỷ sản: 1, vốn đăng ký: 1,15 triệu USD.
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: 2, vốn đăng ký: 14,6 triệu USD [3, tr.9].
Các dự án đầu tư vào KKTM Chu Lai đi vào hoạt động đã thu hút gần 3000 lao động tại chỗ với thu nhập bình quân khoảng trên 1 triệu đồng/ tháng, hàng năm đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng, trong đó đáng kể nhất là máy lắp ráp ôtô Chu Lai- Trường Hải mỗi năm đóng góp trên 100 tỷ đồng, Công ty Đầu tư và phát triển Kỳ Hà- Chu Lai bình quân 3 năm qua mỗi năm đóng góp cho ngân sách khoảng 300 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu qua Cảng Kỳ Hà [28, tr.8].
Hơn 3 năm qua, trong điều kiện KKTM đầu tiên mới ra đời, cùng một lúc vừa phải thực hiện nhiều nhiệm vụ nặng nề chưa có tiền lệ trong lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam như: Vừa xây dựng cơ chế chính sách, triển khai thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng một số công trình hạ tầng thiết yếu, vừa phải thu hút vốn đầu tư để phát triển, nên những kết quả đạt được nêu trên trong thu hút đầu tư thể hiện nỗ lực to lớn của tỉnh Quảng Nam và khu KTM Chu Lai.
Kết quả ấy góp phần tạo ra diện mạo ban đầu cho khu KTM, bước đầu giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện tiền đề và kinh nghiệm cho sự phát triển giai đoạn sau.
Tuy nhiên so với nhu cầu phát triển khu KTM Chu Lai thì những kết quả ấy còn nhỏ bé, chưa khẳng định được sức mạnh và lợi thế của khu KTM đầu tiên của Việt Nam. Do vậy, phân tích làm rõ các vấn đề tồn tại trong xây dựng và phát triển khu KTM, nhất là trong thu hút đầu tư, xác định rõ các nguyên nhân, tìm ra các lợi thế và hướng đi mới phù hợp với xu thế hội nhập và đặc thù của của Chu Lai là việc làm hết sức cần thiết vừa mang ý nghĩa cấp bách trước mắt vừa có tính chất chiến lược lâu dài đối với sự phát triển khu kinh tế mở Chu Lai.
2.2. Những tồn tại trong thu hút vốn đầu tư phát triển khu kinh tế mở Chu Lai
2.2.1. Đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
+ Từ nguồn thu ngân sách nhà nước
Nguồn thu từ ngân sách nhà nước đầu tư cho kết cấu hạ tầng được xác định ban đầu bằng cơ chế tài chính khá hấp dẫn. Nhà nước để lại toàn bộ nguồn thu phát sinh trên địa bàn khu KTM để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời cũng...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
A Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công ty TNHH XD&TM Quang Minh’ Luận văn Kinh tế 0
H Các giải pháp chủ yếu thực hiện thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
M Những giài pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thứ Công nghệ thông tin 0
S Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam Công nghệ thông tin 0
B Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ 2005 - 2010 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top