daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC CỦA LUẬN ÁN ...........................................................
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI VÀ NHỮNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐẶT RA.............................................7
1.1. Những công trình nghiên cứu của nước ngoài.................................................7
1.1.1. Những công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo vệ nguồn nước
quốc tế......................................................................................................................7
1.1.2.Những công trình nghiên cứu các vấn đề pháp lý về bảo vệ nguồn nước
quốc tế....................................................................................................................12
1.2. Những công trình nghiên cứu của Việt Nam .................................................19
1.2.1. Những công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo vệ nguồn nước
quốc tế....................................................................................................................19
1.2.2. Những công trình nghiên cứu các vấn đề pháp lý về bảo vệ nguồn nước
quốc tế....................................................................................................................21
1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu đã thực hiện.........................25
1.4. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu của luận án..............................................27
1.5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu................................................29
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................31
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC QUỐC TẾ ....32
2.1. Khái niệm nguồn nước quốc tế và bảo vệ nguồn nước quốc tế....................32
2.1.1. Khái niệm nguồn nước quốc tế ....................................................................32
2.1.2. Khái niệm bảo vệ nguồn nước quốc tế.........................................................35
2.2. Lý luận pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế.............................42
2.2.1. Các học thuyết về nguồn nước quốc tế ........................................................42
2.2.2. Nguồn của pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế ......................48
2.2.3. Nguyên tắc của pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế...............51
2.2.4. Nội dung của pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế ..................64
2.2.5. Vai trò của pháp luật quốc tế trong bảo vệ nguồn nước quốc tế ....................66
Kết luận Chương 2 ..................................................................................................69
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ NGUỒN
NƯỚC QUỐC TẾ .......................................................................................................72
3.1. Ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn
nước quốc tế ............................................................................................................72
3.1.1. Xây dựng mục tiêu và tiêu chuẩn chất lượng nước chung...........................73
3.1.2 Xây dựng kỹ thuật và thực tiễn để giải quyết ô nhiễm từ nguồn và không
phải nguồn .............................................................................................................75
3.1.3. Xây dựng các chương trình giám sát đối với nguồn nước quốc tế ..............77
3.1.4 Xây dựng kế hoạch, hệ thống thông báo và ứng phó trong tình huống khẩn cấp 78
3.1.5. Đánh giá tác động môi trường .......................................................................... 79
3.1.6. Kiểm soát việc đưa vào nguồn nước những loài mới hay các loài ngoại lai... 80
3.2. Hợp tác quốc tế trong bảo vệ nguồn nước quốc tế ........................................81
3.2.1. Nội dung hợp tác quốc tế trong bảo vệ nguồn nước quốc tế.......................82
3.2.2. cách hợp tác quốc tế trong bảo vệ nguồn nước quốc tế.................87
3.3. Trách nhiệm pháp lý của quốc gia và tổ chức, cá nhân trong bảo vệ nguồn nước
quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế trong bảo vệ nguồn nước quốc tế.................89
3.3.1. Trách nhiệm pháp lý của quốc gia và tổ chức, cá nhân trong bảo vệ nguồn
nước quốc tế...........................................................................................................89
3.3.2.Giải quyết tranh chấp quốc tế trong bảo vệ nguồn nước quốc tế.................95
Kết luận Chương 3 ................................................................................................101
CHƯƠNG 4: THỰC TIỄN BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM.104
4.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ nguồn nước quốc tế của Việt Nam..........104
4.1.1. Khái quát về nguồn nước quốc tế của Việt Nam .......................................104
4.1.2. Cơ sở pháp lý bảo vệ nguồn nước quốc tế của Việt Nam..........................106
4.1.3. Những nội dung pháp lý cơ bản về bảo vệ nguồn nước quốc tế của Việt Nam 109
4.1.4. Nhận xét về các quy định pháp lý bảo vệ nguồn nước quốc tế của Việt Nam 120
4.2. Thực tiễn thực thi pháp luật bảo vệ nguồn nước quốc tế của Việt Nam...126
4.2.1. Ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn
nước quốc tế ........................................................................................................126
4.2.2 Hợp tác quốc tế...........................................................................................133
4.2.3. Giải quyết tranh chấp ................................................................................137
4.3. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ nguồn
nước quốc tế của Việt Nam...................................................................................143
4.3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ nguồn nước quốc tế
của Việt Nam........................................................................................................143
4.3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ nguồn nước quốc tế
của Việt Nam........................................................................................................146Kết luận Chương 4 ................................................................................................157
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................159
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................163
PHỤ LỤC...................................................................................................................171
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng cần thiết cho phát triển kinh tế, xã hội và là
một thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái. Từ xa xưa, con người đã biết khai
thác và sử dụng các lợi ích từ nguồn nước để phục vụ cho mọi hoạt động trong đời
sống, từ sinh hoạt, kinh doanh đến giao thông, du lịch, năng lượng...
Từ đầu thế kỷ 20, lượng nước tiêu thụ toàn cầu đã tăng gấp 7 lần, nguyên nhân
xuất phát từ sự gia tăng của dân số toàn cầu cũng như nhu cầu khai thác, sử dụng
nguồn nước của mỗi quốc gia. Quá trình này đã khiến cho nguồn tài nguyên nước trên
thế giới đang ngày càng trở nên khan hiếm. Trong tương lai không xa, khi nguồn nước
trở nên cạn kiệt, các cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra trên nhiều phương diện, khủng
hoảng về y tế, khủng hoảng nông nghiệp, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng khí hậu, và
thậm chí là khủng hoảng về chính trị. Một yếu tố quan trọng khác nữa là hầu hết các
nguồn nước ngọt trên thế giới được chia sẻ bởi hai hay nhiều quốc gia. Như tại châu Phi,
mỗi nước châu Phi được đánh giá là chia sẻ nguồn nước ngọt với ít nhất một quốc gia khác và
rất nhiều nước chia sẻ nguồn nước với nhiều quốc gia. Vì vậy, cần thiết phải có những
quy tắc pháp lý quốc tế thích hợp để bảo vệ nguồn tài nguyên có giá trị này.
Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 13
sông lớn; 392 sông, suối liên tỉnh và 3.045 sông, suối nội tỉnh. Phần lớn các hệ thống
sông lớn của Việt Nam đều là các sông có liên quan đến nước ngoài, phân bố trải dài
dọc 25 tỉnh từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Các sông, suối xuyên biên giới hàng năm
chuyển vào nước ta khoảng 520 tỷ m3 nước, chiếm khoảng 63% tổng lượng nước
trung bình của hệ thống sông nước ta, trong đó lớn nhất là sông Cửu Long với lượng
nước chuyển vào khoảng 420 tỷ m3, chiếm khoảng 81% tổng lượng nước chảy xuyên
biên giới vào nước ta; sông Hồng khoảng 52 tỷ m3, chiếm 10%; các hệ thống sông còn
lại chiếm khoảng 9%. Sông MeKong là sông quốc tế lớn nhất ở Việt Nam và cũng là
sông dài nhất khu vực Đông Nam Á với chiều dài xấp xỉ 4.900 km, bắt nguồn từ
Trung Quốc, chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Sông Hồng
là sông quốc tế lớn thứ hai ở nước ta sau sông MeKong với tổng diện tích lưu vực là
169 nghìn km2, trong đó 51% nằm ở nước ngoài (chủ yếu là ở Trung Quốc), tổng
lượng dòng chảy khoảng 135 tỷ m3. Hàng năm, các sông suối xuyên biên giới của hệ
thống sông Hồng vận chuyển khoảng 52 tỷ m3 vào nước ta, chủ yếu qua sông Đà, sông
Thao và sông Lô. Sông quốc tế lớn thứ ba của Việt Nam là sông Sài Gòn, chảy theo
hướng Nam và Nam – Đông Nam khoảng 225 km từ Phum Daung ở phía Đông Nam
Campuchia và đổ ra sông Nhà Bè, sau đó, đổ ra biển Đông. Sông Sài Gòn đóng một
vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của 11 tỉnh phụ thuộc vào
lưu vực sông. Các sông quốc tế nhỏ hơn bao gồm Sông Vàm Cỏ Đông (Campuchia và2
Việt Nam), Bắc Giang (Trung Quốc và Việt Nam); Bắc Luân (Trung Quốc và Việt
Nam), sông Mã (Lào và Việt Nam), sông Cả hay sông Koi (Lào và Việt Nam)1.
Những năm gần đây Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức về
nguồn nước. Phần lớn các hệ thống sông lớn của Việt Nam đều là các sông xuyên biên
giới mà Việt Nam là quốc gia ở hạ nguồn. Trong khi gần 2/3 lượng nước chảy vào
nước ta là từ các nước ngoài, các quốc gia ở thượng nguồn đã và đang đẩy mạnh việc
khai thác sử dụng nước trên các sông liên quốc gia, nhất là trên lưu vực sông MeKong
và lưu vực sông Hồng. Đặc biệt, hoạt động đắp đập, chặn dòng, xây dựng công trình
thủy điện, chuyển nước sang các lưu vực sông khác và vận hành của các nhà máy thủy
điện ở thượng nguồn lưu vực sông Hồng, sông MeKong đã và đang là nguy cơ trực
tiếp làm suy giảm nguồn nước chảy vào Việt Nam. Ngoài ra, các hoạt động sử dụng
nước, phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia thượng nguồn còn có nguy cơ ô
nhiễm, suy thoái nguồn nước của nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta vẫn chưa
có được cơ chế, chính sách, biện pháp hiệu quả để hợp tác, chia sẻ nguồn nước giữa
các quốc gia có chung nguồn nước.
Xuất phát từ những lý do trên nên việc nghiên cứu toàn diện các quy định của
luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và đánh giá hoạt động bảo vệ nguồn nước
quốc tế của Việt Nam có những ý nghĩa hết sức quan trọng. Kết quả của những nghiên
cứu này sẽ giúp ích cần thiết cho các cơ quan lập pháp, các nhà quản lý trong hoạt
động xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật vừa nhằm bảo vệ hiệu quả nguồn nước
quốc tế của Việt Nam, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập, hợp tác quốc tế về mọi mặt cũng
như bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra, nắm vững các quy định của luật quốc
tế cũng có ý nghĩa thiết thực trong việc vận dụng các quy định này để trở thành “vũ
khí” hiệu quả cho Việt Nam trong quá trình giải quyết các vấn đề gây hại đến nguồn
nước cũng như tăng cường nhận thức cho mỗi người dân, qua đó, góp phần nâng cao ý
thức trong bảo vệ nguồn nước quốc tế của Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án trước tiên là các điều ước quốc tế điều chỉnh
vấn đề quản lý nguồn nước quốc tế, bao gồm các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu
trong lĩnh vực luật nước quốc tế và luật môi trường quốc tế có liên quan đến bảo vệ
nguồn nước quốc tế; các điều ước, thỏa thuận quốc tế song phương hay khu vực về
nguồn nước quốc tế. Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu phán quyết của các cơ
quan tài phán trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến những hoạt động khai thác,
sử dụng nguồn nước quốc tế của các quốc gia, gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
Cuối cùng, luận án nghiên cứu hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về quản
1 Xem: Bộ Tài nguyên và môi trường (2017), Chuyên đề “Tài nguyên nước và những vấn đề đặt ra trong bảo
đảm an ninh nguồn nước quốc gia”, tr.1 – tr.5
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường đối với tài nguyên nước và các điều ước quốc
tế, thỏa thuận quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết trong lĩnh vực này.
Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu như trên, phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm:
Một là, những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ nguồn nước quốc tế và pháp luật
quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế;
Hai là, thực trạng pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế;
Ba là, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về bảo vệ nguồn nước
quốc tế của Việt Nam.
Như đã trình bày ở trên, hệ thống nguồn nước quốc tế của Việt Nam bao gồm
sông MeKong, sông Hồng, sông Sài Gòn và một số sông quốc tế nhỏ khác, trong đó,
sông MeKong là sông quốc tế lớn nhất, có vai trò đặc biệt quan trọng, bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia và bảo đảm nguồn nước cho hai vùng rộng lớn, có ý nghĩa chiến
lược đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, đóng góp gần 60% tổng
lượng nước hàng năm của Việt Nam. Là quốc gia nằm ở hạ nguồn lưu vực, Việt Nam
là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hoạt động khai thác, sử dụng
nguồn nước MeKong của các quốc gia ven nguồn nước khác. Các số liệu quan trắc
thuỷ văn cho thấy, từ trận lũ lịch sử năm 2000 đến nay, dòng chảy mùa lũ từ thượng
nguồn xuống đồng bằng sông Cửu Long ngày càng giảm sút rõ rệt, mực nước nhiều
nơi đã xuống mức thấp nhất lịch sử, mặn xâm nhập sâu vào vùng cửa sông đã gây
thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp. Trong một báo cáo của Ủy hội sông Mekong, tổ
chức này đã cảnh báo, nếu cả 3 công trình thủy điện của Lào: Xayaburi, Don Sahong,
Pak Beng đi vào hoạt động, thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm 6,2%/tháng, xâm nhập
trên sông xâm nhập mặn trên sông Tiền, sông Hậu lấn sâu vào từ 2,8-3,8 km và với
viễn cảnh không xa, khi cả chuỗi 11 đập thủy điện hoạt động thì tổng lượng dòng chảy
sẽ giảm hơn 27%/tháng, xâm nhập mặn sẽ vào sâu trên sông Tiền, sông Hậu khoảng từ
10-18 km, nguồn chất dinh dưỡng (đạm và lân) cho đồng bằng sông Cửu Long có thể
giảm từ 6-10% kéo theo năng suất cây trồng được dự báo sẽ giảm từ 0,6-1 tấn/ha2.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của sông MeKong đối với các quốc gia trong khu vực,
trong đó có Việt Nam cũng như thực trạng báo động của nguồn nước sông MeKong tại
Việt Nam do ảnh hưởng từ các yếu tố tự nhiên cũng như hoạt động của các quốc gia
ven sông khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nguồn nước, sự ổn định kinh
tế, xã hội của Việt Nam, nên đối với Việt Nam, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ
tập trung chủ yếu phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn bảo vệ nguồn nước
sông MeKong.
2 Xem: Bộ Tài nguyên và môi trường (2020), Báo cáo rà soát tình hình ô nhiễm môi trường nước tại một số
dòng sông lớn và đề xuất giải pháp giảm thiểu, tr.104
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ một cách có hệ thống những vấn đề
lý luận và pháp lý về bảo vệ nguồn nước quốc tế trong pháp luật quốc tế; những vấn đề
pháp lý và thực tiễn quản lý nguồn nước quốc tế, cụ thể là sông MeKong của Việt
Nam, từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động bảo vệ nguồn
nước quốc tế của Việt Nam.
Phù hợp với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án gồm:
- Phân tích khái niệm nguồn nước quốc tế và bảo vệ nguồn nước quốc tế, qua đó,
làm rõ khái niệm bảo vệ nguồn nước quốc tế.
- Làm rõ một số vấn đề lý luận của pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc
tế, cụ thể: Các học thuyết về nguồn nước quốc tế; nguồn luật điều chỉnh; các nguyên
tắc của pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế; nội dung và vai trò của pháp
luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế.
- Phân tích một cách hệ thống nội dung pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước
quốc tế, bao gồm: (i) Ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm
nguồn nước quốc tế; (ii) Hợp tác quốc tế; (iii) Trách nhiệm pháp lý và (iv) giải quyết
tranh chấp quốc tế trong bảo vệ nguồn nước quốc tế.
- Phân tích, đánh giá toàn diện các quy định pháp luật về bảo vệ nguồn nước
quốc tế của Việt Nam theo các nội dung (i) Ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát suy
thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước quốc tế (ii) Hợp tác quốc tế; (iii) Trách nhiệm
pháp lý và (iv) giải quyết tranh chấp quốc tế; phân tích, đánh giá thực tiễn bảo vệ
nguồn nước quốc tế của Việt Nam theo những nội dung trên, từ đó, đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động bảo vệ nguồn nước quốc tế của Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin, vận dụng triệt để các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Luận án cũng được tiến hành trên cơ sở quán triệt sâu sắc các
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế,
bảo vệ môi trường và đường lối đối ngoại.
Đối với từng nội dung cụ thể, Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu
khoa học khác nhau như phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp lịch sử, phương
pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh
luật, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra các giải pháp cụ thể. Theo đó:
- Phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá
tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án;
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để phân tích các học thuyết về nguồn nước
quốc tế;
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
- Phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp phân tích được sử dụng trong
toàn bộ luận án, đặc biệt tại các chương 2, chương 3 và chương 4. Phương pháp tiếp
cận hệ thống được sử dụng để làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý về bảo vệ nguồn
nước quốc tế trong pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam một cách tổng thể. Phương
pháp phân tích được sử dụng để làm rõ nội dung của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt
Nam về bảo vệ nguồn nước quốc tế cũng như thực tiễn thực thi pháp luật.
- Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn được sử dụng để đối chiếu, đánh
giá thực tiễn thực thi pháp luật về bảo vệ nguồn nước quốc tế của Việt Nam, từ đó,
kiến nghị những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành - pháp lý, chính trị, ngoại giao, kỹ thuật
môi trường - được sử dụng để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo
vệ nguồn nước quốc tế của Việt Nam.
- Phương pháp so sánh luật cũng được sử dụng ở mức độ nhất định để xây
dựng khái niệm bảo vệ nguồn nước quốc tế trên cơ sở cách tiếp cận khác nhau của
pháp luật các nước cũng như đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong hợp tác
quốc tế nhằm bảo vệ nguồn nước quốc tế.
5. Ý nghĩa khoa học và tính mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận, pháp lý
về bảo vệ nguồn nước quốc tế trong pháp luật quốc tế cũng như các vấn đề pháp lý và
thực tiễn bảo vệ nguồn nước quốc tế, cụ thể là sông MeKong của Việt Nam. Luận án
đã có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
Thứ nhất, luận án đã xây dựng khái niệm bảo vệ nguồn nước quốc tế và đặc
điểm của bảo vệ nguồn nước quốc tế dưới góc độ pháp lý trên cơ sở tiếp cận một cách
toàn diện về nguồn nước quốc tế dưới góc độ vừa là một loại tài nguyên thiên nhiên,
vừa là một thành tố của môi trường.
Thứ hai, luận án đã phân tích một cách hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản
của pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế. Đặc biệt, luận án đã làm rõ hơn
các nguyên tắc của luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế trên cơ sở phân tích các
phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế và thực tiễn ký kết điều ước giữa các quốc
gia ven nguồn nước quốc tế
Thứ ba, luận án đã phân tích sâu sắc hơn và đánh giá một cách toàn diện, hệ
thống những quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế trên cơ sở
phân tích các điều ước quốc tế ở cả phạm vi toàn cầu, khu vực và song phương, phán
quyết của các cơ quan tài phán quốc tế có liên quan, qua đó, chỉ ra một số “khoảng
trống” trong các quy định này.
Thứ tư, luận án đã phân tích một cách tổng thể các vấn đề pháp lý về bảo vệ
nguồn nước quốc tế của Việt Nam, cụ thể là bảo vệ nguồn nước sông MeKong, bao6
gồm các quy định của pháp luật Việt Nam, Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu
vực sông MeKong và các Thủ tục, Hướng dẫn kỹ thuật do Ban thư ký Uỷ hội sông
MeKong thông qua, từ đó, đưa ra những đánh giá khách quan về những hạn chế của
khuôn khổ pháp lý hiện nay trong bảo vệ nguồn nước quốc tế.
Thứ năm, luận án đã làm rõ thực trạng bảo vệ nguồn nước quốc tế, cụ thể là
nguồn nước sông MeKong tại Việt Nam trên cơ sở các số liệu cập nhật của bộ Tài nguyên
và Môi trường, Ban thư ký Uỷ hội sông MeKong, qua đó, kiến nghị một số giải pháp tăng
cường hiệu quả trong hoạt động bảo vệ nguồn nước quốc tế của Việt Nam.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các cơ quan lập pháp, các nhà quản lý trong hoạt động xây dựng, ban hành chính sách,
pháp luật về nguồn nước nói chung và bảo vệ nguồn nước quốc tế nói riêng. Đặc biệt,
những đề xuất của luận án về nội dung hợp tác quốc tế có thể là những gợi ý hữu ích
cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc xây dựng chính sách đối
ngoại và vận dụng các quy định của luật quốc tế để bảo vệ nguồn nước quốc tế của
Việt Nam.
Luận án cũng đóng góp vào hệ thống kiến thức pháp lý để phổ biến, tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cho mỗi người dân về vai trò của nguồn nước quốc tế và sự
cần thiết phải bảo vệ nguồn nước quốc tế tại Việt Nam. Ngoài ra, những phân tích,
bình luận, đánh giá về nội dung các quy định trong luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước
quốc tế sẽ có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác nghiên cứu, giảng
dạy luật quốc tế, đặc biệt là luật nước quốc tế, luật môi trường quốc tế cũng như những
người quan tâm đến những ngành luật này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những câu
hỏi nghiên cứu đặt ra
Chương 2: Lý luận pháp luật về bảo vệ nguồn nước quốc tế
Chương 3: Thực trạng pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế
Chương 4: Thực tiễn bảo vệ nguồn nước quốc tế của Việt Nam.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐẶT RA
1.1. Những công trình nghiên cứu của nước ngoài
1.1.1. Những công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo vệ nguồn nước quốc tế
Cuốn sách “The UNECE Convention on the Protection and Use of
Transboundary Watercourses and International Lakes” của tác giả Owen Mcintyre là
một công trình nghiên cứu rất chi tiết về những vấn đề pháp lý trong Công ước của
UNECE về bảo vệ và sử dụng nguồn nước xuyên quốc gia và các hồ quốc tế, trong đó
bao gồm những nguyên tắc điều chỉnh hoạt động này.3 Điểm đáng chú ý của cuốn sách
là bên cạnh những nguyên tắc của luật nước quốc tế đã được ghi nhận trong nhiều
công trình khác là sử dụng hợp lý và công bằng; không gây thiệt hại đáng kể, tác giả
đã phân tích cả những nguyên tắc của luật môi trường quốc tế có liên quan, bao gồm
nguyên tắc tiếp cận thận trọng; người gây ô nhiễm phải trả phí và phát triển bền vững,
qua đó, đánh giá vai trò của những nguyên tắc này trong bảo vệ nguồn nước quốc tế.
Với tiêu đề “Principles of Transboundary Water Resources Management and
Ganges Treaties: An Analysis”, trong phần đầu bài viết, tác giả Muhammad Mizanur
Rahaman4 đã phân tích nội dung và cơ sở pháp lý của những nguyên tắc quản lý nguồn
nước sông biên giới được ghi nhận trong Quy tắc Helsinki 1966 về việc sử dụng nước
và sông quốc tế và Công ước về nguồn nước của Liên hợp quốc năm 1977 và các điều
ước quốc tế khu vực bao gồm: Học thuyết về chủ quyền quốc gia bị giới hạn; nguyên
tắc sử dụng công bằng và hợp lý; nghĩa vụ không gây thiệt hại đáng kể; nguyên tắc
thông báo, tham vấn và thương lượng; nguyên tắc hợp tác và chia sẻ thông tin và
nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Phần hai của bài viết là những phân
tích về các nguyên tắc được ghi nhận trong các điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc
gia lưu vực Ganges gồm: Một là, Hiệp ước Mahakali giữa Nepal và Ấn Độ với nguyên
tắc hợp tác và chia sẻ thông tin, nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý, nguyên tắc
phân bổ công bằng lợi ích và nghĩa vụ không gây thiệt hại đáng kể; hai là Hiệp ước
Ganges giữa Ấn Độ và Bangladesh với nguyên tắc hợp tác và trao đổi thông tin,
nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý, nghĩa vụ không gây thiệt hại. Trong phần
cuối bài viết, tác giả đã chỉ ra khoảng trống nội dung trong các nguyên tắc được ghi
nhận trong những điều ước song phương trên, đó là không điều ước nào quy định
phạm vi cụ thể của “thiệt hại” được xác định trong nghĩa vụ không gây thiệt hại là gì
và điều này hoàn toàn có thể dẫn đến tranh chấp giữa các bên.
Một công trình khá thú vị khác là bài viết “Fairness and Equity in
Transboundary Water Resources: A Comparative Analysis of the TWO Analysis and
WAS Models as applied to the Jordan River Basin” của tác giả Ian Baltutis.5 Ngay
trong phần đầu, bài viết đã chỉ ra sự mơ hồ của khái niệm “sử dụng công bằng”, công
bằng và thiện chí nhưng đồng thời cũng chỉ ra rằng, sự mơ hồ này thực chất là có mục
đích bởi những nguyên tắc này có thể được sử dụng một cách cố ý nhằm tạm thời đóng
băng các tranh chấp giữa các bên mặc dù chưa đạt được một giải pháp giải quyết cụ
thể nào. Xuất phát từ sự mơ hồ cũng như đa nghĩa của những nguyên tắc này, phần
tiếp theo của bài viết là những phân tích về nguyên tắc thiện chí và công bằng dưới ba
góc độ: Nghĩa của thuật ngữ thiện chí và công bằng; trực tiếp áp dụng và quy định của
các điều ước quốc tế có liên quan, bao gồm Quy tắc Helsinki và Công ước về nguồn
nước của Liên hợp quốc. Trong phần cuối cùng, tác giả đã phân tích vụ việc cụ thể
giữa Israel and Palestine trong việc vận dụng nguyên tắc thiện chí và công bằng khi
giải quyết các vấn đề liên quan đến lưu vực sông Jordan giữa hai nước.
Bài viết “Principles of international water law: creating effective
transboundary water resources management” của tác giả Muhammad Mizanur
Rahaman cũng nghiên cứu những nguyên tắc trong bảo vệ nguồn nước quốc tế.6 Phần
đầu bài viết là những phân tích về ba học thuyết làm cơ sở cho các nguyên tắc trong
bảo vệ nguồn nước bao gồm thuyết chủ quyền tuyệt đối với lãnh thổ với nội dung mọi
quốc gia đều có quyền sử dụng nguồn nước thuộc lãnh thổ của mình một cách tùy ý
mà không cần quan tâm đến các quốc gia khác; thuyết sự toàn vẹn lãnh thổ tuyệt đối
với quyền của các quốc gia ở hạ lưu đối với sự liên tục và không gián đoạn của dòng
chảy từ lãnh thổ của thượng nguồn phía trên, bất kể ưu tiên là gì; thuyết chủ quyền
lãnh thổ bị giới hạn với nội dung mọi quốc gia đều có quyền tự do trong sử dụng
nguồn nước sông chảy chung trên lãnh thổ của mình miễn là việc sử dụng không ảnh
hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng dân cư. Trong phần thứ hai, tác giả đã phân
tích những nguyên tắc của luật nước quốc tế được ghi nhận trong các điều ước quốc tế
gồm nguyên tắc sử dụng hợp lý và công bằng; nghĩa vụ không gây thiệt hại đáng kể;
nguyên tắc thông báo, tham vấn và thương lượng; nguyên tắc hợp tác và trao đổi thông
tin và hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, đồng thời cũng chỉ ra những khoảng
trống trong các văn kiện quốc tế hiện nay điều chỉnh những nguyên tắc này. Phần cuối
cùng của bài viết là những phân tích về nội dung của một số nguyên tắc theo phán
137
Việt Nam còn tham gia và tổ chức nhiều sự kiện hợp tác quốc tế khác với các
chủ đề như bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước trong các cơ chế hợp tác khu vực
liên quan như Tiểu vùng MeKongmở rộng (GMS), sáng kiến Hạ nguồn MeKong(LMI)
của Mỹ, hợp tác MeKong- Nhật Bản, MeKong- Hàn Quốc, hợp tác MeKong- Lan
Thương; phối hợp hành động trong quản lý nguồn nước nhằm định hình Chương trình
Nghị sự sau 2015” trong khuôn khổ ASEM.
Một số hoạt động hợp tác quốc tế khác cũng được đẩy mạnh như chủ động, tích
cực vận động, huy động nguồn lực thông qua thúc đẩy các chương trình, dự án hợp tác
với các đối tác phát triển trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như Chương trình hỗ trợ
ứng phó biến đổi khí hậu (SP-RCC); phối hợp với Hàn Quốc thành lập “Trung tâm
hợp tác nghiên cứu chung về nguồn nước MeKong – Hàn Quốc”; vận động các quốc
gia như Australia, New Zealand tăng cường cung cấp ODA về ứng phó khô hạn, xâm
nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long; triển khai Dự án JICA về “Tăng cường năng
lực quản lý môi trường nước lưu vực sông” trên lưu vực sông Cầu và hệ thống sông
Đồng Nai…
Từ năm 2005, Việt Nam đã tích cực tham gia Kế hoạch chiến lược hành động
ASEAN về quản lý tài nguyên nước với mục tiêu nhằm giải quyết các vấn đề liên quan
đến chất lượng nước, kiểm soát thảm họa liên quan đến nước và tăng cường năng lực
quản lý.
Tuy nhiên, hoạt động hợp tác quốc tế vẫn còn những mặt hạn chế chưa được khắc
phục hiệu quả. Một trong những tồn tại trong nhiều năm nay là tính hiệu quả và bền
vững của các dự án sau khi kết thúc còn thấp. Rất nhiều dự án, chương trình khi hết
nguồn kinh phí tài trợ cũng đồng nghĩa với việc kết thúc các hoạt động duy trì kết quả.
Nhiều chương trình mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm, chưa được nghiên cứu, đánh giá
để triển khai nhân rộng do thiếu nguồn kinh phí duy trì.
Ngoài ra, còn một số hạn chế như hạn chế về kinh phí và nguồn nhân lực cho
hoạt động hợp tác quốc tế; thiếu tính chủ động trong việc tìm nguồn tài trợ quốc tế,
còn trông chờ nhiều vào đối tác và sự ưu tiên của các Chính phủ nước ngoài hay Ban
Điều hành của các tổ chức quốc tế; khó khăn về vốn đối ứng; hạn chế về năng lực
quản lý và thực hiện dự án của các đơn vị tiếp nhận và thực hiện dự án.
4.2.3. Giải quyết tranh chấp
Việc khai thác, sử dụng nguồn nước sông MeKong của một số quốc gia đang
tác động trực tiếp đến nguồn nước sông MeKong trên nhiều phương diện, cả về số
lượng, chất lượng và hệ sinh thái, trong đó hầu hết liên quan đến các hoạt động thuỷ
điện và chuyển nước ra ngoài lưu vực. Các tranh chấp đối với nguồn nước sông
MeKong chủ yếu bắt nguồn từ hai hoạt động này.
liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu kỹ lưỡng tổng thể những tác động
của các công trình thủy điện trên dòng chính sông MeKong trước khi đưa ra quyết
định triển khai xây dựng các công trình này. Các quốc gia ven sông cần hợp tác chặt
chẽ trong việc khai thác và sử dụng công bằng và hợp lý các nguồn tài nguyên, đặc
biệt là nguồn nước dòng sông MeKong nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần
vào sự phát triển bền vững chung của toàn bộ lưu vực sông MeKong và mang lại lợi
ích cho tất cả các quốc gia ven sông và người dân sinh sống tại khu vực này”;230 tiếp
đó, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề
nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Lào khởi công xây dựng đập thủy điện
Xayaburibu, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh: “Việc khai
thác và sử dụng công bằng, hợp lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước sông
MeKong, có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững chung của
lưu vực sông MeKong, vì lợi ích chung của các quốc gia ven sông và người dân sinh
sống tại khu vực này. quan điểm của Việt Nam là việc xây dựng các công trình thủy
điện trên dòng chính sông MeKong cần được đặt trong tổng thể quản lý và phát triển
bền vững sông MeKong và đã đề nghị các nước cùng phối hợp tiến hành nghiên cứu
tổng thể các tác động của các dự án thủy điện dòng chính đối với sự phát triển bền
vững của lưu vực sông MeKong…”.231 Gần đây nhất, tại các cuộc Họp báo thường kỳ
của Bộ Ngoại giao vào ngày 5/3/2020 và 14/5/2020, khi được hỏi về thông tin liên
quan đến việc Lào triển khai xây dựng các đập Luang Prabang và Sanakham, quan
điểm của Việt Nam vẫn nhất quán rằng: “Các quốc gia có lợi ích chính đáng trong sử
dụng tài nguyên nước sông Mekong để phát triển, đồng thời có trách nhiệm chung
trong việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong. Việc phát triển các công trình
thủy điện trên dòng chính sông Mekong cần đảm bảo không gây tác động tiêu cực, bao
gồm các tác động xuyên biên giới, đến môi trường, đời sống kinh tế - xã hội của các
nước ven sông, nhất là các nước hạ nguồn, theo đúng thông lệ quốc tế và các quy định
của Ủy hội sông Mekong quốc tế. Việt Nam mong muốn và sẵn sàng chung tay cùng
các nước ven sông tăng cường hợp tác nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả và bền vững
nguồn nước sông Mekong, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của các nước ven sông, vừa
không có tác động tiêu cực đến đời sống của người dân sinh sống trong khu vực”.232
KẾT LUẬN
1. Trong một thập kỷ qua thế giới đã chứng kiến một thực tế là tài nguyên nước
đang ngày càng trở nên khan hiếm. Khủng hoảng nguồn nước sẽ dẫn tới khủng hoảng
về y tế, khủng hoảng nông nghiệp, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng khí hậu, thậm
chí là khủng hoảng về chính trị. Việc xây dựng những cơ chế pháp lý ở nhiều cấp độ,
từ song phương, khu vực cho đến toàn cầu điều chỉnh hoạt động của các quốc gia đối
với nguồn nước quốc tế thể hiện nỗ lực của các quốc gia trong việc xây dựng những
quy tắc chung nhằm bảo vệ một cách hiệu quả nguồn nước quốc tế từ những thiệt hại
về số lượng, chất lượng và hệ sinh thái của nguồn nước quốc tế như sự suy giảm về số
lượng nước do việc xây dựng mới các công trình ở thượng nguồn; sự xói mòn bờ sông
do việc xây dựng tại bờ sông đối diện của quốc gia ven nguồn nước tiếp giáp; sự gia
tăng bùn lắng do phá rừng ở thượng nguồn, can thiệp vào chế độ dòng chảy; sự diệt
vong của một số loài sinh vật tại lưu vực sông quốc tế do những hành vi của con
người… Thực tế trên càng cho thấy tầm quan trọng của việc thiết lập các khuôn khổ
pháp lý ở nhiều cấp độ, từ khu vực cho đến toàn cầu để điều chỉnh hành vi của các
quốc gia nhằm đảm bảo việc khai thác, sử dụng nguồn nước quốc tế một cách bền
vững, hợp lý và công bằng để bảo vệ sự sinh tồn của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân
loại. Thông qua các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh hành vi của
các chủ thể để ngăn ngừa, hạn chế và ứng phó với những tác động xấu đối với số
lượng, chất lượng và hệ sinh thái của nguồn nước quốc tế, pháp luật quốc tế là công cụ
pháp lý để đảm bảo cho mọi quốc gia ven nguồn nước, đặc biệt là các quốc gia tại hạ
nguồn đều có cơ hội được thụ hưởng những lợi ích từ nguồn nước quốc tế mang lại
một cách bình đẳng như các quốc gia khác, từ đó, bảo vệ những quốc gia này trước
những hành vi mang tính chất “độc chiếm nguồn nước” của các quốc gia ở thượng
nguồn, đồng thời, đảm bảo việc sử dụng nguồn nước của một quốc gia không làm tổn
hại đến chính lợi ích của quốc gia đó, lợi ích của các quốc gia khác và nhu cầu sử dụng
trong tương lai, từ đó, góp phần đảm bảo mối quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa các
quốc gia.
2. Luật nước quốc tế hiện đại là kết quả của quá trình cách mạng từ những học
thuyết pháp lý liên quan đến sử dụng nguồn nước ngọt xuyên biên giới vì mục đích
nông nghiệp và hàng hải. Sự phát triển của các học thuyết về nguồn nước đã dẫn đến
những nỗ lực trong việc xây dựng các quy tắc điều chỉnh các vấn đề liên quan đến
phân bổ và sử dụng nguồn nước quốc tế ở cả phạm vi khu vực và toàn cầu.
Ở cấp độ toàn cầu, Công ước về sử dụng phi hàng hải nguồn nước quốc tế năm
1997 (Công ước UNWC) và Công ước về bảo vệ và sử dụng nguồn nước xuyên quốc
gia và hồ quốc tế năm 1992 (Công ước UNCE) có một vai trò đặc biệt. Công ước
UNWC được đánh giá là “luật về nguồn nước quốc tế bao quát, toàn diện và quan
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top