daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ............................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về nông thôn, xây dựng nông thôn mới ................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới 4
1.1.2. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới ở nước ta ................................... 7
1.1.3. Nguyên tắc, nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới ................... 8
1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội 11
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới ............ 12
1.2. Cơ sở thực tiễn của quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên thế giới và Việt
Nam ............................................................................................................ 17
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới .... 17
1.2.2. Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ................ 21
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 26
2.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì ..................... 26
2.1.2. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
huyện Thanh Trì ..........................................................................................26
2.1.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của
xã Tân Triều và xã Duyên Hà trên địa bàn huyện Thanh Trì........................ 26
2.1.4. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Thanh Trì ............................................................................. 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 27
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ....................... 27
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .................................................. 27
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .................................................. 28
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................. 28
2.2.5. Phương pháp so sánh ......................................................................... 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 30
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì ................ 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................... 36
3.2. Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Trì
.................................................................................................................... 40
3.2.1. Thực trạng nông thôn mới huyện Thanh Trì năm 2011 ...................... 40
3.2.2. Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện
Thanh Trì giai đoạn 2011-2014 ................................................................... 59
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tân
Triều và xã Duyên Hà ................................................................................. 66
3.3.1. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã
Tân Triều ....................................................................................................66
3.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã
Duyên Hà .................................................................................................... 78
3.4. Đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Thanh Trì .................................................................................................... 87
3.4.1. Đề xuất các giải pháp hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
ở các xã trong huyện ................................................................................... 87
3.4.2. Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới ............................................................................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 94
1. Kết luận ......................................................................................................... 94
2. Kiến nghị....................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 96
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 98
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................... 99
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với
hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã,
đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn
định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn
mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng
hiện đại”
Trong những năm qua cùng với sự đổi mới chung của đất nước, nông
nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống của
nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn đã có nhiều biến đổi tích cực. Tuy
nhiên chính sách mới của Đảng vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả với phát triển
nông thôn, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn
những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ.
Để góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết
của Đảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong
giai đoạn này là xây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới.
Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn
minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển
đô thị, thị trấn, thị tứ.
Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương,
Chương trình xây dựng NTM đã đạt được kết quả đáng khích lệ: về cơ bản các
xã đã thực hiện quy hoạch xây dựng NTM; đến thời điểm này đã có 185 xã đạt
chuẩn NTM và gần 600 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, là một khích lệ lớn đối với
phong trào xây dựng NTM (Nguyễn Hoàng, 2014). Bộ mặt nông thôn ở nhiều
nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống
chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân
được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên quá trình thực hiện đang gặp rất nhiều vấn
đề cần tiếp tục nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn sửa đổi
một số tiêu chí, ban hành cơ chế quản lý đầu tư đặc thù..., vấn đề huy động nguồn
lực; việc nhân rộng mô hình sản xuất mới còn chậm, chủ yếu tập trung ở các tỉnh
vùng đồng bằng, chất lượng công tác quy hoạch còn bất cập. Vì vậy, việc xây
dựng mô hình NTM và tổng kết việc thực hiện các mô hình xã NTM đã thành
công ở các địa phương là rất cần thiết nhằm tìm ra những giải pháp để nhân rộng
mô hình sang các vùng có điều kiện tương tự.
Huyện Thanh Trì đã triển khai chương trình xây dựng NTM từ năm 2011.
Đến nay tất cả các xã trong huyện đã hoàn thành công tác quy hoạch và đang
triển khai thực hiện quy hoạch. Sau 04 năm triển khai thực hiện, cơ bản Huyện đã
đạt được mục đích, yêu cầu của Chương trình xây dựng nông thôn mới: huyện đã có
10 xã hoàn thành 19 tiêu chí, 3 xã hoàn thành 16 tiêu chí, 2 xã đạt được 15 tiêu chí
(UBND huyện Thanh Trì, 2014). Từ những xã hoàn thành xây dựng NTM sớm,
huyện Thanh Trì đã có kinh nghiệm, bài học về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức
triển khai thực hiện xây dựng NTM ở những xã còn lại.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và triển khai đã gặp một số khó khăn đó
là: việc thu hồi đất để xây dựng các công trình gặp nhiều khó khăn do bị khống chế
bởi chỉ tiêu phân khi quy hoạch sử dụng đất, người dân có đất bị thu hồi không ủng hộ
do giá bồi thường và hỗ trợ thấp, việc thực hiện các hạng mục công trình đòi hỏi phải
huy động một nguồn vốn rất lớn, một số tiêu chí trong bộ tiêu chí Quốc gia về NTM
không phù hợp với đặc thù của vùng… Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên tui tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện
quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố
Hà Nội”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
a) Mục đích
- Tìm hiểu và đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch
nông thôn mới từ đó đề xuất các giải pháp góp phần sớm hoàn thành chương
trình xây dựng nông thôn mới.
b) Yêu cầu
- Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện
Thanh Trì.
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của một số
xã trên địa bàn huyện Thanh Trì.
- Đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Thanh Trì.
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về nông thôn, xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Một số khái niệm về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới
1.1.1.1. Nông thôn
Hiện nay trên thế giới định nghĩa về nông thôn hiện nay chưa được đưa ra
một cách chuẩn xác nhất, vẫn đang còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Có
quan điểm cho rằng nông thôn được định nghĩa dựa vào tiêu chí trình độ phát
triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa nông thôn là vùng có cơ sở hạ tầng không phát
triển bằng vùng đô thị. Có quan điểm lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu mức độ
tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng
nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường so với
vùng đô thị là thấp hơn. Cũng có quan điểm định nghĩa vùng nông thôn là vùng
có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính trong vùng là từ
sản xuất nông nghiệp. Ở Việt Nam, nông thôn là bao gồm các địa bàn dân cư có
số lượng dân tập trung dưới 4.000 người, mật độ dân cư ít hơn 6.000 người/km2
và tỉ lệ lao động phi nông nghiệp dưới 60%, tức là tỉ lệ lao động nông nghiệp đạt
từ 40% trở lên. (Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005).
Theo đó, ta có thể thấy khái niệm nông thôn chỉ mang tính tương đối,
có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của
các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nhìn nhận từ
góc độ quản lí, có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư,
trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào hoạt động kinh
tế văn hoá - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu
ảnh hưởng của các tổ chức khác.”(Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005).
1.1.1.2. Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với nhiều quan
điểm khác nhau. Ở Việt Nam, thuật ngữ phát triển nông thôn được đề cập đến từ
lâu và có sự thay đổi về nhận thức qua các thời kỳ khác nhau. Ngân hàng thế giới
(1975) đã đưa ra định nghĩa: “PTNT là một chiến lược nhằm cải thiện các điều
kiện sống kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người cùng kiệt ở vùng
nông thôn. Nó giúp những người cùng kiệt nhất trong những người dân sống ở các
vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”. Quan điểm khác lại cho
rằng PTNT nhằm nâng cao vị thế kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn qua
việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương gồm nguồn nhân lực,
vật lực và tài lực. (Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005).
PTNT là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn nhưng vẫn
bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công
nghệ. Đồng thời đây là quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình
phát triển nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn.
Khái niệm PTNT mang tính toàn diện và đa phương, bao gồm phát triển
các hoạt động nông nghiệp và các hoạt động có tính chất liên kết phục vụ nông
nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống, cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội, nguồn lực nông thôn và xây dựng, tăng cường các dịch vụ
và phương tiện phục vụ cộng đồng nông thôn.
Phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo tính bền vững về môi trường,
ngày nay vấn đề phát triển nông thôn bền vững được đặt ra nhằm tạo sự phát
triển lâu dài, ổn định không những cho các vùng nông thôn mà còn đối với cả
quốc gia.
Trong điều kiện của Việt Nam, được tổng hợp các quan điểm từ các chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu: “Phát triển
nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã
hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước và các tổ chức khác”. (Mai
Thanh Cúc và cộng sự, 2005).
1.1.1.3. Nông thôn mới
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM
giai đoạn 2010 – 2020. Tại Quyết định này, mục tiêu chung của Chương trình
được xác định là: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH từng bước hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo
quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng XHCN.
Như vậy, NTM là nông thôn có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại, cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.
1.1.1.4. Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông
nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa
đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với
các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng
thể, khắc phục tình trạng rời rạc hay duy ý chí. (Phan Xuân Sơn, Nguyễn Xuân
Cảnh, 2009).
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về xây dựng NTM là những
kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại
mà vẫn giữ đựơc nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của người Việt Nam. Nhìn
chung: xây dựng làng NTM theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hợp tác
hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa.
Xây dựng NTM được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát
triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả
cao nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn so
với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng
trên cả nước.
Xây dựng NTM là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn
đồng lòng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp, sản xuất phát triển
toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) và đời sống của người dân được
nâng cao; nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu
tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển và thực hiện chính sách cán bộ đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
3.4.2.2. Nguồn vốn Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài và liên tục. Qua việc tìm
hiểu thực trạng Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện Thanh Trì, thành
phố Hà Nội tui thấy gặp một số khó khăn về: người dân có đất bị thu hồi không ủng
hộ do giá bồi thường và hỗ trợ thấp, việc thực hiện các hạng mục công trình đòi hỏi
phải huy động một nguồn vốn rất lớn... Việc tập trung nguồn lực vào xã nào nhiều
thì xã đó đạt nhiều tiêu chí, còn các xã không được đầu tư việc xây dựng NTM
rất chậm. Những tiêu chí chưa đạt là những tiêu chí cần rất nhiều vốn thì mới
hoàn thành được. Vì vậy giải pháp về nguồn vốn đóng vai trò quan trọng.
a) Giải pháp huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa
phương. Để huy động nguồn ngân sách Nhà nước phục vụ cho xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Trì, thời gian tới cần tập trung vào một số
giải pháp chủ yếu sau:
- Xây dựng chi tiết phương án chi tiêu tài chính đối với từng hạng mục
công trình đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trên cơ sở xác định đúng nhu cầu
thực tế của các địa phương. Thông qua đó xác định lượng vốn ngân sách Nhà
nước cần thiết đầu tư;
- Có kế hoạch bố trí sử dụng ngân sách Nhà nước theo từng giai đoạn cụ thể;
- Xác định quan điểm, ngân sách Nhà nước chỉ đóng vai trò tổ chức,
khuyến khích và hỗ trợ cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
b) Giải pháp huy động nguồn lực từ sức dân
Việc xây dựng nông thôn mới phải xác định dựa vào nội lực của cộng
đồng là chính, nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ, vì vậy, ngoài việc hỗ
trợ kinh phí của cấp trên, chính quyền cơ sở cần chủ động huy động vốn trong
nhân dân, con em địa phương có khả năng đóng góp xây dựng; huy động vốn đầu
tư của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn và các thành phần kinh tế khác.
Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo dân chủ, công
khai về tài chính các khoản thu chi đầu tư cho xây dựng. Cần thực hiện đúng tiến độ
đề ra, có vốn đến đâu thực hiện đến đó, tránh tình trạng hạng mục nào cũng làm kể cả
khi chưa có vốn, hạng mục nào cũng dở dang, gây lãng phí kinh phí đầu tư, ảnh
hưởng đến chất lượng công trình và dễ phát sinh thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân.
c) Giải pháp huy động nguồn lực từ các tổ chức đoàn thể trong xã hội
Để nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới đến được với người dân
thông qua các tổ chức đoàn thể trong xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn
Thanh niên... thì công tác tuyên truyền đóng một vai trò rất quan trọng. Tuyên truyền
để các cán bộ của các tổ chức đoàn thể nắm được mục tiêu, nội dung của chương trình
xây dựng nông thôn mới; và thông qua đó tuyên truyền đến các thành viên trong các
tổ chức hội về nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó các tổ
chức đoàn thể tự tổ chức huy động nguồn lực của tổ chức mình để đóng góp cho xây
dựng nông thôn mới. Làm sao tạo ra một phong trào sâu rộng về xây dựng nông thôn
mới để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể hiểu thông suốt và tham gia ủng hộ.
Để làm tốt điều này đòi hỏi phải có hình thức tuyên truyền phong phú, đa
dạng, việc tuyên truyền phải được tổ chức thường xuyên, liên tục với các hình
thức tuyên truyền phổ biến thông qua các phương tiện thông tin địa chúng, tổ
chức các lớp tập huấn và hình thức tuyên truyền bằng miệng (đây là hình thức
tuyên truyền đang được thực tiễn đánh giá là có hiệu quả nhất).
Thông qua các đồng chí cán bộ chủ chốt của các tổ chức đoàn thể ở các
thôn trực tiếp gặp gỡ người dân, vận động nhân dân và lắng nghe, trả lời mọi yêu
cầu, thắc mắc của người dân, để người dân nhận thức sâu sắc về việc xây dựng
nông thôn mới là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, mang
lại nhiều lợi ích cho người dân và cần có sự tham gia đóng góp của mỗi gia đình,
mỗi cá nhân thì mới thành công.
d) Giải pháp huy động nguồn lực từ các chương trình phối hợp và lồng ghép
ở nông thôn
Để thực hiện giải pháp này, Ban chỉ đạo thực hiện chương trình Mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới thành lập các tổ công tác đi kiểm tra việc thực
hiện các chương trình, dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên
địa bàn. Trên cơ sở đó xác định mức kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
(1) Huyện Thanh Trì có vị trí địa lý khá thuận lợi do nằm sát với các quận
nội thành của thành phố Hà Nội, có hệ thống đầu mối giao thông quan trọng do
vậy huyện Thanh Trì rất thuận lợi trong giao lưu luân chuyển hàng hóa, thu thập
thông tin và nắm bắt thị trường, tiếp nhận đầu tư công nghệ, vốn của các tổ chức
trong và ngoài nước. Đây là điều kiện quan trọng để huyện Thanh Trì phát triển
kinh tế - xã hội. Diện tích đất đai phần lớn đang trong quá trình đô thị hóa nên rất
thuận lợi để xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng mới đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch
chung của thành phố.
(2) Kết quả đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM huyện
Thanh Trì cho thấy: đến hết năm 2014 có 10 xã đạt 19 tiêu chí về NTM, có 3 xã
đạt 16 tiêu chí về NTM (Vạn Phúc, Duyên Hà và Hữu Hòa) và 2 xã còn lại đạt 15
tiêu chí về NTM (Vĩnh Quỳnh và Tả Thanh Oai).
(3) Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng NTM xã Tân Triều và xã
Duyên Hà cho thấy :
- Xã Tân Triều sau 4 năm thực hiện Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
đã góp phần bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng kinh tế
- xã hội, môi trường trên địa bàn xã theo tiêu chuẩn NTM gắn với đặc thù, tiềm
năng, lợi thế của xã. Công tác quy hoạch xây dựng xây dựng NTM trên địa bàn
xã đã đã cơ bản hoàn thành với chất lượng tốt. Để đạt được kết quả đó là sự vào
cuộc cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở. Sự chỉ đạo sát sao của các cấp,
các ngành và sự vào cuộc của nhân dân trong xã. Bên cạnh đó còn có những quy
hoạch không đúng kế hoạch đề ra do vướng mắc về cơ chế chính sách, người dân
có đất bị thu hồi không ủng hộ và nguồn vốn cấp trên chưa đủ.
- Sau 3 năm thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Duyên Hà đã
cơ bản đạt theo kế hoạch đề ra, quy hoạch đồng bộ từ xây dựng đến sản xuất và
sử dụng đất. Công tác quy hoạch xây dựng NTM xuất phát từ điều kiện cụ thể
của địa phương với những đặc điểm tự nhiên, đặc điểm lịch sử, đặc điểm văn hóa
truyền thống và nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thỏa mãn nhu cầu ngày

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top