Nana_InLove

New Member

Download miễn phí Thực trạng sản xuất kinh doanh ngành dệt may (2001-2005)





LỜI MỞ ĐẦU 1

I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 2

1.Công nghệ và đổi mới công nghệ 2

1.1.Công nghệ 2

1.2.Đổi mới công nghệ 2

2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ 4

2.1.Chỉ tiêu định lượng 4

2.2.Chỉ tiêu định tính 5

II.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY 5

1.Vai trò và vị trí của ngành dệt may trong nền kinh tế 5

2. Đặc điểm của ngành dệt may 6

III.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 9

1.Khái quát về thực trạng sản xuất kinh doanh ngành dệt may (2001-2005) 9

1.1.Thực trạng sản xuất kinh doanh ngành dệt may (theo số liệu của tổng công ty dệt may VN tới 31/12/2005) 9

1.2.Thực trạng về năng lực thiết bị, công nghệ sản xuất 10

1.3.Thực trạng về nguồn nhân lực dệt may 12

2.Thực trạng về đầu tư đổi mới công nghệ ngành dệt may giai đoạn 2001-2005 14

2.1.Khối lượng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ 14

2.2.cách đầu tư đổi mới công nghệ 16

2.3.Nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ 17

3.Một số kết luận từ thực trạng 19

3.1.Đánh giá kết quả 19

3.2.Hạn chế và nguyên nhân 19

3.3.Những bài học kinh nghiệm 19

IV. GIẢI PHÁP 20

1. Phuơng huớng đổi mới của ngành dệt may đến năm 2010 20

1.1.Định huớng và quy hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2010 20

1.2.Phuơng huớng đầu tu đổi mới công nghệ ngành dệt may đến năm 2010 20

2.Giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ của ngành dệt may giai đoạn 2005-2010 23

2.1.Giải pháp huy động vốn đầu tư 23

2.2. Lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp 25

2.3. Tạo môi truờng thuận lợi để phát triển công nghệ 27

2.4. Giải pháp quản lý ngành 27

2.5.Đào tạo nguồn lực 29

2.6.Các giải pháp khác 31

V.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hiệp, trong đó 307 doanh nghiệp Nhà nước, 1170 doanh nghiệp tư nhân và 470 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho gần 2tr lao động, giá trị sản xuất ~29.144 tỷ đồng(chiếm 10% công nghiệp chế biến) và kim ngạch xuất khẩu đạt 4.386 tr đôla(chiếm 16.5% kim ngạch xuất khẩu cả nước)
Hình vẽ
1.1.2.Tổng công ty dệt may Việt Nam-Vinatex
Trong tổng công ty dệt may Việt Nam hiện nay ngành kéo sợi chiếm 7%, sản phẩm dệt chiếm 50% và nhuộm hoàn tất chiếm trên 7% năng lực ngành dệt Việt Nam và sản phẩm may chiếm khoảng 30-35% năng lực toàn ngành may. Cho nên vai trò cuả Vinatex có tác động rất lớn đến chiến lược của ngành dệt may Việt Nam. Nhà nước đã đặt trọng trách vô cùng nặng nề lên vai Vinatex trong việc tập hợp lực lượng cùng các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các liên doanh mà Vinatex đang chi phối hay tham gia cổ phần để phát huy sức mạnh toàn ngành, đảm bảo mục tiêu mà ngành dệt may đã đề ra đến năm 2010.
1.2.Thực trạng về năng lực thiết bị, công nghệ sản xuất
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời nhất nước ta. Trong quá trình phát triển, việc đầu tư nhiều giai đoạn làm cho thiết bị và công nghệ ngành dệt may rất đa dạng. Hiện nay, vẫn còn những cơ sở sử dụng những thiết bị được sản xuất từ những năm 1930-1940.
Theo đánh giá chung của Bộ công nghiệp, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất công nghiệp chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu đã lạc hậu hơn 30 năm. Đối với ngành dệt may, thiết bị máy móc cũ khá nhiều, 45% thiết bị máy móc cần nâng cấp và 30% cần thay thế. Trình độ công nghệ của từng lĩnh vực trong dệt may lại không đồng đều, lĩnh vực dệt kim và may mặc có trình độ công nghệ khá trong khi đó công nghệ kéo sợi chủ yếu từ lạc hậu đến trung bình, phần lớn máy móc dệt thoi ở mức công nghệ trung bình.
-Thiết bị công nghệ kéo sợi
Chủ yếu là trung bình và lạc hậu, 10% thiết bị được đầu tư từ các nước có trình độ tiên tiến( Tây Âu và Nhật Bản) và sử dụng trong vòng 5 năm gần đây,11% thiết bị đã được sử dụng từ 5-10 năm được đầu tư từ Tây Âu, Ấn Độ, Nhật Bản,33% thiết bị được sử dụng từ 10-20 năm chất lượng trung bình và tuỳ từng trường hợp vào trình độ quản lý sử dụng của doanh nghiệp.
Thiết bị công nghệ may mặc
Những năm đầu tiên phát triển, ngành công nghiệp dệt may tổ chức may dây chuyền bằng các máy may đạp chân, dần dần được trang bị bằng máy may công nghiệp của Trung Quốc, Liên Xô, Cộng hòa liên bang Đức, Hunggary.Ngành may liên tục mở rộng đầu tư sản xuất và đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu chất lượng thị trường thế giới ngày càng nâng cao. Đặc biệt trong vòng 5 năm trở lại đây, cùng với viếc mở rộng thị trường Hoa Kỳ, ngành may đã phát triển khá nhanh và đầu tư lượng khá lớn thiết bị máy móc mới. Hiện nay, toàn ngành có 1446 doanh nghiệp may với ~750000 máy may các loại và trình độ công nghệ đánh giá chung là khá. Lĩnh vực may đổi mới trên 90% thiết bị và công nghệ. Phần lớn thiết bị các công đoạn cắt, may, hoàn tất sản phẩm và sản xuất phụ kiện may... được nâng cấp, đổi mới. Một số công ty đã áp dụng công nghệ tin học vào một số khâu trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.
-Thiết bị công nghệ in nhuộm
Đối với lĩnh vực này, chất lượng sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào thiết bị mà còn phụ thuộc vào công nghệ, bao gồm: hoá chất, thuốc nhuộm, quy trình công nghệ...Không có thiết bị máy móc tốt thì không có sản phẩm tốt nhưng không có công nghệ cao thì cũng không có vải in nhuộm chất lượng cao được. Có thể nói máy móc tốt chỉ chiếm 50% còn công nghệ và bí quyết nghề in nhuộm chiếm tới 50% còn lại trong chất lượng sản phẩm.Thiết bị tẩy, nhuộm, in hoa và hoàn tất chủ yếu nằm ở các DNNN và hầu như 100% đều phải nhập ngoại.
-Thiết bị công nghệ dệt kim
Dệt kim là một trong những mặt hàng chủ yếu xuất khẩu đi Mỹ nên có lợi thế về nguồn vốn đầu tư hơn lĩnh vực dệt thoi và kéo sợi.Lĩnh vực dệt kim đã được nâng cấp được tỷ lệ lớn thiết bị dệt.Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của dệt may nước ta sang Mỹ cao góp phần thúc đẩy dệt kim tăng trưởng khá (trung bình hơn 12%/năm). Chính vì thế trình độ công nghệ của ngành dệt kim được đánh giá ở mức trung bình khá.
1.3.Thực trạng về nguồn nhân lực dệt may
Ngành dệt may Việt Nam hiện đang sử dụng gần 2tr lao động trong các dây chuyền công nghiệp. Tuy nhiên chất lượng lao động lại đặt ra nhiều vấn đề đối với các doanh nghiệp dệt may, nguồn nhân lực trình độ chưa cao , khả năng đào tạo nguồn nhân lực lại hạn chế
1.3.1 thực trạng cơ cấu nguồn lực dệt may
Dệt may là ngành đòi hỏi khéo léo, chăm chỉ nên cơ cấu có sự khác biệt rõ giữa tỷ trọng nam và nữ. Trong toàn ngành dệt may, lao động nam ngành dệt chiếm 5,72%, nam ngành may chiếm 17,30% ; trong khi đó lao động nữ ngành dệt chiếm 12,8% và nữ ngành may chiếm 64,7%.Có thể thấy tỷ lệ lao động nữ ngành dệt gấp đôi lao động nam; trong ngành may thì sự chênh lệch càng lớn, lượng lao động nữ gấp ba lần lao động nam. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp ngành dệt may phải tổ chức làm việc hợp lý, phù hợp với điều kiện sức khoẻ của nữ giới.
Một thực trạng đáng buồn của ngành dệt may Việt Nam là thu hút lượng lao động lớn nhưng chất lượng không cao. Trong ngành dệt, lượng lao động qua đào tạo chỉ chiếm 35,1%, trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 7%. Trong ngành may, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp hơn, chỉ chiếm 18,24% tổng số lao động, trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học cũng chỉ dừng lại ở mức 4,16%. Nguồn nhân lực hạn chế về trình độ là một cản trở rất lớn để các doanh nghiệp dệt may tiến hành đổi mới công nghệ. Những công nghệ, thiết bị mới chỉ phát huy hiệu quả khi có lực lượng lao động làm chủ được công nghệ. Không những thế, độ bền của thiết bị cũng bị phụ thuộc vào việc những người lao động vận hành máy móc, việc tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên của doanh nghiệp, ý thức bảo vệ tài sản chung của doanh nghiệp...Mặc dù, trình độ ban đầu của lực lượng lao động tham gia vào các doanh nghiệp dệt may còn thấp song tuổi đời của họ còn khá trẻ nên việc đào tạo và đào tạo lại sẽ không gặp nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực may, lao động có độ tuổi dưới 30 chiếm đến 64,2%. Lao động dưới 30 tuổi và 34,4% lao động từ 31-40 tuổi.Lực lượng lao động trẻ lại chính là đối tượng cần được đào tạo nhất vì họ chính là tương lai của doanh nghiệp, nhưng lại thiếu kinh nghiệm, chưa phải là những người thợ lành nghề. Lao động trẻ rất cần sự hướng dẫn của những thế hệ đi trước, đặc biệt trong tình trạng đa số các doanh nghiệp vẫn chọn hình thức tự đào tạo.
Thực trạng cơ cấu nguồn lực của dệt may Việt Nam phản ánh rõ đặc trưng của ngành: phần lớn là lao động nữ, độ tuổi lao động trẻ và trình độ còn thấp. Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt ở cả thị trường trong nước và ngoài nước thì các doanh nghiệp dệt may phải đầu tư ngay...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ Thái Nguyên Y dược 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Môi trường đầu tư bất động sản việt nam thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thực trạng xuất khẩu tại công ty TNHH sản xuất thương mại Đức Hân giai đoạn 2005 - 2009 Luận văn Kinh tế 0
D Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm sợi tại Công ty Cổ phần dệt Vĩnh Phú Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top