daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn
mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay.
I, Phần mở đầu
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư
đang sống ở nông thôn. Vị trí địa lý của nước ta mang lại rất nhiều thuận
lợi cho việc phát triển nông nghiệp :
+ Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm quanh
năm, giàu nhiệt, giàu ánh sáng thuận lợi cho phát triển các giống cây trồng.
+ Diện tích đất nông nghiệp khoảng 9 triệu ha với nhiều loại đất khác
nhau thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các giống cây trồng như đất phù
sa, đất feralit, đất đỏ bazan, đất xám bạc màu…
+ Nguồn nước, sinh vật, khoáng sản hết sức phong phú.
+ Lao động nước ta đông và trẻ, tạo nguồn lao động dồi dào, hơn nữa
lao động nước ta có có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp
được tích lũy qua nhiều thế hệ.
+ Thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật, đường lối chính sách đều có
nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nông thôn.
Vì vậy, phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ là mối quan
tâm hàng đầu, có vai trò quan trọng trong việc phát triển ổn định kinh tế xã hội.
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp,

1


công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông
thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân
được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn

Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một
chương trình cụ thể hóa Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm
2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn. Đây là Chương trình mục tiêu Quốc gia mang tính toàn
diện, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển lâu dài, bền vững ở khu
vực nông thôn, hướng đến “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh”.
Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới là : Xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh
tế và các hình thực tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát , triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;
môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện Chương trình đến năm 2015 có 20% số
xã và đến 2020 có 50% số xã trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới
theo tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải
hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành
+ Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là
chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế
hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do

2


chính cộng đồng người dân ở xóm, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ
chức thực hiện.

+ Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên
địa bàn nông thôn.
+ Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo
thực hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
+ Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng
cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các
công trình, dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm
chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
+ Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây
dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai
trò chủ thể trong xây dựng NTM.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của Đảng ta, tại
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã xác định “hiện nay và nhiều năm
tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt
quan trọng” . Đó là vấn đền mang ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh
tế xã hội , góp thần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, củng cố chính trị, an
ninh – quốc phòng ; giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển
bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính

3


vì vậy, các vấn đè về nông nghiệp nông thôn cần được giải quyết đồng bộ,

khai thác triệt để các tiềm năng sẵn có.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã tiếp tục khẳng
định vai trò quan trọng của việc phát triển nông nghiệp nông thôn. Khai
thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa
lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng
nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và
đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Xây
dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến
khích tập trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp
phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hoà
lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp
dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông
nghiệp với xây dựng nông thôn mới.
II, Vai trò của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới
- Nông dân là chủ thể trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới.
Ở nước ta, nông dân luôn là lực lượng lao động chủ yếu trong ngành
nông nghiệp, là nguồn nhân lực dồi dào, quan trọng, quyết định sự thành
công trong xây dựng nông thôn mới. Chỉ khi nào các cán bộ cơ sở và người
nông dân hiểu rõ , hiểu đúng được nội dung, yêu cầu của chương trình xây
dựng nông thôn mới thì khì đó chương trình này mới mang lại hiệu quả thật
sự. Những năm gần đây, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật
vào trong sản xuất, nông dân đã tạo ra nông sản chất lượng cao đáp ứng tốt
hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, thu nhập của
người nông dân đã được tăng cao, tích lũy vật chất để tái sản xuất với quy
mô lớn hơn, ổn định cuộc sống hơn và góp phần làm cho bộ mặt nông thôn
có nhiều khởi sắc, tạo cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.
4


Nông dân còn là nguồn lực to lớn trong việc tiến hành chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, tiến tới xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý theo
hướng: tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp, đồng thời phát triển mạnh
công nghiệp và các hoạt động dịch vụ. Điều này đòi hỏi người lao động
phải mạnh dạn xóa bỏ cách nghĩ, cách làm cũ, thói quen tiểu nông, phải
năng động nắm bắt nhu cầu của thị trường và đoán được xu hướng vận
động của nó; đồng thời cũng cần có vốn, kỹ thuật, lao động để thực hiện
bước chuyển đổi. Ngoài ra, nông dân cũng chính là người trực tiếp ứng
dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào trong sản xuất,
tăng quy mô tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng được yêu cầu của
sự phát triển của đất nước.
Như vậy, để thực hiện tốt chương trình nông thôn mới thì phải phát huy
hiệu quả vai trò của người nông dân.
- Nông dân trực tiếp xây dựng, giữ gìn và bảo vệ kết cấu hạ tầng.
Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn là một nội dung trong
xây dựng nông thôn mới. Điều này sẽ đạt được nhanh chóng khi người
nông dân nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng đường xá trong
phát triển kinh tế - xã hội, tự giác đóng góp xây dựng cùng với sự giúp đỡ
của Nhà nước, của địa phương. Việc xây dựng đường làng, đường liên
thôn, liên xã phải chủ yếu do nhân dân đóng góp cùng với sự hỗ trợ của
Nhà nước. Yêu cầu được đặt ra ở đây đó là hoàn thiện đường giao thông
đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Đến
2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa hay bê
tông hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm
cơ bản cứng hóa).
Xây dựng đã khó nhưng bảo vệ, tôn tạo hệ thống đường xá càng quan
trọng hơn. Việc bảo quản, giữ gìn hệ thống đường xá nông thôn phải là
công việc của chính bà con nông dân. Người nông dân cần cập nhật những
kiến thức, hiểu biết và ý thức bảo vệ hệ thống đường nông thôn để phục vụ
5



cho chính mình. Nông thôn mới không thể thiếu hệ thống điện, đường,
trường, trạm … Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện
phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã, các công trình phục vụ cho
nhu cầu về văn hóa , thể thao, y tế, giáo dục, thủy lợi.... Những cơ sở vật
chất đó phải do chính những người nông dân ở các vùng nông thôn cùng
với Nhà nước xây dựng; đồng thời bảo quản, tăng cường công tác quản lý
của chính quyền địa phương đối với những công trình.
- Nông dân là những người trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới đi
vào cuộc sống.
Những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước rất quan trọng đối với việc hoạch định nội dung, bước đi và thực
hiện thắng lợi mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng
nông thôn mới ở nước ta. Nhưng để những chủ trương, đường lối ấy trở
thành hiện thực thì những người nông dân mới là những người thực hiện.
Và kết quả của việc thực hiện chủ trương ấy có tốt hay không phụ thuộc rất
lớn vào công sức, sự tâm huyết của mỗi người dân.
Quá trình xây dựng, hoach định đường lối, chủ trương cần thu thập ý
kiến từ bà con nông dân, vì bà con nông dân hàng ngày va chạm trong thực
tiễn cuộc sống, có thể cung cấp cho những nhà lãnh đạo, quản lý nhiều ý
kiến hay, kinh nghiệm phong phú. Khi đường lối, chủ trường đã được thông
qua cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động làm cho nông dân hiểu và
thấy được những lợi ích thiết thực, giúp họ tự giác thực hiện.
Đảng chỉ thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình khi ý Đảng hợp lòng
dân, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường
nhắc: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top