daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài............................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn......................................... 9
7. Cơ cấu của luận văn.............................................................................. 9
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ........................ 10
1.1. Khái quát về thương mại điện tử ..................................................... 10
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử...................................................... 10
1.1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử ................................................ 10
1.2. Khái quát về tranh chấp chương thương mại điện tử...................... 11
1.2.1. Khái niệm tranh chấp trong thương mại điện tử .......................... 11
1.2.2. Phân loại tranh chấp trong thương mại điện tử ............................ 11
1.3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử................... 11
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử .... 11
1.3.2. Các cách giải quyết tranh chấp thương mại điện tử........ 12
1.4. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại điện tử trên thế giới.... 13
1.4.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử tại Hoa Kỳ. 13
1.4.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại điện tử tại Hàn Quốc.. 13
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................. 13
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ ...................................................................................... 14
2.1.1. Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử 14
2.1.2. Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về giải quyết tranh
chấp thương mại điện tử ......................................................................... 14
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại
điện tử ..................................................................................................... 15
2.2.1. Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng biện pháp dân sự.... 15
2.2.2. Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng cách trực
tuyến........................................................................................................ 15
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................. 15Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÁP
ỨNG NHU CẦU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA.... 16
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu
hiệp định thương mại tự do EVFTA ...................................................... 16
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp
thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu hiệp định thương mại tự do EVFTA 16
3.2.1. Xây dựng Luật thương mại điện tử .............................................. 16
3.2.2. Hoàn thiện quy định giải quyết tranh chấp thương mại điện tử
bằng biện pháp dân sự ............................................................................ 17
3.2.3. Hoàn thiện quy định giải quyết tranh chấp thương mại điện tử
bằng cách trực tuyến.................................................................. 17
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về giải quyết tranh chấp thương
mại điện tử đáp ứng nhu cầu hiệp định thương mại tự do EVFTA .......... 18
Tiểu kết Chương 3 .................................................................................. 18
KẾT LUẬN............................................................................................ 19
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thương mại điện tử được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, bao
gồm cả hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ cùng với các ứng dụng
những thành tựu về công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực
kinh doanh thương mại. Với cách hiểu cụ thể, hoạt động thương mại
điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ quy trình của hoạt động
thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng
viễn thông di động hay các mạng mở khác.Trong những năm qua,
thương mại điện tử ở Việt Nam đã phát triển khá nhanh, hoạt động giao
dịch mua bán qua mạng rất sôi động và đã thực sự trở thành công cụ để
doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt là doanh nghiệp và và
nhỏ. Mua bán hàng hóa qua các sàn giao dịch thương mại điện tử trong
nước hiện đang ở giai đoạn bùng nổ. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất
lượng và các hành vi gian lận thương mại khác khi mua qua các gian
hàng trên mạng đang bị buông lỏng. Rất nhiều vụ việc tranh chấp
thương mại xuất phát kênh phân phối qua thương mại điện tử, nhưng vai
trò điều tiết quản lý và trọng tài của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chưa thực sự được phát huy. Có thể nói, sự phát triển của thương
mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch
truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội1. Tuy nhiên, bên
cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng, những rủi ro gặp phải trong quá trình
giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có
các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần hình thành
1 Phạm Vân Anh (2012), “Hợp đồng thương mại điện tử”, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội2
được một cơ sở pháp lý đầy đủ. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của
thương mại điện tử hiện nay, thì việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý được coi là yếu tố rất quan trọng. Hơn thế nữa, thương mại điện
tử là một lĩnh vực mới mẻ, cho nên tạo được niềm tin cho các chủ thể
tham gia vào các quan hệ thương mại điện tử là một việc làm có tính cấp
thiết, mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi
chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ. Tuy nhiên,
cho đến nay, do nhiều lý do cả về chủ quan lẫn khách quan, quá trình
xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử chưa được quan
tâm đúng mức, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Luật Giao dịch
điện tử của Việt Nam được Quốc hội khóa XI ban hành ngày
29/11/2005, có hiệu lực thi hành ngày 01/03/2006 và các văn bản hướng
dẫn thi hành còn đơn giản, chưa có những khái niệm pháp lý đầy đủ và
chưa dự liệu được những quan hệ pháp luật thương mại điện tử phát sinh
khi áp dụng.
Tự do hóa thương mại hiện nay không còn là một xu thế mà đã trở
thành một thực tiễn sôi động và phổ biến của nền kinh tế thế giới. Để
phát triển, các quốc gia phải xây dựng mô hình “kinh tế mở”, chuyển từ
xu hướng bảo hộ thương mại (bảo hộ mậu dịch) sang thương mại tự do
nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế mỗi nước. Tự do
hóa thương mại không những tạo thuận lợi cho các nước đang phát triển
mở rộng thị trường, có thêm vốn và công nghệ, tập hợp lực lượng để bảo
vệ lợi ích của mình mà còn giúp cho các nước này cải cách cơ cấu và thể
chế nền kinh tế. Là cột mốc mới quan trọng trong 30 năm thiết lập quan
hệ ngoại giao (1990 – 2020), việc thông qua EVFTA với tỷ lệ ủng hộ
cao tại Nghị viện châu Âu, nơi tâp hợp 700 nghị sĩ từ 27 nước, đại diện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
cho nhiều đảng phái, khuynh hướng chính trị và lợi ích kinh tế đa dạng
khác nhau, cho thấy các nghị sĩ và các quốc gia thành viên EU thực sự
coi trọng, đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam và quan hệ đối tác
hợp tác toàn diện Việt Nam - EU. EVFTA có phạm vi rộng và mức độ
cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay, chứa đựng nhiều cơ hội
và kỳ vọng mở ra một triển vọng mới cho quan hệ hợp tác hai bên Việt
Nam và EU phát triển ngày càng sâu rộng, toàn diện, bình đẳng, cùng có
lợi và hiệu quả hơn; đồng thời, đóng góp vào thúc đẩy xu thế chung về
liên kết kinh tế quốc tế và phát triển bền vững; khẳng định vị thế Việt
Nam và chính sách của EU tiếp tục tăng cường gắn kết với châu Á-Thái
Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng. EU hiện là đối tác thương
mại lớn thứ ba và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng hơn 12 lần, từ mức 4,1 tỷ
USD năm 2000 lên hơn 50,4 tỷ USD năm 2017; trong đó xuất khẩu của
Việt Nam vào EU tăng 13,6 lần (từ 2,8 tỷ USD lên hơn 38,3 tỷ USD) và
nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng hơn 9 lần (1,3 tỷ USD lên 12,1 tỷ
USD). Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU là giày
dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản. EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt
Nam. Tính đến năm 2017, đã có 24 trong số 28 nước EU đầu tư vào Việt
Nam với khoảng 2000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt
hơn 21,5 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành
kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp,
xây dựng và một số ngành dịch vụ EVFTA sẽ tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp EU tiếp cận thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, qua đó
tiếp cận sâu hơn thị trường ASEAN và khu vực; GDP của EU dự kiến sẽ
tăng thêm 30 tỷ USD và xuất khẩu của EU vào Việt Nam sẽ tăng khoảng4
15,28% vào năm 2020, tăng 33,06% vào năm 2025, tăng 36,7% vào
năm 2030, tăng 29% vào năm 20352.
EVFTA mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam thâm
nhập thị trường EU đầy tiềm năng với 508 triệu dân và quy mô khoảng
18 nghìn tỷ USD, hiện là thị trường xuất khẩu và xuất siêu lớn thứ hai
của Việt Nam. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập
khẩu đối với gần 86% số dòng thuế từ Việt Nam và nâng lên 99% dòng
thuế sau 7 năm; trong khi Việt Nam xóa bỏ ngay 48,5% số dòng thuế
cho hàng hóa EU trong năm đầu tiên và nâng lên 91,8% số dòng thuế
sau 7 năm. Thực tế cho thấy, các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh
chấp giao dịch thương mại điện tử cần được quy định chặt chẽ, đầy
đủ và rõ ràng bởi tính đặc thù của nó, đặc biệt là các quy định liên quan
đến việc sử dụng các văn bản điện tử hay chữ ký điện tử với tư cách là
chứng cứ trong các hoạt động tố tụng. Đồng thời cũng cần đưa ra
các quy định về tội phạm trong thương mại điện tử để tăng cường đấu
tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các loại tội phạm mới xuất hiện
cùng với quá trình phát triển của thương mại điện tử. Pháp luật Việt
Nam cũng đang thiếu vắng những quy định mở đối với việc lựa chọn
pháp luật trong các giao dịch thương mại nói chung và giao dịch thương
mại điện tử nói riêng, cũng như việc bảo đảm lợi ích kinh tế và các lợi
ích liên quan khác của quốc gia, của các doanh nghiệp và người tiêu
dùng. Chính vì những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Pháp
luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng
2 Anh Nga (2019), “EVFTA: Một hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích”, Tạp chó Pháp luật &
phát triển, Số 7-8, tr. 37-38.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
yêu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA” cho luận văn Thạc
sỹ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề
giải quyết tranh chấp thương mại điện tử và tác động của hiệp định
thương mại tự do EVFTA đến sự phát triển hoạt động thương mại điện
tử, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu.
* Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Thoan về “Ký
kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập
kinh tế quốc tế” tại Đại học Ngoại Thương năm 2010 đã nghiên cứu chủ
yếu dưới góc độ kinh tế của hợp đồng điện tử như các loại hợp đồng
điện tử, đưa ra định nghĩa về thương mại điện tử, các chủ thể tham gia,
các mô hình hợp đồng điện tử, nghiên cứ vai trò, tác động đối với nền
kinh tế, một số kiến nghị về xây dựng khung pháp luật để điều chỉnh hợp
đồng điện tử, định hướng các giải pháp để thúc đẩy thương mại điện tử
* Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Hà Vũ với đề tài: “Xây
dựng khung pháp lý nhằm phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam” đã
đi sâu nghiên cứu những yêu cầu đối với pháp luật thương mại điện tử
như:Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu; quy định về
giá trị pháp lý và các nội dung cụ thể của chữ ký điện tử và vấn đề bản
gốc; đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định pháp luật về kinh tế -
thương mại – dân sự và đảm bảo sự phù hợp với pháp luật thương mại
quốc tế; hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế và thanh toán điện tử;
xây dựng các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
phù hợp với thương mại điện tử; bảo vệ bí mật cá nhân trong môi trường
thương mại điện tử; quy định cụ thể về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong6
thương mại điện tử; phòng chống tội phạm và các vi phạm hành chính
trong thương mại điện tử; đảm bảo giá trị chứng cứ của thông điệp dữ
liệu.
* Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Nhất Tư với đề tài”
Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam” đã làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận về pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử, như
làm rõ: khái niệm pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử, điều kiện
để chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử, vấn đề rút lại hay hủy đề nghị
giao kết hợp đồng, hủy chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, giá trị của
thông điệp dữ liêu, giá trị pháp lý của chữ ký điện tử trong giao kết hợp
đồng thương mại điện tử.
* Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Chí Tùng với đề tài
“Pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện
nay”. Luận văn đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về giao kết
hợp đồng TMĐT. Trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống các qui
định pháp luật về giao kết hợp đồng TMĐT, về ưu điểm, sự khác biệt
cũng như rủi ro khi giao kết hợp đồng này so với hợp đồng được giao
kết theo cách truyền thống. Từ đó đề xuất một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết hợp
đồng TMĐT ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ các quy định của pháp luật và
thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử
tại Việt Nam trong mối tương quan với các yêu cầu của hiệp định
thương mại tự do EVFTA

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top