daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
phân tích quy định về một loại hợp đồng thông dụng trong BLDS 2015
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
B. NỘI DUNG .........................................................................................................1
I. Phân tích, đánh giá những bất cập trong quy định .............................................1
II. Định hướng hoàn thiện quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền 3
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................51
Đề bài: Anh/chị hãy lựa chọn một hay một số quy định về một loại hợp đồng
thông dụng bất kỳ trong BLDS năm 2015 mà anh/chị đánh giá là bất cập. Hãy phân
tích, đánh giá bất cập đó và đưa ra định hướng hoàn thiện.
A. MỞ ĐẦU
Bộ luật Dân sự là công cụ pháp lý cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và
bảo đảm quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân. Đồng thời, đây là công cụ để thúc
đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm sự ổn định trong giao lưu dân sự. Vì lẽ đó, việc
kịp thời phát hiện những lỗ hổng và đưa ra hướng giải quyết để không ngừng hoàn
thiện Bộ luật Dân sự nói riêng và pháp luật nói chung vẫn luôn là một vấn đề mang
tính bức thiết. Cũng vì thế mà trong bài viết này tui xin chọn đề tài: “Anh/chị hãy
lựa chọn một hay một số quy định về một loại hợp đồng thông dụng bất kỳ trong
BLDS năm 2015 mà anh/chị đánh giá là bất cập. Hãy phân tích, đánh giá bất cập đó và
đưa ra định hướng hoàn thiện” để nghiên cứu, cụ thể là quy định về việc đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền tại điều 569 Bộ luật dân sự 2015.
A. NỘI DUNG
I. Phân tích, đánh giá những bất cập trong quy định
Điều 569 Bộ luật dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) (Sau đây gọi tắt là
BLDS 2015) quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
“ Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào....và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền,
nếu có.”Theo đó, có thể thấy việc chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền được
chia ra hai trường hợp, đó là: Ủy quyền có thù lao và ủy quyền không có thù lao.
Trong cả hai trường hợp, bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền đều có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào nhưng kèm theo các điều kiện
khác nhau. Trường hợp hợp đồng ủy quyền có thù lao mà bên ủy quyền đơn
phương chấm dứt thì bên ủy quyền phải trả thù lao cho bên nhận ủy quyền tương
ứng với công việc mà bên nhận ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại, bên
ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền châm
dứt thực hiện hợp đồng; Nếu bên nhận ủy quyền đơn phương chấm dứt thì phải bồi
thường cho bên ủy quyền. Trường hợp hợp đồng ủy quyền không có thù lao mà bên
ủy quyền hay bên nhận ủy quyền muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
thì phải báo trước cho bên kia một thời gian hợp lý. Đạo luật gốc của ngành luật2
dân sự quy định rõ ràng như vậy, nhưng tại điều 51 Luật công chứng năm 2014 quy
định công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch như sau: “Việc
công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ
được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người
đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó”. Như vậy, hợp đồng ủy quyền được công
chứng cũng không loại trừ việc các bên muốn chấm dứt hợp đồng ủy quyền phải
đến tổ chức công chứng đã công chứng hợp đồng ủy quyền đó để cùng ký vào văn
bản hủy mới hủy được hợp đồng ủy quyền. Phần lớn các giao dịch ủy quyền liên
quan đến những công việc có tính chất quan trọng hay tài sản có giá trị, các công
việc liên quan đến bên thứ ba là các cơ quan nhà nước, các tổ chức tín dụng hiện
nay đều lập thành văn bản có công chứng chứng thực. Quy định trên của Luật công
chứng - một văn bản pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực dân sự đã đương nhiên
tước bỏ quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền nói riêng của các bên
tham gia giao dịch được ghi nhận trong đạo luật gốc của lĩnh vực dân sự là Bộ luật
dân sự. Quy định không thống nhất giữa Bộ luật dân sự và Luật công chứng năm
2014 như vậy chắc chắn sẽ tạo ra không ít khó khăn khi áp dụng trên thực tế.
Ngoài ra, nội dung quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
cũng còn nhiều điểm mập mờ, gây khó khăn khi áp dụng. Trường hợp ủy quyền
không có thù lao, một trong các bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy
quyền đều phải báo trước cho bên kia một thời gian hợp lý. Tuy nhiên thời gian
hợp lý này là như thế nào? Bao nhiêu ngày? Vấn đề này lại chưa có văn bản pháp
luật nào hướng dẫn cụ thể. Quy định “nửa vời” này là một trong những nguyên
nhân dẫn đến việc vận dụng luật trên thực tế là không khả thi. Bởi lẽ không thể tự
chủ thể trong quan hệ ủy quyền có thể ước lượng hay dựa theo cảm tính quyết định
đưa ra thời gian cụ thể đê báo trước. Đặc biệt, trong các trường hợp khác nhau thì
thời gian báo trước cũng không giống nhau. Nhưng không thể cho rằng nếu quy
định cụ thể thời gian báo trước sẽ phù hợp với trường hợp này nhưng không phù
hợp với trường hợp khác mà không đưa ra quy định cụ thể về thời gian báo trước.
Theo tôi, để quy định này không còn mang tính hình thức, cần xác định cụ thể
thời gian báo trước đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
khi hợp đồng ủy quyền không có thù lao.3
II. Định hướng hoàn thiện quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy
quyền
Từ những phân tích và đánh giá về bất cập trong quy định về đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, tui xin đưa ra định hướng hoàn thiện quy
định này như sau:
- Hoàn thiện quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền: Để các
quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền của Bộ luật dân sự được
hiện thực hóa, yêu cầu đặt ra là các nhà làm luật cần có sự chỉnh sửa để thống
nhất giữa các quy định của luật chung và luật chuyên ngành. Việc thống nhất quy
định: Các bên trong hợp đồng ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
ủy quyền trong các quy định của pháp luật hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi và
đáp ứng được nhu cầu thực tế của các bên khi tham gia vào hợp đồng ủy quyền.
- Hoàn thiện các quy định của luật chuyên ngành liên quan đến hợp đồng ủy
quyền nói chung và việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền nói
riêng: Cần sửa đổi các quy định về việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền trong Luật
công chứng để thống nhất với quy định chung của Bộ luật dân sự. Theo đó, Luật
công chứng cần có quy định công nhận quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
ủy quyền của các bên. Thay bằng việc áp dụng quy định “việc công chứng sửa đổi,
bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có
sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp
đồng, giao dịch đó” cho tất cả các hợp đồng được công chứng, trong đó có hợp
đồng ủy quyền thì Luật công chứng nên quy định riêng về việc chấm dứt hợp đồng
ủy quyền. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền chỉ cần bên có yêu cầu
đơn phương chấm dứt lập thành văn bản có chữ ký của bên đơn phương chấm dứt
hợp đồng ủy quyền và được tổ chức công chứng nơi lập thành hợp đồng ủy quyền
chứng nhận. Người có yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền phải có
nghĩa vụ thông báo cho bên còn lại của hợp đồng ủy quyền và bên thứ ba (nếu có).
Đồng thời với việc thống nhất quy định của các văn bản pháp luật, Bộ luật dân
sự cần quy định cụ thể thời gian báo trước việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy
quyền trong trường hợp hợp đồng ủy quyền không có thù lao. Vậy tui xin đề xuất ý
kiến sửa đổi, bổ sung như sau: “Trong trường hợp hợp đồng ủy quyền không có thù
lao mà một trong các bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì phải4
báo cho bên kia biết trước khi chấm dứt hợp đồng ủy quyền ít nhất là 05 (năm)
ngày”.
B. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích, đánh giá những bất cập và đưa ra định hướng hoàn thiện
cho quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền trên, có
thể nhận thấy rằng không thể phủ nhận được vai trò và mục đích của hợp đồng ủy
quyền mang lại. Tuy nhiên cũng cần thẳng thắn thừa nhận, một số các quy
định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền, trong đó có quy định về đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền cũng còn tồn tại những vướng mắc, gây khó
khăn cho việc áp dụng pháp luật. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có giải
pháp kịp thời để hoàn thiện những quy định còn thiếu sót, khắc phục những lỗ hổng
trong các quy định về hợp đồng ủy quyền nói riêng và pháp luật nói chung.5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội/ Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Tập II/
Nhà xuất bản Công an Nhân dân.
2. Bộ Luật dân sự Việt Nam 2015.
3. Bộ Luật dân sự Việt Nam 2005.
4. Luật công chứng năm 2014.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D Ứng dụng phương pháp hồi quy phân vị phân tích chênh lệch tiền lương ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ ĐẦU TƯ THEO HỢP ĐỒNG BOT VÀ BTO Luận văn Kinh tế 0
D Chuẩn phân tích quy trình hoạch định chính sách trao học bổng Luận văn Sư phạm 0
D Mô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tân tại khách sạn Equatorial Luận văn Kinh tế 0
C Áp dụng quy trình phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C Luận văn Kinh tế 2
G Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Luận văn Kinh tế 0
X Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài ch Luận văn Kinh tế 0
M Phân tích hồi quy - Tương quan và ứng dụng trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng tỷ suất si Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top