daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng

Việt Nam sau những thăng trầm của lịch sử với những cuộc chiến tranh để lại những hậu quả nặng nề đã dần bước ra ánh sáng của văn minh với sự phát triển về mọi mặt của nền kinh tế. Sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã hướng nền kinh tế Việt Nam từ chỗ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp chuyển đổi thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, ngày càng thu được những thành quả quan trọng về mọi mặt.
Với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ khoa học kỹ thuật và áp dụng hợp lý những thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật: những cách, những dây truyền sản xuất hiện đại, nền kinh tế trong nước đã có những bước phát triển nhảy vọt, thu được những thành quả rất đáng khích lệ.
Sự đầu tư đúng đắn cũng như Nhà nước có một chính sách kinh tế mở, khuyến khích đầu tư nước ngoài và sự mở rộng nền kinh tế cá thể mang lại cho thị trường Việt Nam dưới con mắt của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế là một thị trường thuận lợi và đầy khả quan, có thể mang lại những lợi nhuân lớn, và là một thị trường đầy sức thu hút đối với các nhà đầu tư.
Năm 2007 nền kinh tế Việt Nam đánh dấu một sự kiện một bước ngoặt lớn có thể thay đổi toàn bộ mặt của nền kinh tế, đem lại một lợi thế không nhỏ cho nền kinh tế, cac doanh nghiệp cũng như hàng hoá Việt Nam. Đó là Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhưng cũng có thể nền kinh tế toàn cầu. Mặc dầu các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém, trước việc gia nhập WTO sẽ cho thấy các doanh nghiệp đó có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài để mà tiếp tục tồn tại và phát triển hay không? Vì chúng ta không thể chờ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mới gia nhập WTO được vì lúc đó các doanh nghiệp trên thế giới cũng đã phát triển vượt bậc rồi.
Vấn đề làm sao để các doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh có sức hút với các nhà đầu tư quốc tế. Đó là chúng ta phải có một nền kinh tế với các cơ sở kĩ thuật, hạ tầng hiện đại. Các công trình giúp ta có thể yên tâm giúp ta tập trung sản xuất tránh hậu quả tiêu cực nặng nề từ thiên nhiên như phòng chống bão lũ.
Với các diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết việc xây dựng các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Là nguyên nhân gián tiếp cho một sự phát triển của nền kinh tế. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng thông qua đấu thầu ngày một phổ biến đòi hỏi các doanh nghiệp phải đấu thầu. Qua đợt thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng Thuỷ Lợi Hải Phòng, quan sự giúp đỡ của công ty em đã thấy tầm quan trọng của vấn đề này do đó em chọn đề tài: “Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng tại công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng”.
+ Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý
Chương II: Thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thuỷ lợi tại công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng.
Chương III: Một số giải pháp nhằm làm tăng tiến độ thực hiện công trình đảm bảo chất lượng công trình bàn giao đúng thời hạn.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
A. CÁC KHÁI NIỆM
1. Khái niệm
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và trước diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết, quy mô của các công trình xây dựng thuỷ lợi ngày càng lớn, đa dạng. Vì vậy hoạt động đấu thầu ngày càng phổ biến, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế. Vì vậy phải hiểu rõ bản chất của hợp đồng xây dựng, đấu thầu và những vấn đề xung quanh nó để hiểu cặn kẽ được những vấn đề cần thiết.
Ta phải hiểu rõ những vấn đề sau
Điều 1: Hoạt động xây dựng là các vấn đề bao gồm quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
=> Như vậy hoạt động xây dựng là một tổng thể các hoạt động liên quan đến nó, từ khâu khởi đầu đến khi hoàn thành một công trình.
Điều 2: Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác.
=> Để xây dựng một công trình thì hợp đồng phải được kí kết giữa các biên là bên chủ đầu tư (Bên A) và bên thi công (bên B) vậy cần hiểu rõ hợp đồng xây dựng là gì?
Điều 3:
1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát, thi công xây dựng công trình và các công việc khác trong hoạt động xây dựng.
2. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập bằng văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc các mối quan hệ của các bên hợp đồng trong hoạt động xây dựng các thể có nhiều loại với nội dung khác nhau.
Điều 4: Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng bao gồm các nội dung:
1. Nội dung công việc phải thực hiện
2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc
3. Thời gian và tiến độ thực hiện
4. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao
5.Giá cả, cách thanh toán
6. Thời hạn bảo hành
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
8. Các thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng
9. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng
Việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để đi tới kí kết hợp đồng ngày một phổ biến và mang tính khách quan, cạnh tranh cao cho các bên dự thầu đảm bảo sự hợp lý trong sử dụng vốn công trình. Đấu thầu bao gồm nhiều giai đoạn và rất nhiều lý luận xung quanh. Ta cần làm rõ đấu thầu và bản chất của nó:
Điều 5: Đấu thầu
1. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu.
2. Đấu thầu trong nước là cuộc đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham dự.
3. Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong và ngoài nước tham dự.
4. Xét thầu là quá trình bên mời thầu xem xét, phân tích, đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trúng thầu.
5. Bên mời thầu là chủ dự án chủ đầu tư hay pháp nhân thay mặt hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu.
Điều 6:
1. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân trong nước hay nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân dự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu trong nước được xét theo pháp luật Việt Nam, đối với nhà thầu nước ngoài được xét theo pháp luật của nước nơi nhà thầu mang quốc tịch. Nhà thầu phải đảm bảo sự độc lập về tài chính của mình.
2. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá: là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư.
3. Nhà thầu có thể tham gia dự thầu độc lập hay liên doanh với các nhà thầu khác. Trường hợp liên doanh phải có văn bản thoả thuận giữa các thành viên tham gia liên danh về trách nhiệm chung và riêng đối với công việc thuộc gói thầu và phải có người đứng đầu liên danh.
Điều 7: Gói thầu
Là toàn bộ dự án hay một phần công việc của dự án được phân chia theo tính chất kỹ thuật hay trình tự thực hiện dự án. Trong trường hợp mua sắm, gói thầu có thể là một hay một loại đồ dùng, trang thiết bị hay phương tiện. Gói thầu được thực hiện theo một hay nhiều hợp đồng.

Điều 8: Hồ sơ mời thầu
1. Là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập, bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu.
Hồ sơ mời thầu được người có thẩm quyền hay cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi phát hành.
2. Đóng thầu: là thời điểm kết thúc việc nộp hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu.
3. Mở thầu: là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu.
Điều 9: Giá gói thầu
1. Là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hay tổng dự toán được duyệt.
2. Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi trừ phần giảm giá nếu có, bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu.
3. Giá đề nghị trúng thầu là giá được người có thẩm quyền hay cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu để làm căn cứ do bên mời thầu thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
Và như vậy giá trúng thầu không được lớn hơn giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt.
Điều 10: Giá ký hợp đồng
Là giá được bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu thoả thuận sau khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng phải phù hợp với giá trúng thầu, hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Giá ký hợp đồng cùng các điều khoản cụ thể về thanh toán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để thanh toán vốn cho gói thầu.
Điều 11: Kết quả đấu thầu
Là nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền hay cấp có thẩm quyền về tên nhà thầu trúng thầu và loại hợp đồng.
Điều 12: Thương thảo hoàn thiện hợp đồng
Là việc nhà đầu tư đặt một khoản tiền (tiền mặt, séc, bảo lãnh của ngân hàng hay hình thức tương đương) vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu để đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu đối với hồ sơ dự thầu.
Điều 13: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Là việc Nhà thầu trúng thầu đặt một khoản tiền (tiền mặt, séc, bảo lãnh của ngân hàng hay hình thức tương đương) vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký.
2. Phân loại đấu thầu
a. Trên phương diện chủ đầu tư: Đấu thầu là một cách cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu (khảo sát thiết kế, thi công xây lắp, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật kinh tế đặt ra cho việc xây dựng công trình.
b.Trên phương diện của nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu giành cơ hội được nhận thầu, khảo sát, thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị.
c. Trên phương diện quản lý của nhà nước
- Tập thể lao động tiên tiến:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao.
+ Có phong trào thi đua thường xuyên thiết thực có hiệu quả
+ Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu lao động tiên tiến và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở nên.
+ Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.
- Chiến lược thi đua cấp cơ sở
+ Đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu lao động tiên tiến
+ Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hay áp dụng công nghệ mới để
7. Xây dựng chế độ làm việc hợp lý, đào tạo cán bộ nâng cao tay nghề.
3. Chế độ làm việc
- Tất cả những người được Công ty xét vào làm việc tại Công ty đều theo chế độ hợp đồng lao động có xác định thời hạn (trừ những người chuyển công tác ở có quan khác đã đến là CNVC Nhà nước trước năm 1998).
- Người lao động khi vào làm việc hợp đồng tại công ty phải :
+ Có hồ sơ hợp lệ
+ Có đơn cam kết vào làm việc tại Công ty (do cá nhân viết tay nội dung do phòng HCTC hướng dẫn).
+ Có ý kiến của gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng) đồng ý và có trách nhiệm bảo lãnh cho người xin vào làm việc tại Công ty.
+ Phải trải qua thời kỳ thử việc 90 ngày hưởng 75% lương cấp bậc, chức vụ phụ cấp (nếu có)
+ Chưa được tham gia đóng BHXH (trừ những người chuyển công tác)
+ Chấp hành sự phân cônh điều động của tổ chức công ty.
- Hết thời gian thử việc người lao động phải có bản kiểm điểm trong thơì gian làm việc người lao động phải có bản kiểm điểm trong thời gian làm việc tại đơn vị, có ý kiến nhận xét của người phụ trách gửi về Phòng HCTC Công ty để báo cáo Lãnh đạo Công ty.
- Trong thời gian thử việc người lao động vi phạm kỷ luật, không hoàn toàn thành công việc giao, đơn vị sử dụng được quyền cho phép người đó nhỉ việc và báo cáo bằng văn bản về Công ty để Công ty ra quyết định xoá tên.
- Các đơn vị khi nhận được quyết định của Công ty gửi xuống phải có nhiệm vụ bố trí tạo điều kiện cho người lao động làm việc theo đúng chức danh ghi trong quyết định.
- Người lao động vi phạm kỷ luật bị cơ quan xoá tên phải hoàn trả các chi phí phục vụ cho công tác đào tạo, thi tuyển (nếu có)
II. ĐÀO TẠO
- Để từng bước nâng cao trình độ quản lý chuyên nghiệp vụ và tay nghế cho công nhân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thích ứng với cơ chế thị trường Công ty sẽ tổ chức đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động của công ty.
- Công ty giao cho phòng HCTC lập kế hoạch đào tạo chi tiết đối với từng chức danh, nghề nghiệp trong công ty trên cơ sở vừa đảm bảo sản xuất công tác vừa tham gia học tập nâng cao trình độ.

KẾT LUẬN

Để đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành, cùng các phòng ban nghiệp vụ phải đề ra phương hướng tìm ra giải pháp từng bước đưa công ty cổ phần vào hoạt động ổn ddinhj tạo thế đi lên vưng chắc.
Thi công các công trình đúng đồ án thiết kế được duyệt, đúng quy trình quy phạm, đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu kỹ mỹ thuật.
Cần tranh thủ sự quan tâm chủa các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý chức năng, tăng cường khai thác việc làm trên thị trường thanh phố Hải Phòng và các tỉnh khác đảm bảo đủ việc làm từng bước nâng cao đời sống người lao động.
Bên cạnh đó công ty cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Tiếp tục đầu tue các thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất, quản lý sử dụng tốt máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kho tàng biến bãi.
- Tập trung đẩy nhanh tiến bộ thực hiện độ thực hiện dự án kiên cố, các công trình chưa hoàn tất.
- Tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phat triển các ngành nghê, quản lý chặt chẽ định mức kinh tế kỹ thuật gắn với áp dụng các tiến bộ Khoa học - Kỹ thuật phù hợp với chức năng nhiệm vụ công ty.
- Xây dựng cơ chế quản lý gắn liền quyền lợi trách nhiệm người lao động trong công ty. Giao chỉ têu khoa học sản xuất cho các đơn vị. Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật phù hợp với quy định của công ty và pháp luật.
- Nghiêm chỉnh thực hiện đúng chính sách pháp luật của nhà nước.
- Từng bước đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ chuyên moon nghiệp vụ và tuyển dụng thêm lao động có trình độ tay nghề quản lý đáp ứng được yêu cầu snr xuất của công ty.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top