daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ..................................................6
1.1. Những vấn đề chung về quản lý chất thải y tế .....................................................6
1.2. Những vấn đề chung về pháp luật quản lý chất thải y tế ...................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI Y TẾ VÀ THỰC TIẾN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI .........34
2.1.Các quy định pháp luật về quản lý chất thải y tế và thực tiễn thi hành tại thành
phố Hà Nội ................................................................................................................35
2.2. Một số nhận định đánh giá về pháp luật quản lý chất thải y tế ở Việt Nam qua
thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội ....................................................................62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ
CHẤT THẢI Y TẾ TẠI VIỆT NAM QUA THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........................................................................................70
3.1. Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải y tế……71
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
về quản lý chất thải y tế ở Việt Nam.........................................................................73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................81DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BV Bệnh viện
BVMT Bảo vệ môi trường
BYT Bộ Y tế
CTYT Chất thải y tế
CTRYT Chất thải rắn y tế
SYT Sở Y tế
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước, Đảng,
Quốc hội và Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội gắn với coi
trọng bảo vệ, cải thiện môi trường và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề
tốt để tăng cường công tác bảo vệ môi trường (BVMT) thời gian tới. Ngay từ nhưng
năm 1960 vấn đề ô nhiễm môi trường đã tạo ra một thách thức đối với xã hội hiện
đại. Ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, đã có những quan điểm chung được các
nhà khoa học đề cập tới, đó là những nguy cơ mà hành tinh của chúng ta đang phải
đối mặt do sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động của con người, bởi sự bùng nổ
dân số và sự tác động của các công nghệ mà không phải lúc nào chúng ta cũng làm
chủ được. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, thực trạng môi trường đang nảy
sinh nhiều hệ lụy phức tạp. Lượng chất thải phát sinh ngày càng gia tăng đã và đang
gây áp lực đến sức khỏe con người và môi trường .
Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì việc hoàn thiện và tăng
cường hệ thống pháp luật kiểm soát và bảo vệ môi trường đóng vai trò vô cùng
quan trọng. Kiểm soát ô nhiễm môi trường tốt sẽ giảm thiểu các rủi ro gây tổn
thương đối với cộng đồng trước các vấn đề môi trường nan giải, phục vụ cho việc
hoạch định tốt các chính sách công của Đảng và Nhà nước. Kiểm soát ô nhiễm môi
trường tốt sẽ đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành của con người,
giảm thiểu các chi phí cho việc khôi phục môi trường khi có ô nhiễm, suy thoái hay
sự cố môi trường xảy ra, bớt chi phí và đồng nghĩa với việc quản lý môi trường có
hiệu quả hơn. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng và hoàn thiện các quy định về bảo vệ
môi trường nói chung, về kiểm soát ô nhiễm môi trường nói riêng đang là một yêu
cầu cấp thiết để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở Việt Nam không
bị thua thiệt khi tham gia vào nền kinh tế thế giới. Một trong những thách thức về
môi trường ở Việt Nam hiện nay là vấn đề xử lý chất thải – trong số đó phải kể đến
Chất thải y tế ( CTYT ), loại chất thải tiềm tàng nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ
con người cũng như cho môi trường.2
CTYT nếu không được phân loại, thu gom, xử lý đúng cách sẽ ẩn chứa nhiều
mầm bệnh nguy hiểm lây lan đến sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, nó còn ảnh
hưởng tới nguồn tài nguyên đất, nước, không khí. Chính vì vậy việc quản lý xử lý
CTYT trở thành vấn đề nóng bỏng trong công tác BVMT hiện nay. Đặc biệt tại Hà
Nội một trong hai thành phố lớn nhất của cả nước, nơi tập trung rất nhiều các bệnh
viện tuyến trung ương cũng như của địa phương. Vấn đề xử lý CTYT được các cấp
chính quyền dành nhiều sự quan tâm, tuy nhiên cho đến hiện nay vẫn chưa thực sự
tìm được giải pháp triệt để để giải quyết.
Trước thực trạng trên để góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường sống, tác
giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn
thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Lĩnh vực bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm từ trước đến nay luôn dành
được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều chuyên gia. Đặc biệt là về các khía cạnh
pháp lý, bởi từ xưa đến nay pháp luật vẫn được xem như là công cụ quản lý hiệu
quả nhất để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Khi đời sống con người nâng
cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cũng ngày càng tăng. Chất thải y
tế theo đó cũng càng nhiều hơn về số lượng. Đã có rất nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về quản lý chất thải y tế. Nhưng phần lớn các nghiên cứu ấy thiên về
lĩnh vực khoa học quản lý môi trường, các nghiên cứu về khía cạnh pháp lý thì ít
hơn. Vấn đề pháp luật quản lý chất thải y tế đặt trong mối liên quan đến lĩnh vực
bảo vệ môi trường, có thể kể tên một số nghiên cứu như: Lê Thị Kim Oanh (2010),
Bàn về áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” trong chính sách môi
trường, Tạp chí khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 4 (39) năm 2010.
Phạm Hữu Nghị, Bùi Đức Hiển (2011), “Các quy định pháp luật về thiệt hại, xác
định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra và định hướng xây dựng,
hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số
1/2011, tr. 40 – 47; Nguyễn Võ Hinh (2013) , “Nguy cơ môi trường ô nhiễm ảnh
hưởng sức khỏe do chất thải y tế”; Vũ Thị Duyên Thủy (2009), “Xây dựng và hoàn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
thiện pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam”, luận án tiến sỹ Luật học,
Đại học Luật Hà Nội; Bùi Kim Hiếu (2010), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sỹ luật
học, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Điểm chung của các công trình khoa học nêu trên là đều đề cập đến vấn đề môi
trường dưới góc độ các quy định của pháp luật, trong đó có nhiều góc độ khác nhau
cũng đã đề cập liên quan đến pháp luật về quản lý chất thải y tế. Khóa luận tốt
nghiệp của Phạm Kim Thoa 2004 “Một số vấn đề pháp lý về quản lý chất thải y tế
tại Hà Nội” Đại học Luật Hà Nội, với quy mô là công trình khóa luận tốt nghiệp
nên nghiên cứu vẫn còn chưa thực sự chuyên sâu. Khi đó Luật bảo vệ môi trường
2005 chưa ban hành, chất thải y tế được quản lý dựa trên quy chế quản lý 1999. Các
giải pháp, lý luận cũng không còn nhiều ứng dụng so với thực tế hiện nay. Do đó có
thể khẳng định đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố
Hà Nội” là một đề tài mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu và làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn của pháp luật về quản lý CTYT, tổng hợp và hệ thống hóa các quy
định của pháp luật hiện hành về quản lý CTYT ở Việt Nam qua thực tiễn tại thành
phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý
CTYT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện mục đích đó, luận văn tập
trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
+) Nghiên cứu về khái niệm có liên quan đến đề tài, bao gồm khái niệm chất
thải, chất thải y tế, quản lý chất thải y tế và khái niệm về pháp luật quản lý CTYT
+) Phân tích thực trạng quản lý CTYT trên địa bàn thành phố Hà Nội
+) Tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa và đánh giá các quy định pháp luật hiện
hành về quản lý CTYT.
+) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
quản lý CTYT.4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài “ Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn
thành phố Hà Nội” chỉ nghiên cứu những vấn đề pháp lý về quản lý CTYT và
không nghiên cứu các loại chất thải khác. Trên cơ sở đó tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu các quy định pháp luật về CTYT và thực tiễn Hà Nội mà không đi sâu vào
những vấn đề có tính kỹ thuật, chuyên môn như phương pháp, công nghệ, thiết bị
xử lý CTYT.
Phạm vi nghiên cứu: tác giả đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh pháp lý trong hoạt
động quản lý CTYT diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận văn được dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; trên cơ sở đường lối,
chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước kết hợp với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Trong quá trình nghiên cứu để giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tác giả
đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với duy vật lịch sử, phương
pháp phân tích ( sử dụng cho toàn luận văn ), phương pháp so sánh ( chủ yếu sử
dụng cho chương 2 ), phương pháp thống kê ( chủ yếu cho chương 1, chương 2 )
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Với những nội dung được trình bày, luận văn sẽ góp phần hoàn
thiện hệ thống lý luận về quản lý chất thải y tế và pháp luật về quản lý nước thải y tế.
Ý nghĩa thực tiễn: Là một đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật về lĩnh
vực quản lý chất thải y tế, tác giả hy vọng luận văn có giá trị tham khảo nhất định,
trước hết đối với những người quan tâm về vấn đề quản lý chất thải y tế ở góc độ
pháp lý và là nguồn tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập
môn học Luật Môi trường.
Bên cạnh đó một só kiến nghị của đề tài còn là tài liệu có giá trị tham khảo đối
với các cơ quan xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường nói
chung và pháp luật về quản lý chất thải y tế nói riêng.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày thành 03 chương, với nội dung chính là:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý chất thải y tế và pháp luật quản lý
chất thải y tế.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý chất thải y tế và thực
tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải y tế tại
Việt Nam qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội6
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ
PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
1.1. Những vấn đề chung về quản lý chất thải y tế
1.1.1.Khái niệm, phân loại chất thải y tế
 Khái niệm chất thải y tế
Chất thải y tế (CTYT) là một loại chất thải. Vì vậy để làm rõ khái niệm CTYT
trước hết chúng ta phải tìm hiểu khái niệm chất thải. Với việc phát triển đất nước
theo định hướng của nền kinh tế thị trường, tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa
ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế phát triển, đời sống con người được cải
thiện, nhưng đi cùng với đó là nhiều hệ lụy phía sau. Vấn đề chất thải đang trở
thành một nỗi lo lớn không chỉ với riêng nước ta mà cũng là vấn nạn lớn với toàn
cầu. Dưới góc độ ngữ nghĩa chất thải được hiểu là những chất không còn sử dụng
được nữa, bị con người thải ra trong các hoạt động khác nhau.
Chất thải tồn tại trong thực tế rất đa dạng và phong phú, việc phân loại chất thải
có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương pháp, biện pháp quản lý cũng như
trách nhiệm của các chủ thể quản lý chất thải.
Căn cứ vào mức độ nguy hại chất thải được phân thành 02 loại: chất thải nguy
hại và chất thải thông thường
Căn cứ vào thành phần chất thải, chất thải được phân thành 02 loại: chất thải
vô cơ và chất thải hữu cơ
Căn cứ vào trạng thái tồn tại, chất thải được phân thành 03 loại: chất thải rắn,
khí thải và nước thải
Căn cứ vào nguồn phát sinh chất thải được phân thành: chất thải sinh hoạt –
phát sinh từ các sinh hoạt hàng ngày của dân cư và các hoạt động phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày của họ; chất thải công nghiệp –phát sinh từ hoạt động sản
xuất công nghiệp, thủ công nghiệp; chất thải nông nghiệp – phát sinh từ hoạt động
nông nghiệp như phân gia súc, gia cầm, xác thực vật… và CTYT – phát sinh từ các
hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe… của các cơ sở y tế.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WH0) : “Chất thải y tế bao gồm
toàn bộ chất thải từ các cơ sở y tế, các trung tâm nghiên cứu và các phòng thí
nghiệm. Ngoài ra nó bao gồm cả các nguồn rác thải nhỏ và rải rác từ các hoạt
động y tế diễn ra tại nhà như lọc máu, tiêm insulin…vv” [37]
Theo như định nghĩa trên ta thấy theo quan điểm của WHO thì chất thải y tế
không chỉ phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh mà còn từ các trung tâm nghiên
cứu, phòng thí nghiệm có liên quan đến hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe. Không
những thế các chất thải phát sinh từ hoạt động y tế diễn ra tại nhà cũng được coi là
CTYT. Như vậy theo WHO để xác định chất thải đó có phải là CTYT hay không
chúng ta dựa vào tiêu chí nguồn phát sinh chất thải. Nếu chất thải đó từ những hoạt
động y tế nhằm duy trì và khôi phục sức khỏe thì được gọi là CTYT.
Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) lại nêu định nghĩa đơn giản về CTYT: “
Chất thải y tế bao gồm toàn bộ chất thải thải ra trong các hoạt động y tế và hoạt
động chẩn đoán [38]
Cũng như định nghĩa của WHO, định nghĩa của ICRC cũng chỉ ra tiêu chí để
xác định chất thải y tế. CTYT được phát sinh trong các hoạt động y tế và chẩn đoán
bệnh. Có thể nói nếu như WHO nêu ra cụ thể về các nguồn phát sinh chất thải y tế
thì định nghĩa của ICRC chỉ nêu một cách khái quát. Theo như định nghĩa này tất cả
các chất thải thải ra từ các hoạt động y tế và chẩn đoán bệnh không phân biệt địa
điểm phát sinh đều được coi là chất thải y tế. Định nghĩa này cũng phù hợp với tiêu
chí hoạt động của ICRC - hoạt động trên toàn thế giới để cung cấp trợ giúp nhân
đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi xung đột và bạo lực vũ trang và thúc đẩy
pháp luật bảo vệ nạn nhân của chiến tranh.
Cả WHO và ICRC đều chung nhận định trong từ 75 đến 90% CTYT thu gom
được đều không chứa nguy cơ gây hại nào, được gọi là CTYT thông thường, tương
đương như chất thải sinh hoạt.Từ 10% đến 25% chất thải còn lại chứa nguy cơ cao
gây hại cho sức khỏe con người và môi trường gọi chung là CTYT nguy hại. Với
loại chất thải nguy hại này cần có quy chế quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo giảm
thiểu mọi nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và con người.8
Theo định nghĩa của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) thì “chất
thải y tế là tổng hợp các chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng
khám bệnh, phòng khám nha khoa, ngân hàng máu, và phòng khám thú y, trạm y tế
cũng như các trung tâm nghiên cứu và thí nghiệm. Nói chung, những chất thải có
khả năng chứa máu, dịch cơ thể hay các vật liệu có khả năng truyền nhiễm được
quy định là chất thải y tế”[48] Như vậy về cơ bản theo quan điểm của Hoa Kỳ,
CTYT cũng tương đồng với định nghĩa của WHO và ICRC, bên cạnh đó bổ sung
chi tiết hơn về các nguồn phát sinh chất thải y tế.
Ở Việt Nam, dưới góc độ pháp lý, định nghĩa về chất thải y tế đã chính thức
được quy định lần đầu tiên tại Quy chế công tác xử lý chất thải, ban hành bởi Bộ Y
tế theo quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT theo đó: “Chất thải bệnh viện bao gồm
chất rắn, lỏng, khí; là những chất được thải ra trong quá trình điều trị, chẩn đoán,
chăm sóc và sinh hoạt. Chất thải bệnh viện có đặc tính lý học, hóa học và sinh học
vừa là nguồn gây ô nhiễm môi trường vừa là nguồn gây bệnh; vì vậy xử lý và kiểm
soát nghiêm ngặt chất thải là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện”. Có thể nói cách
tiếp cận này gần như đồng nhất với quan điểm của WHO tuy nhiên lại chỉ ra rõ
CTYT có thể tồn tại ở các dạng rắn, lỏng, khí. Các dạng tồn tại của CTYT đều
không được quy định rõ trong định nghĩa của WHO, ICRC hay USEPA. Cách hiểu
này lại một lần nữa được khẳng định lại trong Quy chế quản lý chất thải y tế (Ban
hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999 Của
Bộ trưởng Bộ Y tế) . Tại khoản 2, điều 1 Quy chế này có quy định “Chất thải y tế là
chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét
nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể ở dạng Rắn, Lỏng,
Khí”.
Cùng với những đòi hỏi ngày càng cao của quản lý CTYT bằng pháp luật, đến
năm 2007, định nghĩa này một lần nữa được chỉnh sửa và quy định tại Quy chế
Quản lý chất thải y tế - Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày
30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là quy chế 43). Tại khoản 1, điều
3 Quy chế này quy định “Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.”
Điều khác biệt so với định nghĩa năm 1999 có thể dễ dàng nhận ra khi pháp luật quy
định CTYT là “vật chất” chứ không khẳng định là “chất thải” như trước đây. Từ
định nghĩa này CTYT tồn tại dưới dạng vật chất ở dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí
hay các dạng khác. Những yếu tố phi vật chất không thể được coi là chất thải.
Và định nghĩa mới nhất về chất thải y tế được quy định tại khoản 1 điều 3 thông
tư liên tịch 58/2015/ TTLT-BYT-BTNMT( sau đây gọi tắt là thông tư 58 ) thông tư
liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên – Môi trường theo đó “Chất thải y tế là
chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải
y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.”. Tại thông tư cũng quy
định rõ thế nào được gọi là cơ sở y tế tại khoản 7, điều 1: “Cơ sở y tế bao gồm: cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia đình; phòng chẩn trị y học cổ
truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại
nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ
sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ
chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét
nghiệm về y học.”
Với quy định về cơ sở y tế như trên thì nguồn phát sinh CTYT được phân định
có phần thu hẹp hơn so với quy định trước đây cũng như so với quy định của quốc
tế. Theo quy định của Việt Nam, CTYT được phân chia thành 03 loại: chất thải y tế
thông thường, chất thải y tế nguy hại và nước thải y tế. Việc phân chia này là cơ sở
để có những quy chế quản lý phù hợp với từng loại CTYT.
Tóm lại, cho đến nay, trên thế giới đã xuất hiện khá nhiều định nghĩa về CTYT.
Mặc dù có những khác biệt nhất định về ngôn từ và cách diễn đạt, song tổng hợp
các định nghĩa nêu trên về CTYT cho thấy những dấu hiệu đặc trưng sau để nhận
biết CTYT:
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
1. Hoàn thiện pháp luật quản lý CTYT là một hoạt động hết sức cần thiết và
tất yếu. Sự cần thiết đó dựa trên quản điểm của Đảng chỉ đạo về đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài
nguyên, môi trường. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện pháp luật cũng đã nảy
sinh nhiều hạn chế, bất cập. Việc hoàn thiện pháp luật sẽ đảm bảo một cơ chế pháp
lý tốt cho quá trình quản lý CTYT lâu dài, hiệu quả.
2. Hoàn thiện pháp luật quản lý CTYT phải đảm bảo tốt các yêu cầu về tính
thống nhất, đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh
đó cũng phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các cam kết
của Việt Nam khi tham gia các điều ước, công ước quốc tế. Đảm bảo được quyền
cho con người được sống trong môi trường trong lành, giảm thiểu mọi rủi ro về sức
khỏe với cộng đồng dân cư.
3. Bên cạnh các giải pháp chung về hoàn thiện pháp luật, cần chú ý tập trung
đến các giải pháp cụ thể như hoàn thiện các tiêu chuẩn về kỹ thuật môi trường. Đây
là những tiêu chuẩn mang tính kỹ thuật nhưng được quy định bằng pháp luật và
được xem như là công cụ chính để đánh giá việc thực hiện quản lý CTYT. Việc
hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm quy định về bảo vệ môi
trường là hết sức cần thiết nhằm tạo cơ sở răn đe, giảm thiểu vi phạm. Đồng thời
cần có chính sách khuyến khích đầu tư “công – tư” trong lĩnh vực quản lý CTYT.
Các biện pháp mềm nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cũng cần được triển
khai đồng thời nhằm mang lại hiệu quả quản lý bằng pháp luật tốt nhất.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0
D Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top