Sevastianos

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

NỘI DUNG Trang
LỜI NÓI ĐẦU 2
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3. Mục đích - Phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp mới của luận văn 5
6. Cơ cấu của luận văn 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 7
1.1. Khái niệm, sự khác biệt giữa di chúc chung vợ chồng và di chúc thông thường 7
1.1.1. Khái niệm di chúc chung của vợ chồng 7
1.1.2. Đặc điểm di chúc chung của vợ chồng 8
1.1.3. Sự tất yếu hình thành di chúc chung của vợ chồng 10
1.1.4. Đặc thù của di chúc chung của vợ chồng 12
1.2. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về di chúc chung của vợ chồng 14
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về di chúc chung của vợ chồng trên thế giới 14
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của chế định di chúc chung của vợ chồng tại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử 18
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 22
2.1. Điều kiện có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng 22
2.1.1. Điều kiện về chủ thể lập di chúc 22
2.1.2. Điều kiện về nội dung và mục đích 25
2.1.3. Điều kiện về ý chí tự nguyện thống nhất 29
2.1.4. Điều kiện về hình thức 30
2.1.5. Điều kiện về quản lý di sản khi một người chết trước 33
2.2. Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng 33
2.2.1. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung 33
2.2.2. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung 35
2.3. Vấn đề sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng 37
2.4. Mối quan hệ di chúc chung di chúc riêng 39
2.4.1. Trường hợp di chúc chung định đoạt tài sản riêng 40
2.4.2. Trường hợp vừa có di chúc chung vừa có di chúc riêng 42
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HIỆU LỰC DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 46
3.1. Nhận xét về những bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng 46
3.1.1. Về thời hiệu khởi kiện về thừa kế 46
3.1.2. Về tài sản được quản lý bởi người còn sống 47
3.1.3. Về tài sản chung và tài sản riêng 47
3.1.4. Di chúc định đoạt vợ chồng là người thừa kế của nhau 48
3.2. Các giải pháp, kiến nghị 49
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Pháp luật công nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân và khẳng định cá nhân có quyền định đoạt tài sản theo ý của mình,. Điều này đã được ghi nhận và khẳng định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Tính tự định đoạt, thỏa thuận là một nét tiêu biểu trong quan hệ pháp luật dân sự. Trong quan hệ thừa kế, người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Xã hội phát triển, trình độ dân trí nâng cao, người ta muốn định đoạt tài sản của mình ngay cả khi chết đi bởi những gì họ đã làm, đã gắng và đang có trong tay. Luật Việt Nam quy định tài sản vợ chồng là thuộc sở hữu chung hợp nhất và vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản. Thực tế cho thấy không phải là hiếm những trường hợp vợ chồng lập di chúc chung. Và vì pháp luật quy định không rõ ràng về vấn đề này, nên dẫn đến những cách hiểu không giống nhau của những người lập di chúc và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp khác của những người thừa kế.
Thực tiễn giải quyết án về di chúc chung của vợ chồng ở các Tòa án tại các tỉnh, thành phố hiện nay rất ít, thậm chí là không có. Theo thống kê tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy, trong khoảng 59 vụ án xét xử phúc thẩm về quan hệ pháp luật thừa kế năm 2008 thì chỉ có hơn 10 vụ liên quan đến di chúc, trong đó hầu như không có vụ án nào về vấn đề di chúc chung của vợ chồng . Trong các tranh chấp về thừa kế thì chủ yếu là những tranh chấp về di sản thừa kế, tranh chấp giữa tài sản chung của những người thừa kế khi một trong hai vợ chồng chết trước…Phần lớn những tranh chấp nào liên quan đến di chúc thì cũng bị tuyên hủy hay không hợp pháp và chia thừa kế theo pháp luật. Chỉ có một vài vụ án liên quan đến di chúc của một trong hai bên vợ chồng còn sống định đoạt phần di sản của người đã chết trong khối tài sản chung là đề cập chút ít đến đề tài mà luận văn đang nghiên cứu.
Quyền lập di chúc chung của vợ chồng tưởng là vấn đề đơn giản và rất hợp lý vì nó thể hiện đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Nhưng thực tiễn về di chúc chung của vợ chồng đã cho thấy, đây là một vấn đề khá phức tạp mà luật hiện hành chưa quy định đầy đủ, rõ ràng. Các thiếu sót, bất cập của luật, đã dẫn tới hậu quả là, làm cho vấn đề này càng trở nên rắc rối, thậm chí còn tạo ra nhiều mâu thuẫn so với các quy định khác có liên quan.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, các công trình khoa học, các công trình nghiên cứu về vấn đề di chúc chung của vợ chồng, cũng như tính hiệu lực pháp luật của nó không phổ biến. Có thể kể tên một số thầy giáo đã có tâm huyết trong việc nghiên cứu lĩnh vực thừa kế, đặc biệt thừa kế theo di chúc như: Tiến sỹ Vũ Văn Mẫu với nghiên cứu “Thừa kế theo di chúc trong luật Việt Nam”, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Điện với nghiên cứu “Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật Dân sự Việt Nam”, Tiến sỹ Phạm Văn Tuyết với nghiên cứu “Thừa kế theo quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”, Tiến sỹ Phùng Trung Tập với nghiên cứu “Luật Thừa kế Việt Nam”…cùng một số thầy cô giáo khác với các bài bình luận, phân tích trên các tạp chí nghiên cứu như tạp chí Luật học, tạp chí Tòa án nhân dân, tạp chí Dân chủ và pháp luật…Tuy các thầy cô dù nhiều dù ít đề cập đến vấn đề di chúc chung của vợ chồng nhưng không thầy cô nào nói về giá trị hiệu lực di chúc chung của vợ chồng cùng các biểu hiện cụ thể của nó và các vấn đề pháp lý khác nhau liên quan như điều kiện của di chúc chung của vợ chồng, mối quan hệ giữa di chúc chung của vợ chồng và di chúc riêng của vợ, di chúc riêng của chồng.


. Mục đích - Phạm vi nghiên cứu
• Mục đích
Bản chất của pháp luật là công cụ để điều chỉnh xã hội, một trong những tính chất của nó là tính phổ biến, tường minh. Nhưng không phải quy định nào của pháp luật cũng được quy định một cách rõ ràng. Người dân rất khó tiếp cận một vấn đề nào đó mà mình quan tâm. Ngay cả khi người dân biết được pháp luật quy định vấn đề đó như thế nào cũng chưa chắc đã hiểu được đúng bản chất, ý nghĩa của điều luật.
Hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng là một vấn đề không hề dễ hiểu. Dù pháp luật chỉ quy định ở một điều luật duy nhất là Điều 668 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005), nhưng nội hàm của điều luật ấy lại liên quan đến nhiều điều luật khác trong cùng Bộ luật và cả những điều luật thuộc văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Di chúc chung của vợ chồng là một loại di chúc đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó thể hiện trong các quy định về chủ thể, nội dung, ý nghĩa, hình thức…Nhưng những nội dung ấy lại không được pháp luật quy định rõ. Do đó, tìm hiểu và làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về di chúc chung của vợ chồng nói chung và hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng nói riêng sẽ là mục đích đầu tiên của luận văn.
Tiếp theo, trên cơ sở phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành, tác giả bài viết sẽ đưa ra những khúc mắc, những mâu thuẫn, sự chồng chéo dẫn tới sự bất hợp lý của các quy định này. Những khúc mắc, những mâu thuẫn, sự chồng chéo, bất hợp lý xoay quanh những nội dung chủ yếu của di chúc chung vợ chồng và giá trị pháp lý của di chúc. Ví dụ như những quy định về thời điểm có hiệu lực di chúc chung của vợ chồng, di chúc riêng của vợ chồng, những quy định về di chúc thông thường …
Và cuối cùng, luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị, những đề đạt để những quy định của pháp luật về di chúc hạn chế được tối đa sự bất hợp lý, khắc phục những điểm bất tương đồng; để từng quy định trong vấn đề được hiểu thống nhất và áp dụng cho đúng. Mặt khác, đóng góp một phần cho sự hoàn thiện pháp luật về di chúc trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.
• Phạm vi:
Hiệu lực pháp luật di chúc là mảng đề tài rộng, bao gồm nhiều vấn đề trong đó có tính hợp pháp của một bản di chúc như hình thức, điều kiện, nội dung, chủ thể…Nhưng trong giới hạn trình độ chuyên môn của mình, tác giả chỉ đi vào nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng.

4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài này, luận văn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Chủ yếu nhất vẫn là dựa trên phương pháp nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng của C.Mác-Lênin; nhìn nhận vấn đề trong mối quan hệ tổng thể, giữa cái chung và cái riêng của từng vấn đề, có logic, có qua có lại giữa các vấn đề; và tất cả đều hướng tới trọng tâm chính của đề tài là những giá trị pháp lý di chúc chung của vợ chồng.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp như so sánh, phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ, từng vấn đề cụ thể giữa các quy định cũ và mới, giữa những quy định chung và riêng nhằm đưa ra nhận xét, quan điểm của cá nhân để làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu.

5. Đóng góp mới của luận văn
Đóng góp mới của luận văn với đề tài: “Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng” có ý nghĩa quan trọng. Bởi đây là một vấn đề mới và đặc biệt hữu ích trong thời kỳ hiện đại. Luận văn làm sáng tỏ được một số vấn đề mà pháp luật chưa quy định cụ thể. Luận văn đã đưa ra được khái niệm di chúc chung của vợ chồng, sự khác biệt giữa di chúc thông thường và di chúc chung của vợ chồng. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra được những điều kiện để di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực pháp luật, tính tất yếu của di chúc chung vợ chồng. Đồng thời, luận văn so sánh di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam với pháp luật của các quốc gia trên thế giới để từ đó làm sáng tỏ những điểm đặc thù về di chúc chung của vợ chồng, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự một số nước trên thế giới – kinh nghiệm cho Việt nam Luận văn Luật 0
D Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Phát triển ý thức pháp luật của trung đội trưởng bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo pháp luật đất đai ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top