daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
1.1. cách quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng..........................3
1.2. Thế nào là mô hình tốt về quản lý rừng dựa vào cộng đồng? .....................4
1.3. Bài học thực tiễn trong quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng .........5
1.4. Đặc điểm cơ bản của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông............................8
1.4.1. Đặc điểm địa hình, địa chất.................................................... 9
1.4.2. Đặc điểm khí hậu- thủy văn .................................................. 10
1.4.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng ............................................... 11
1.4.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật ............................................ 13
1.4.5. Đặc điểm kinh tế- xã hội....................................................... 13
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................15
2.1.1. Mục tiêu chung...................................................................... 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................... 15
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................15
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................... 15
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................. 15
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................16
2.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................16
2.4.1. Các phương pháp điều tra thu thập số liệu .......................... 16
2.4.2. Các phương pháp xử lý số liệu ............................................. 21
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiiv
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................24
3.1. Một số đặc điểm cơ bản của cộng đồng bản Tân Sơn;..............................24
3.1.1. Lịch sử hình thành, dân sinh, kinh tế, văn hóa của bản Tân Sơn......24
3.1.2. Kiến thức bản địa trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng
của cộng đồng người Thái ở bản Tân Sơn...................................... 29
3.2. Thực trạng mô hình QLR dựa vào CĐ tại bản Tân Sơn ...........................34
3.2.1. Đánh giá quy trình vận hành mô hình QLR dựa vào CĐ..... 34
3.2.2. Đánh giá tác động về kinh tế, xã hội và môi trường của mô
hình QLR dựa vào CĐ .................................................................... 36
3.2.3. Đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đối với mô hình
QLR dựa vào CĐ ............................................................................ 38
3.3. Thảo luận...................................................................................................42
3.3.1. Ảnh hưởng của thực thi chính sách QLR dựa vào CĐ đến văn
hóa ứng xử của cộng đồng đối với môi trường .............................. 42
3.3.2. Định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLR dựa
vào CĐ tại khu vực nghiên cứu....................................................... 44
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................49
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (KBTTN Pù Luông) được thành lập
theo Quyết định số 495/QĐ-UB, ngày 27/03/1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Thanh Hoá nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các loài động, thực vật đặc trưng
cho vùng đất thấp trên núi đá. Có 18.572 nhân khẩu, 4.201 hộ dân sống trong
vùng lõi và vùng đệm KBTTN Pù Luông nằm trên địa giới hành chính của 9
xã thuộc 2 huyện. Cả một quá trình lịch sử; cuộc sống của người dân đều dựa
vào canh tác nông nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên; phần lớn các hộ
gia đình bị thiếu ăn nhiều tháng trong năm. Tình trạng này càng trở nên trầm
trọng khi khu bảo tồn được thành lập; người dân bị cấm khai thác các nguồn
tài nguyên mà họ vẫn sử dụng trước đây; cấm mở mang thêm diện tích canh
tác nông - lâm nghiệp trong khi dân số đã gia tăng (Ban Quản lý khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Luông, 2013).
Việc thực thi chính sách quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng
(QLTNR dựa vào CĐ) tại KBTTN Pù Luông được triển khai từ cuối năm
2012 khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đầu tư phát triển rừng đặc dụng
giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg) và ban quản lý
KBTTN Pù Luông khai thông được nguồn kinh phí đầu tư từ Ngân hàng thế
giới. cách quản lý rừng này lại tiếp tục được duy trì khi Chính phủ
ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với
chính sách giảm cùng kiệt nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số
giai đoạn 2015-2020 (Nghị định số 75/2015/NĐ-CP) và Quy định về khoán
rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông-lâm
nghiệp Nhà nước (Nghị định số 168/2016/NĐ-CP). Theo bối cảnh dân sinh -
kinh tế - văn hóa của mỗi cộng đồng dân cư, cách triển khai phù hợp sẽ quyết
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
định sự thành công của chính sách QLTNR dựa vào CĐ. Mặt khác, chỉ khi
cộng đồng dân địa phương thực sự tham gia vào các hoạt động bảo tồn đa
dạng sinh học rừng và các hoạt động bảo tồn này thực sự mang lại những lợi
ích kinh tế xã hội cho họ thì lúc đó việc thực thi chính sách QLTNR dựa vào
CĐ mới có được hiệu quả cao.
Xuất phát từ bối cảnh trên, tui đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo
tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa”, với mong muốn góp phần đẩy
mạnh xã hội hóa công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn nghiên cứu.3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Phƣơng thức quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng
Cộng đồng được hiểu là những nhóm xã hội cùng chia sẻ một môi
trường, trong một phạm vi địa lý nơi họ cùng nhau nỗ lực, chung niềm tin,
chung nguồn tài nguyên, cùng có nhu cầu và chịu cùng rủi ro cũng như những
điều kiện chung khác tác động đến cuộc sống của họ (Hoàng Thị Thanh Nhàn
và Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2015). Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng
đồng (QLTNR dựa vào CĐ) là một cách tăng cường sự tham gia của cộng
đồng vào quản lý tài nguyên rừng tại địa phương (Vandergeest, 2006). Trên
thực tế việc quản lý tài nguyên rừng luôn song hành với quản lý đất rừng và
được thể hiện bằng thuật ngữ “rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm
nghiệp”. Ở Việt Nam, cộng đồng tham gia vào quản lý rừng và đất rừng dưới
ba hình thức (theo Nguyễn Bá Ngãi, 2009) như sau: (1). Cộng đồng tự công
nhận và quản lý theo truyền thống từ nhiều đời nay- đây chính là mô hình
quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ); (2). Chính quyền địa phương giao cho
cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài; (3). Cộng đồng nhận khoán bảo
vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức nhà nước như: lâm
trường, ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ…
Tại mỗi quốc gia, địa phương cụ thể; cho dù được tổ chức dưới hình thức
nào thì việc quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng vẫn là cách
đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc hiểu không đúng về
“tài sản công cộng” theo thuyết của Garrett Hardin (Hardin, 1968) có thể ảnh
hưởng xấu tới các nỗ lực tăng cường quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng
đồng. Hardin cho rằng, khi tài nguyên là của cả cộng đồng, không phải của
riêng ai; từng cá nhân sẽ tranh thủ khai thác tài nguyên thật nhiều trước khi
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
chúng bị người khác khai thác, dẫn đến tài nguyên bị cạn kiệt nhanh. Thực ra
các mối quan hệ xã hội và thể chế cộng đồng là những yếu tố quan trọng hạn
chế chủ nghĩa cá nhân và hậu quả của nó đối với việc sử dụng quá mức gây
cạn kiệt tài nguyên. Do đó, tốt hơn là tìm hiểu hiện trạng và vai trò của cộng
đồng trong quản lý tài nguyên công cộng hơn là việc xây dựng chính sách dựa
trên lý thuyết của Hardin về: “thảm họa công cộng” - nghĩa tiếng Việt là: “cha
chung không ai khóc”.
Quyền sử dụng rừng và đất rừng là yếu tố quan trọng trong QLTNR dựa
vào CĐ. Khi quyền của cộng đồng bị suy giảm và quyền của từng cá nhân
riêng rẽ được tăng cường thì việc quản lý tài nguyên theo truyền thống bị ảnh
hưởng tiêu cực (Colchester, 1995). Lynch và Alcorn (1994) tranh luận rằng;
người dân địa phương có thể quyết định về quản lý sử dụng tài nguyên trên
thực tế ngay cả trong trường hợp nhà nước đã công bố quyền sở hữu; mặc dù
quyết định của chính phủ có thể làm mất đi động lực quản lý tài nguyên bền
vững của cộng đồng. Vì thế cần bảo vệ thể chế, quyền lực chung của cộng
đồng, đặc biệt là quyền luật tục; đồng thời cải cách quyền sở hữu đất lâm
nghiệp nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng.
1.2. Thế nào là mô hình tốt về quản lý rừng dựa vào cộng đồng?
Vì sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng về cả hình thức và mức độ,
nên rất khó để nói mô hình nào về quản lý rừng dựa vào cộng đồng (QLR dựa
vào CĐ) ở Việt Nam hay ở quốc gia khác là tốt nhất; vì mỗi mô hình thích
ứng cho một cộng đồng cụ thể với những đặc trưng riêng về dân cư, địa lý,
thể chế và văn hóa. Để xem xét mức độ thành công của một mô hình QLR
dựa vào CĐ, cần có các tiêu chí và chỉ số đánh giá cụ thể.
Về lý thuyết, những tiêu chí cơ bản để đánh giá một mô hình QLR dựa
vào CĐ (theo Apel và cộng sự, 2002) có thể bao gồm: tính hợp lý trong thực
hiện, tính hiệu quả (lợi ích thu được) và tính bền vững (duy trì lâu dài). Mỗi5
tiêu chí lại có các chỉ số cụ thể; các khía cạnh của tính hợp lý trong thực hiện
sẽ có: chỉ số vận hành (phối hợp tham gia của cộng đồng), chỉ số tài chính
(đóng góp của cộng đồng, chi phí vận hành), và các chỉ số về thể chế (điều lệ
và quy định vận hành). Về tính hiệu quả, cần đánh giá các tác động của mô
hình về kinh tế (lợi ích tài chính của cộng đồng), xã hội (tạo việc làm, nâng
cao năng lực) và môi trường (tăng diện tích và chất lượng rừng). Về tính bền
vững, cần chú ý rằng; mô hình tổ chức cùng những hiệu quả mang lại từ mô
hình đã quan trọng, nhưng quan trọng hơn chính là “luật chơi” - hay cơ chế
chia sẻ lợi ích đang áp dụng có làm hài lòng các bên liên quan không? Đặc
biệt “luật chơi” đó có phù hợp với bối cảnh trong tương lai?
1.3. Bài học thực tiễn trong quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng
Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng đã và đang được định hướng
áp dụng bởi nhiều quốc gia trên thế giới với những đặc trưng khác nhau. Do
đó, việc nghiên cứu, so sánh, đánh giá thành công hay thất bại phải dựa trên
các điều kiện đặc trưng cụ thể của từng địa phương.
Kết quả phân tích của Roberts và Gautam (2003) khi nghiên cứu về
những kinh nghiệm của nhiều nước trên các châu lục khác nhau đã chỉ ra rằng,
sự thành công của lâm nghiệp cộng đồng phụ thuộc vào việc có hay không:
Rừng cộng đồng mang lại những giá trị cho cộng đồng; Hướng đến mục tiêu
của cộng đồng; Mang lại lợi ích cho cộng đồng. Trong đó, cải cách hợp pháp,
nhận thức, quan niệm của cộng đồng, công bằng, minh bạch và giải trình là
những vấn đề cốt lõi cần được quan tâm.
Ở Việt Nam, thực tiễn cũng cho thấy, do tính đa dạng của các cộng đồng
nên không thể có một mô hình lâm nghiệp cộng đồng chung mà cần có loại
hình lâm nghiệp cộng đồng khác nhau, phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
Theo những tổng kết và đánh giá của Nguyễn Bá Ngãi (2009), mặc dù các
loại hình rừng cộng đồng hình thành từ các nguồn gốc khác nhau nhưng đều
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
được 3 chủ thể chính quản lý là cộng đồng dân cư thôn, dòng tộc và nhóm hộ
hay nhóm sở thích. Trong đó hình thức cộng đồng dân cư thôn và dòng tộc
thường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, còn hình thức
nhóm hộ hay nhóm sở thích thường ở những vùng có sản xuất và thị trường
phát triển, trình độ sản xuất của nông hộ cao và khả năng đầu tư lớn. Chính
điều này đã tạo nên 2 xu hướng trong quản lý rừng cộng đồng, đó là đáp ứng
nhu cầu sinh kế và sản xuất hàng hóa.
Đứng về góc độ vĩ mô, quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam đã
và đang gặp phải những trở ngại nhất định, làm hạn chế sự phát triển và tính
hiệu quả trong thực tiễn. Cụ thể gồm:
Thứ nhất là địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn bản chưa rõ ràng,
chưa được thừa nhận theo những tiêu chí được đề cập trong bộ Luật dân sự
năm 2005.
Thứ hai là những điểm thiếu trong cơ chế chính sách. Mặc dù khung
pháp lý về thực thi mô hình quản lý rừng cộng đồng đã được thể chế hóa, tuy
nhiên những chính sách liên quan đến quyền hưởng lợi, nhất là hưởng lợi từ
sản phẩm gỗ và khai thác gỗ thương mại vẫn còn thiếu sót. Thêm vào đó,
những thủ tục hành chính và tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp, làm hạn chế sự
tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng.
Thứ ba là những vấn đề liên quan đến quy phạm kỹ thuật lâm sinh và kế
hoạch quản lý. Những kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng cộng đồng có sự
khác biệt với kỹ thuật lâm sinh truyền thống, thể hiện ở việc quy mô, cường
độ khai thác nhỏ, luân kỳ kinh doanh ngắn. Các quy định về đường kính khai
thác chỉ phù hợp với kinh doanh gỗ, chưa đề cập đến các nhu cầu đa dạng sản
phẩm từ rừng của cộng đồng và việc hướng dẫn thiên về kỹ thuật, chưa đề cập
đến việc kết hợp kiến thức bản địa, tiêu chuẩn xác định đối tượng khai thác
rừng cao… Đặc biệt là kế hoạch quản lý chưa được thừa nhận và thể chế hó
độ) thông qua các chương trình tập huấn; rừng đầu nguồn không bị xâm lấn,
an ninh rừng đảm bảo;
5. Quyền của cộng đồng bị suy giảm và quyền của từng cá nhân riêng
rẽ được tăng cường là nguyên nhân căn bản làm hạn chế tính hiệu quả của mô
hình QLR dựa vào CĐ ở bản Tân Sơn.
6. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu; đề tài đã đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLR dựa vào CĐ tại khu vực nghiên cứu.
Các giải pháp tập trung vào 03 hướng can thiệp là: cải cách thể chế & quy
trình vận hành mô hình; phát triển sinh kế cho người dân và; ứng dụng kiến
thức bản địa để gia tăng quyền cho cộng đồng.
2. Tồn tại và khuyến nghị
Bởi nguồn lực và thời gian có hạn nên mới tiến hành nghiên cứu điểm ở
một bản người Thái thuộc vùng đệm KBTTN Pù Luông (bản Tân Sơn); ngoài
ra, việc hợp tác của người dân trong cung cấp thông tin phỏng vấn còn hạn
chế. Do đó, dữ liệu thu thập được còn chưa phong phú.
Tuân thủ các phương pháp điều tra nghiên cứu điểm ở bản Tân Sơn để
tiến hành điều tra ở một bản người Mường thuộc vùng lõi KBTTN Pù Luông,
thảo luận về kết quả thực thi chính sách QLR dựa vào CĐ ở hai bối cảnh khác
nhau; cung cấp thông tin đầy đủ cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp QLR dựa vào CĐ tại KBTTN Pù Luông.
Các nghiên cứu tiếp theo về mô hình QLR dựa vào CĐ tại bản Tân Sơn
nên theo hướng: (1) Nghiên cứu đánh giá phân cấp chất lượng rừng (bao gồm
cả rừng bảo tồn, rừng trồng, rừng thiêng) ở khu vực gần bản theo các chức
năng sinh thái (phòng hộ đầu nguồn; cố định cacbon) làm cơ sở khoa học
triển khai chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng; (2) Nghiên cứu xây
dựng mô hình sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng; (3) Nghiên
cứu lồng ghép tri thức bản địa vào quy ước bảo vệ và phát triển rừng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top