Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An : Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường: 60 44 03 01
Nhà xuất bản: ĐHKHTN
Ngày: 2014
Miêu tả: 89 tr.
Luận văn ThS. Khoa học môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................3
1.1. Tổng quan về chất thải rắn................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa, phân loại chất thải rắn.................................................................3
1.1.2. Các phương pháp xử lý CTR .........................................................................6
1.1.3. Các tác động của CTR đến môi trường và sức khỏe con người ......................9
1.2. Tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn trên thế giới và
Việt Nam...............................................................................................................11
1.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở trên thế giới và Việt Nam ......................11
1.2.2. Tình hình phát sinh và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam .................................15
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Lưu .............................25
1.3.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................25
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .............................................................28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................31
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................31
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................31
2.2.1. Phương pháp kế thừa ...................................................................................31
2.2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIềU TRA, KHảO SÁT THựC ĐịA ................................31
2.2.3. PHƯƠNG PHAP THốNG KE VA Xử LÝ Dữ LIệU....................................32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................34
3.1. Tình hình phát sinh CTR trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu ................................34
3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu .......34
3.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu..36
3.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu......41
3.2. Tình hình thu gom và vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện
Quỳnh Lưu ............................................................................................................50
3.2.1. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.........................................50iv
3.2.2. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện
Quỳnh Lưu ............................................................................................................55
3.2.3. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn làng nghề trên địa bàn
huyện Quỳnh Lưu..................................................................................................56
3.2.4. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR nông nghiệp trên địa bàn huyện
Quỳnh Lưu ............................................................................................................56
3.3. Công tác quản lý CTR trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu....................................57
3.3.1. Ưu điểm.......................................................................................................58
3.3.2. Hạn chế........................................................................................................58
3.4. Dự báo về tải lượng chất thải rắn đến năm 2025 .............................................59
3.5. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải rắn trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu62
3.5.1. Giải pháp kỹ thuật........................................................................................62
3.5.2. Các giải pháp về cơ chế, chính sách..............................................................66
3.5.3. Các giải pháp quản lý...................................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................71
1. Kết luận.............................................................................................................71
2. Kiến nghị.........................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................74
PHỤ LỤC..............................................................................................................76
MỞ ĐẦU
Xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người,
song cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày
càng tăng cao. Lượng chất thải thải ra từ sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất
của con người ngày càng nhiều, và mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng
nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau.
Khi nói đến CTR, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của các đô
thị hay các thành phố lớn. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật sản xuất, đóng gói bao bì, nhiều loại giấy, hộp đóng
gói được làm chủ yếu bằng ni lông, nhựa, thiếc… rất tiện lợi, góp phần làm thay đổi
phong cách và tập quán sống của nhiều người dân từ nông thôn đến thành thị. Song
bên cạnh các mặt tích cực ấy là lượng CTR ra ngày càng lớn, không chỉ ở các đô thị
mà còn ở các vùng nông thôn, nó đã và đang trở thành vấn đề được mọi người quan
tâm. Ở nông thôn Việt Nam trước kia, việc thu gom, phân loại, quản lý chất thải rắn
được thực hiện tương đối tốt. Lượng chất thải ở nông thôn vốn nhỏ, chủ yếu là chất
thải hữu cơ hầu như được tận dụng hoàn toàn. Lượng chất thải hữu cơ này nguồn
gốc chủ yếu từ thức ăn thừa, được tận dụng làm thức ăn cho gia súc.
Một lượng chất thải rắn khác là phân người và gia súc được tận dụng làm
phân bón ruộng. Các phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, được dùng làm nhiên liệu
để đun nấu và làm thức ăn gia súc. Tuy nhiên, trong một vài thập kỷ gần đây, khi
điều kiện kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện thì lượng chất thải rắn
nông thôn cũng tăng mạnh, trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng về thu gom, vận
chuyển và xử lý còn nhiều hạn chế. Điều này đã khiến tình hình chất thải rắn ở nông
thôn trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng về phía nằm ở Đông Bắc tỉnh Nghệ An,
cách thành phố Vinh 60 km về phía Nam, có vị trí kinh tế và quốc phòng quan trọng
của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Những năm gần đây Quỳnh Lưu
đang vươn lên phát triển kinh tế xã hội. Điều tất yếu là lượng chất thải rắn phát sinh
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
mỗi ngày đều gia tăng. Tuy nhiên cũng như các vùng nông thôn khác của Nghệ An,
trên 90% tổng lượng chất thải chưa được thu gom và xử lý hợp vệ sinh. Hiện tượng
chất thải rắn sinh hoạt, bao bì phân bón, thuốc BVTV, chất thải từ chăn nuôi, làng
nghề… đổ bừa bãi khắp các vùng nông thôn Nghệ An đã làm suy giảm chất lượng
môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khoẻ của người dân.
Hiện nay, Nghệ An nói chung và huyện Quỳnh Lưu nói riêng đang ra sức
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bước đầu thu
được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp
nhiều khó khăn. Một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất trong 19 tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới đối với các địa phương là tiêu chí về môi trường: chất thải,
nước thải phải được thu gom và xử lý theo quy định.
Để có thể xây dựng được những mô hình, giải pháp thu gom, xử lý chất thải
rắn đạt hiệu quả cao; góp phần đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về Xây dựng nông thôn mới ở Quỳnh Lưu nói riêng và Nghệ An nói
chung, việc điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn tại địa phương
là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, việc thực hiện đề án: “Đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” nhằm đánh giá đúng tình hình về chất thải rắn
trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý để tăng cường
công tác quản lý và xử lý chất thải rắn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho
quá trình phát triển bền vững địa phương.
Nội dung chủ yếu của luận văn bao gồm:
- Đánh giá hiện trạng về tình hình phát thải chất thải rắn trên địa bàn huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Phân tích nguyên nhân và những tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn
ở địa phương.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và xử lý chất thải
rắn góp phần giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường.3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.1. Tổng quan về chất thải rắn
1.1.1. Định nghĩa, phân loại chất thải rắn
* Định nghĩa về chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt
động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là
các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống [9].
Như vậy CTR nói chung được hiểu là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá
trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hàng ngày hay các hoạt động khác.
CTR bao gồm CTR thông thường và chất thải rắn nguy hại [4].
* Nguồn gốc phát sinh CTR:
CTR có thể phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau, ở nơi nhiều nới khác
nhau. Tùy thuộc vào nguồn gốc phát thải, đặc điểm của các quá trình sản xuất và
thời gian mà các CTR cũng rất đa dạng. Chúng khác nhau về khối lượng, kích
thước, phân bố về không gian cũng như thành phần đặc trưng. Việc phân loại các
nguồn phát sinh CTR đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý các chất
thải rắn.
Trên thực tế, các CTR được phát sinh từ các nguồn như: Khu dân cư, khu
thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…), cơ quan, công sở (trường học,
trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện…), khu xây dựng và phá hủy các công
trình xây dựng, nhà máy xử lý chất thải, hoạt động công nghiệp, hoạt động nông
nghiệp, khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường
phố...), hình 1.1. [8].
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
Các CTR có thể được phân loại khác nhau tùy thuộc vào công tác quản lý
hay xử lý chúng. Thông thường, người ta chia các CTR dựa vào nguồn gốc phát
sinh ra chúng, ví dụ như CTR công nghiệp, CTR sinh hoạt, CTR nông nghiệp, CTR
xây dựng,… hay phân chia dựa vào các hợp phần chủ yếu của chúng như CTR vô
cơ, CTR hữu cơ. hay phân chia theo mức độ độc hại như CTR thông thường, CTR
nguy hại,…
Hình 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
* Thành phần CTR:
CTR từ các nguồn phát thải khác nhau cũng khác nhau về thành phần lý, tỷ
lệ và các chất hóa học của. Hơn nữa, thành phần của CTR ở từng nguồn thài cũng
có thể khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, vào điều
kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Nhìn chung, các CTR có một số thành phần cơ
bản như được trình bày ở bảng 1.1.
3.5.3.2. Giải pháp cải thiện cơ chế trong quản lý chất thải rắn
Đề xuất công tác tổ chức quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện sẽ tập trung
vào các vấn đề sau:
- Tổ chức rà soát toàn bộ các văn bản pháp quy hiện có về CTR cũng như
các văn bản pháp quy về môi trường có liên quan. Đề xuất danh mục hệ thống văn
bản pháp quy về CTR;
- Quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của tất cả các cơ quan liên quan
trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn từ Trung ương tới địa phương, đồng thời xây
dựng cơ chế cộng tác chặt chẽ nhằm thực thi hiệu quả các quy định trong hoạt
động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn;
- Tuyệt đối không cấp phép hay đưa vào xây dựng các dự án không đảm
bảo về việc kiểm sóat lượng chất thải rắn thải ra trong quá trình sản xuất hay vận
hành. Yêu cầu các chủ dự án và chủ cơ sở kinh doanh cam kết thực hiện nghiêm túc
các thủ tục về môi trường theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Phân cấp trách nhiệm rõ ràng và có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa
các cấp, ngành trong hoạt động quản lý về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý
chất thải rắn nói riêng trong giai đọan sắp tới.
- Cơ quan quản lý cần ban hành các quyết định về tổ chức cũng như hình
thức thu gom, xử lý chất thải rắn phù hợp với tình hình thực tế của thành phố.
- Xây dựng hành lang pháp lý, có thể tổ chức hợp đồng hay đấu thầu để cho
các công ty tham gia các họat động xã hội hóa thu gom và xử lý rác.
- Tạo điều kiện và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ô nhiễm
môi trường mà ở đây là vấn đề thu gom, vận chuyển cũng như xử lý chất thải rắn,
xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
- Trước mắt cần ban hành các quy chế về tiêu chuẩn thùng chứa rác tại
các hộ gia đình, về lệ phí thu gom cho từng đối tượng. Ban hành chính sách về
việc kết hợp phí thu gom rác của các doanh nghiệp vào thuế, về đào tạo nguồn69
nhân lực và chính sách bù lỗ cho các tổ chức cá nhân tham gia trong lĩnh vực
thu gom và xử lý CTR.
Quản lý CTR không chỉ là việc riêng của các cơ quan chức năng mà nó còn
là nhiệm vụ mang tính cộng đồng xã hội. Do đó, tất cả các cá nhân tập thể, tổ chức
xã hội phải tự giác gương mẫu chấp hành tốt các quy định về vệ sinh môi trường đô
thị, cùng góp phần tích cực tham gia vào tuyên truyền giáo dục cho toàn xã hội,
chấp hành tốt luật bảo vệ môi trường.
3.5.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về
bảo vệ môi trường bằng cách
- Đưa chương trình giáo dục môi trường vào ngay từ các lớp mẫu giáo,
trường phổ thông cơ sở để phổ cập kiến thức môi trường cho học sinh. Công tác
giáo dục phải được đưa vào trong các trường học và sớm trở thành môn học bắt
buộc. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thông qua phong trào “mùa hè
sinh viên tình nguyện”. Đối với mỗi bậc học cần có hình thức học khác nhau, theo
hình thức vừa học vừa chơi vừa tham gia nhặt rác tại trường học và khu dân cư. Xây
dựng các quy ước nội quy bảo vệ môi trường ngay tại các khu dân cư, xây dựng
“khu dân cư văn hoá xanh, sạch, đẹp”;
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân đô thị, nhất là trong việc loại bỏ chất
thải hàng ngày, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền giáo dục như tranh ảnh
quảng cáo,báo chí, phim ảnh, hội họp… để thu hút sự quan tâm chú ý của mọi
đối tượng;
- Thông qua các tổ chức xã hội và các cấp chính quyền phát động các phong
trào vệ sinh môi trường, duy trì nề nếp vệ sinh hàng tuần, hàng tháng ở các khu tập
thể, khu dân cư, đường phố;
- Xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm;
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi70
- Tăng cường nhắc nhở và có biện pháp khuyến khích đối với người dân để
họ có thể nhận thức được rằng việc nộp phí vệ sinh vừa có ý nghĩa hưởng lợi, vừa
có tính nghĩa vụ.
3.5.3.4.Đề xuất các giải pháp kinh tế
Tạo nguồn tài chính ổn định bằng cách tăng ngân sách nhà nước cho công tác
thu gom vận chuyển và xử lý tiêu huỷ chất thải rắn, vì đây là ngành ít mang lại lợi
nhuận mà chủ yếu vẫn mang tính công ích.
Tranh thủ sự viện trợ, tăng cường liên doanh liên kết với các đối tác nước
ngoài, thu hút đầu tư tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến.
Thu gom và xử lý rác không đúng phạt tiền các tổ chức cá nhân, vi phạm về
đổ thải quy định, tiêu chuẩn ban hành (Căn cứ vào nghị định 26/CP về xử phạt
hành chính).
Tăng giá phí và tỷ lệ thu phí trong dân để phần nào bù đắp các chi phí trong
quá trình quản lý CTR của huyện.71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1/ Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, bộ
mặt của Huyện Quỳnh Lưu ngày một thay đổi. Nhưng bên cạnh đó, việc quản
lý CTR ở các đang là một yêu cầu cấp bách và cần thiết cho Quỳnh Lưu hiện
tại và trong tương lai. Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý CTR phù
hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Quỳnh Lưu là rất cần thiết nhằm bảo
vệ môi trường.
Các CTR phát sinh trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An gồm
CTRSH, CTR nông nghiệp, CTR làng nghề, CTR y tế với khối lượng khoảng
1.133 tấn/ngày. Trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là các CTR chăn nuôi (965410,6
kg/ngày), tiếp đến là CTR từ làng nghề (10500,4 kg/ngày), CTRSH (156704,3
kg/ngày). CTR từ trồng trọt và y tế chiếm tỷ lệ nhỏ (167,7 kg/ngày và 223,5
kg/ngày). Thành phần CTR chủ yếu là thành phần hữu cơ.
2/ Hiện tại đã có 33/33 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều tổ chức đội thu gom
hay hợp đồng với công ty TNHH Thái Bình Nguyên để thu gom, vận chuyển xử
lý CTRSH, CTR làng nghề. Tỷ lệ thu gom CTR trên địa bàn từ 70-85%. Các
phương pháp xử lý CTR trên địa bàn: chôn lấp tại bãi rác tập trung, đốt, xử lý tại
chỗ (đốt hay chôn trong vườn nhà), tái chế và thải ra bãi đất trống hay kênh
mương. Các CTR nói chung và CTRSH nói riêng trên địa bàn huyện ở đây thu gom
hỗn hợp chưa thực hiện được công tác phân loại rác tại nguồn, CTNH chưa được
phân loại mà còn để lẫn với chất thải thông thường.
Việc chôn lấp CTR hiện nay chủ yếu áp dụng tại các bãi rác phân tán ở một
số xã đều chưa được chôn lấp đúng quy trình. Ngay cả bãi rác tập trung của huyện
là bãi rác Ngọc Sơn cũng chưa được quản lý chặt chẽ. Đây là những nguy cơ tiềm
ẩn gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, ảnh hưởng đến đời sống của người
dân. Riêng CTR từ các hoạt động trông trọt chưa được thu gom, xử lý triệt để. Bãi
rác của một số xã hiện nay vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu về vệ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi72
sinh môi trường do nước rỉ rác, mùi, khí thải và ruồi, muỗi bọ chuột,... Trong tương
lai nếu không có những biện pháp khắc phục hợp lý thì chính những nơi chứa rác
hiện hữu sẽ trở thành nguồn phát sinh dịch bệnh, ô nhiễm.
Các phụ phẩm nông nghiệp và bao bì thuốc BVTV vẫn còn vứt bừa bãi trên
đồng ruộng và kênh mương… CTR chăn nuôi do quy mô phân tán, nhỏ lẻ nên
CTR chăn nuôi chưa được xử lý mà được dùng để bón trực tiếp cho cây trồng hoặc
làm thức ăn cho cá.
Để quản lý và xử lý tốt hơn các CTR trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, góp phần bảo
vệ môi trường, trong thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp như sau :
- Về kỹ thuật cần thực hiện công tác phân loại CTR tại nguồn để tạo điều
kiện tái chế và tận dụng CTR như một nguồn tài nguyên, giảm thiểu nguồn chất thải
cần chôn lấp.
- Đề xuất thêm quy hoạch 1 điểm tập kết rác để tránh hiện tượng quá tải, gây
mất vệ sinh, làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến giao thông;
- Đầu tư trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo hộ lao động… để phục vụ
tốt cho công tác thu gom nhằm đáp ứng về việc gia tăng dân số từ nay đến năm 2025.
- Đối với CTR nông nghiệp, cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn người
dân xử lý phụ phẩm trồng trọt và CTR chăn nuôi đảm bảo hợp vệ sinh.
- Các giải pháp về cơ chế, chính sách; các cơ quan quản lý cần hoàn chỉnh hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy định về quản lý, xử lý CTR nói
chung và CTRSH nói chung; xây dựng các chương trình nâng cao năng lực quản lý
nhà nước, cải thiện cơ chế trong quản lý chất thải rắn; đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
- Các giải pháp kinh tế như tạo nguồn tài chính ổn định bằng cách tăng ngân
sách nhà nước cho công tác thu gom vận chuyển; tranh thủ sự viện trợ, tăng cường
liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài, thu hút đầu tư tiếp cận khoa học công
nghệ tiên tiến
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: thực trạng thu gom phân loại xử lí chất thải sinh hoạt ở nghệ an, thực trạng ô nhiễm môi trường tại huyện quỳnh lưu nghệ an, tình hình phân loại thu gom xử lí chất thải sinh hoạt ở nghệ an, lợi ích trong việc quản lý và xử lý rác thải ở tỉnh Nghệ An, thực trạng dẫn ô nhiễm do chất thải rắn trên thế giới, đề xuất biện pháp đánh giá bằng cảm quan, quá trình phát sinh chất thải rắn của quy trình sản xuất cà phê, Giải pháp thực hiện có hiệu quả việc thu gom, xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt trên địa bàn, giải pháp thực hiện chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý ban đầu, giải pháp để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc phân loại rác thải, hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn, những giải pháp xử lý chất thải rắn ở nông thôn, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện, nhung van de can xu ly tren dia ban sales duoc, giải pháp cải thiện chất thải rắn công nghiệp, hiện trạng môi trường chất thải rắn trồng trọt ở Kiến Xương Thái Bình, đánh giá công tác thu gom, vận chuyển xử lý ô nhiễm của các nguồn thải trên địa bàn huyện, quản lý, quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thục trạng thu phí môi trường, Thực trạng và giải pháp cải thiện hiệu quả hội họp hiện nay tỉnh bình Dương, đề án: Nâng cao hiệu quả công tác thu gom rác thải (sinh hoạt) trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An., đánh giá lại thực trạng cấp nước sạch trên địa bàn huyện, giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý rác thải tại nông thôn tải tài liệu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top