daigai

Well-Known Member
Link tải tiểu luận cho anh em ketnooi

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm về văn hóa:
Từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã thống
kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới, điều này
cho thấy khái niệm về văn hóa rất đa dạng.
Theo UNESCO, khái niệm văn hóa hiểu theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ -
tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên
bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không
chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn
hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (k ý hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong
cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa được khái hiệm như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặt ăn, ở và các cách sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”.
Ngoài ra còn rất nhiều khái niệm khác về văn hóa, tuy nhiên chúng ta có thể tạm hiểu văn
hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình lao động (từ lao động trí óc đến lao
động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi trường tự nhiên và xã hội) xung quanh và
tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài
động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn
hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.
Mặc dù văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan
hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con
người, duy trì sự phát bền vững, ổn định và đảm bảo trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển
trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển
của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và
hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

1.2 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, niềm tin, các nguyên tắc kinh doanh, các
truyền thống, các phương pháp hoạt động và môi trường làm việc trong nội bộ tổ chức. Các
thành phần của văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ với nhau và tác động đến suy nghĩ và
hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp gắn liền với văn hóa xã hội, vừa mang bản sắc của văn hóa truyền
thống theo khu vực địa lý, vừa thể hiện tính thích nghi với môi trường hoạt động của doanh
nghiệp hay thể hiện cả bản sắc của văn hóa giao lưu và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới
theo thời gian.
Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ con người, do con người hình thành và phát triển, là
một nguồn lực vô hình có ảnh hưởng đến khả năng phát triển lâu dài của từng doanh nghiệp.

1.3 Nguồn gốc của văn hóa doanh nghiệp:
Về nguồn gốc, các giá trị văn hóa của doanh nghiệp ban đầu do các thành viên đầu tiên
mang vào doanh nghiệp, thông qua những giá trị văn hóa mà họ tiếp nhận từ những lực lượng xã
hội. Trong quá trình phát triển, do có sự giao lưu với môi trường xã hội, các giá trị văn hóa ban
đầu được các thành viên của tổ chức bổ sung thêm các giá trị mới (tri thức mới, nhận thức mới,
hành vi mới) hay loại bỏ các yếu tố hay những tư tưởng không còn thích nghi với xu hướng
phát triển của thời đại nhằm nâng cao mức độ bền vững của văn hóa doanh nghiệp.

1.4 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ những yếu tố sau:
1.4.1 Yếu tố 1: Môi trường của doanh nghiệp
Là bối cảnh về kinh tế, x ã hội mà doanh nghiệp đang phải hoạt động trong nó, cùng tồn tại
với nó. Môi trường doanh nghiệp có môi trường chung và môi trường riêng.
Môi trường chung là điều kiện kinh tế, chính trị, x ã hội của đất nước trong từng thời kỳ, có
tác động rất lớn tới sự hình thành văn hóa doanh nghiệp. Nói chung, các doanh nghiệp rất khó có
thể xây dựng được văn hóa doanh nghiệp của mình nếu hoạt động trong một môi trường chung kém
văn hóa và ở đó, tham nhũng, lật lọng, thôn tính lẫn nhau đang ngự trị và ngược lại.
Môi trường riêng là điểm xuất phát của doanh nghiệp; tính đặc thù về nghề nghiệp, sản
phẩm… Môi trường riêng tùy thuộc vào sự hình thành và phát triển của từng doanh nghiệp.
1.4.2 Yếu tố 2: Quan niệm giá trị
Quan niệm giá trị tạo ra ý thức hành động của cá nhân trong doanh nghiệp. Nếu quan niệm
giá trị doanh nghiệp chỉ là tiền thì tất yếu sự hợp tác sẽ không bền vững. Do đó, trong việc xây dựng
văn hóa doanh nghiệp không thể quá nhấn mạnh tác động bằng vật chất, càng không thể tạo ra tâm
lý "sùng bái đồng tiền". Ngược lại, nếu quan niệm giá trị doanh nghiệp còn bao gồm thương hiệu,
uy tín kinh doanh, sự phát triển toàn diện của từng thành viên trong doanh nghiệp thì sự hợp tác sẽ
bền vững hơn. Đây là yếu tố quan trọng nhất hình thành văn hóa doanh nghiệp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:




Vai trò của Văn hoá doanh nghiệp trong việc xây dựng và
Tiểu luận Vai trò của văn hóa kinh doanh trong sự hình
Vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong quản lý và thực
Phát huy vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong sự nghiệp
Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty chế
Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa truyền thống
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, vài
Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc
Văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng
Phương hướng và giải pháp xây dựng phát triển văn
Xây dựng và hoàn thiện văn hóa quản trị rủi ro trong
Tại sao phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc khi trở thành thành viên Tổ chức
ảnh hưởng của nhân tố của văn hóa tổ đến Người lao đông trong VIETTEL
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top