tctuvan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nƣớc ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa ẩm, có điều kiện tự
nhiên đƣợc thiên nhiên ƣu đãi. Việt Nam đƣợc xếp thứ 16 của thế giới là nƣớc có
tính đa dạng sinh học cao, có nhiều kiểu rừng khác nhau. Trong đó, không thể
không kể đến sự có mặt của các loài cây lâm sản ngoài gỗ (sau đây viết tắt là
LSNG). Những LSNG đã và đang sử dụng với số lƣợng lớn, đƣợc khai thác từ rừng
tự nhiên để làm thực phẩm, dƣợc liệu, vật liệu xây dựng…là một bộ phận quan
trọng của hệ sinh thái rừng nói chung và hệ sinh thái rừng nhiệt đới nói riêng, là
nguồn thu nhập đáng kể của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân sống ở gần rừng.
Nguồn thu từ LSNG chiếm từ 10 – 20% tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình, chủ yếu
là nguồn lƣơng thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh đáp ứng nhu cầu cần thiết
hàng ngày ( Bộ NN&PTNT, 2006) [1].
Cây Hồi là một trong những loài LSNG, là loài cây lâm sản đặc biệt cho sản
phẩm quả khô có giá trị kinh tế cao trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Quả Hồi đã
có mặt trên thị trƣờng từ rất lâu đời và thƣờng đƣợc gọi là “Hoa Hồi”. Với vùng sinh
thái hẹp, hầu nhƣ cây Hồi là cây đặc sản riêng của tỉnh Lạng Sơn. Quả Hồi đã đem lại
thu nhập cao cho ngƣời dân sống ở tỉnh này. Sản phẩm của Hồi đƣợc sử dụng trong
nhiều lĩnh vực, tinh dầu Hồi là sản phẩm đƣợc chƣng cất từ lá, quả và hạt nhƣng chủ
yếu từ quả, là nguyên liệu quý trong công nghiệp dƣợc phẩm và thực phẩm. Trong
công nghiệp dƣợc phẩm, tinh dầu Hồi đƣợc sử dụng để sản xuất các loại thuốc xoa
bóp, nội tiết, tiêu hoá và chất chống nôn mửa. Trong công nghiệp thực phẩm quả Hồi
đƣợc dùng làm gia vị chế biến thức ăn. Ngoài ra, tinh dầu Hồi còn đƣợc dùng làm
hƣơng liệu để chế biến các loại mỹ phẩm cao cấp. Sau khi ép lấy tinh dầu, bã còn lại
dùng để chế biến thuốc trừ sâu, làm men, than hoạt tính, phân bón, thức ăn gia
súc…Thị trƣờng Hồi hằng năm tiêu thụ khoảng 25.000 tấn tinh dầu, trong đó Châu Á
28%, các nƣớc Bắc Mỹ 26%, các nƣớc Nam Mỹ 14%, các nƣớc Châu Âu 20%, còn
lại là các nƣớc khác (Dẫn theo Nguyễn Huy Sơn, 2004) [3].
Trong những năm gần đây, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách khuyến
khích việc gây trồng và phát triển LSNG, cụ thể nhƣ: Đề án bảo tồn và phát triển
LSNG giai đoạn 2006 – 2020; Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG
2007 – 2010; Chiến lƣợc phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020. Đặc biệt,
ngày 06/7/2007, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/2007/QĐ-
TTg về việc sửa đổi bổ sung một số mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực
hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong quyết định này, có đề cập tới cây Hồi
đƣợc lựa chọn là một trong những loài cây trồng lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh
tế cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc xoá đói giảm cùng kiệt ở một số tỉnh miền núi
phía Bắc nhƣ Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn...
Nhiều năm qua, cây Hồi đƣợc xác định là cây kinh tế mũi nhọn và chiến lƣợc
lâu dài của tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, cho đến nay, với diện tích rừng Hồi khoảng
trên 32.000 ha, Lạng Sơn là tỉnh có diện tích Hồi lớn nhất cả nƣớc (khoảng 71%
tổng diện tích Hồi trong cả nƣớc). Thế nhƣng, thƣơng hiệu Hồi Xứ Lạng vẫn chƣa
đƣợc phổ biến rộng rãi, bên cạnh đó giá cả thị trƣờng bấp bênh, chƣa có những tiến
bộ kỹ thuật cũng nhƣ cơ chế chính sách hợp lý để phát triển cây Hồi một cách bền
vững. Vì vậy, việc “Đánh giá tình hình sản xuất Hồi (Illicium verum Hook.f.) ở
tỉnh Lạng Sơn” nhằm xác định đƣợc những cơ sở khoa học cũng nhƣ những tồn tại
để khắc phục và phát triển bền vững góp phần xoá đói giảm cùng kiệt cho ngƣời dân
vùng trồng Hồi là cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top