daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 8
1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về môi trường nước
và bảo vệ môi trường nước 8
1.2. Những công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về hoàn thiện
pháp luật bảo vệ môi trường nước 17
1.3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 26
1.4. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích lý thuyết 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG NƯỚC 29
2.1. Pháp luật và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước 29
2.2. Vai trò và tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi
trường nước 43
2.3. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở một số quốc gia trên
thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam 50
Chương 3: THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 65
3.1. Môi trường nước và quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
môi trường nước ở Việt Nam 65
3.2. Đánh giá thực trạng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở
Việt Nam hiện nay 76
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 129
4.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường nước ở Việt Nam hiện nay 129
4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước 136
4.3. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở
Việt Nam 142
KẾT LUẬN 163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167
PHỤ LỤC 181
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật Hình sự
BVMT Bảo vệ môi trường
BVMTN Bảo vệ môi trường nước
KT-XH Kinh tế - xã hội
LVS Lưu vực sông
MTN Môi trường nước
ONMT Ô nhiễm môi trường
ONMTN Ô nhiễm môi trường nước
TNMT Tài nguyên và môi trường
TNN Tài nguyên nước
VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
VPPL Vi phạm pháp luật
XHCN Xã hội chủ nghĩa1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường nước ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành lý luận
và lịch sử nhà nước và pháp luật xuất phát từ những yêu cầu sau:
Thứ nhất, yêu cầu về lý luận.
Nước là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường sống, ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh sống và sản xuất của con người. Hiện nay,
môi trường nước (MTN) đang là vấn đề toàn cầu, hầu hết các nhà khoa học,
các nhà quản lý đều cho rằng: nước là tài nguyên quý giá nhất trong thế kỷ
XXI, an ninh nguồn nước sẽ còn quan trọng hơn cả an ninh lương thực, nước
có thể là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh toàn cầu. Vì vậy, bảo vệ môi
trường nước (BVMTN) là nhiệm vụ cấp bách của nhiều quốc gia trên thế giới,
được đưa vào chiến lược bảo vệ môi trường (BVMT) và phát triển bền vững
quốc gia.
Ở Việt Nam, công tác BVMT nói chung, MTN nói riêng đã được Đảng,
Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, Đảng khẳng định “BVMT phải là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân” [41, tr.42],
nhằm “Hạn chế, tiến tới ngăn chặn căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường
(ONMT) tại các làng nghề, lưu vực sông (LVS), khu và cụm công nghiệp, khu
đô thị và khu dân cư tập trung ở nông thôn” [42, tr.306], trong đó phải chú
trọng “bảo vệ môi trường” [40, tr.194]. Trên tinh thần đó, nhiều văn bản pháp
luật về BVMT cũng đã được ban hành và tổ chức thực hiện như Luật BVMT
năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2018 (Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng
11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy
hoạch)) (Luật BVMT năm 2014), Luật Tài nguyên nước (TNN) năm 2012 (sửa
đổi, bổ sung năm 2018 (Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy
hoạch)) (Luật TNN năm 2012), Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Luật Khoáng
sản năm 2010; Luật Thủy lợi năm 2017... Trong đó, quan điểm chỉ đạo xuyên
suốt là BVMTN gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), BVMTN để
phát triển bền vững; BVMTN là “quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi
gia đình và của mỗi người”. Thông qua việc thực hiện những chủ trương của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, công tác BVMTN đã có những
chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH bền vững.
Thứ hai, yêu cầu về thực tiễn.
Trong thời gian qua, Việt Nam đặc biệt quan tâm đến hoạt động hoàn
thiện pháp luật về BVMTN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước. Tuy nhiên, pháp luật về BVMTN ở Việt Nam vẫn bộc lộ ra những hạn
chế, như: sự thiếu thống nhất giữa quy định của Luật BVMT với Luật TNN,
Luật Khoáng sản; những bất cập trong các quy định pháp luật về điều tra, đánh
giá hiện trạng xả thải, khả năng tiếp nhận chất thải của các nguồn nước và khả
năng phục hồi của các nguồn nước; bất cập trong quy định về liên quan đến
việc sử dụng các công cụ kinh tế cho mục đích BVMTN như các quy định
thuế, phí BVMT đối với nước thải; bất cập trong quy định về các công cụ và
biện pháp quản lý nhà nước về BVMTN, các quy định về xả thải và xử lý chất
thải đưa vào nguồn nước chưa phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước về
BVMTN; Chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong BVMTN chưa
được quy định rõ ràng, còn có sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, chế tài xử
lý vi phạm pháp luật (VPPL) về BVMTN còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, v.v..
Những lỗ hổng trong các quy định pháp luật này là một trong những nguyên
nhân khiến cho những vụ ô nhiễm MTN vẫn diễn ra trong thực tế; các biện
pháp khắc phục hậu quả của các vụ ONMTN chưa được thực hiện triệt để gây
bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của
nhân dân. Ví dụ, vụ Công ty Vedan xả thải ra sông Thị Vải, vụ nước nhiễm
Asen ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, vụ ô nhiễm gây chết cá hàng loạt ở3
Miền Trung, v.v... Vì vậy, hiện nay và trong tương lai, Việt Nam hiện vẫn đang
phải đối mặt với những vấn đề lớn về BVMTN, do đó, đáp ứng yêu cầu phát
triển KT-XH bền vững, pháp luật về BVMTN ở Việt Nam cần tiếp tục
được hoàn thiện.
Chính vì những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay” thực sự có ý
nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án có mục tiêu là luận chứng khoa học cho việc đề xuất giải pháp
hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về BVMTN. Trong đó,
luận án tập trung làm rõ: khái niệm, nội dung cũng như tiêu chí hoàn thiện pháp
luật về BVMTN.
- Nghiên cứu những quy định pháp luật về BVMTN ở một số nước trên
thế giới, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
- Phân tích các dẫn chứng và số liệu để đánh giá thực trạng hoàn thiện
pháp luật về BVMTN ở Việt Nam trong thời gian qua. Trong đó, luận án tập
trung đánh giá mức độ hoàn thiện của các quy định pháp luật về BVMTN so
với yêu cầu BVMTN hiện nay.
- Xác lập quan điểm, đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp
luật về BVMTN ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các quan điểm, lý thuyết về
BVMT, BVMTN; quy định của Hiến pháp và pháp luật về BVMT nói chung,
BVMTN nói riêng; các công trình nghiên cứu khoa học về BVMT, BVMTN
trong và ngoài nước; các số liệu, dẫn liệu, thông tin của cơ quan quản lý nhà
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
nước về BVMT, các tổ chức xã hội, báo chí, cơ quan truyền thông về các vấn
đề liên quan đến MTN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
- Về nội dung: Luận án phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện
pháp luật về BVMTN ở Việt Nam. Trong đó, luận án tập trung phân tích, đánh
giá các quy định pháp luật về BVMTN ở Việt Nam từ 2015 đến nay, chỉ ra
những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế trong quá trình hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam thời gian qua,
làm cơ sở đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt
Nam trong thời gian tới.
- Về không gian: Luận án chủ yếu đánh phân tích, đánh giá các quy định
pháp luật về BVMTN do Quốc hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ ban
hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về BVMTN.
- Về thời gian: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng hoàn thiện pháp
luật về BVMTN từ ngày 01/01/2015 (từ khi Luật BVMT năm 2014 có hiệu
lực) đến nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoàn thiện pháp luật về BVMTN
cho những năm tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề
tài. Hệ thống quan điểm của Học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước và pháp luật nói chung và lý luận về BVMTN, các quan điểm chỉ
đạo của Đảng ta hiện nay về BVMT nói chung và BVMTN nói riêng và về
hoàn thiện pháp luật, cũng như các quan điểm về xây dựng và thực hiện pháp
luật trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở phương pháp luận nói trên, luận án sẽ sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể sau:5
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu sinh sử dụng phương
pháp này để giải quyết những nội dung sau:
+ Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ rõ những kết
quả đã nghiên cứu được, những khoảng trống luận án cần tiếp tục phải nghiên
cứu và làm rõ;
+ Phân tích, tổng hợp các quan điểm, các lý thuyết, các quy định pháp
luật để xây dựng cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam
hiện nay;
+ Phân tích, tổng hợp thực tiễn hoàn thiện pháp luật về BVMT ở một số
nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
+ Phân tích các văn bản luật hiện hành về BVMTN ở Việt Nam để chỉ rõ
những hạn chế về nội dung và hình thức của các văn bản đó;
+ Phân tích, tổng hợp các số liệu, báo cáo, các công trình nghiên cứu,
các quy định pháp luật Việt Nam về BVMTN, để từ đó chỉ rõ những kết quả
đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong quá trình
hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam.
- Phương pháp khái quát hoá: Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp
này để đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở
Việt Nam trong thời gian tới.
- Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này được nghiên cứu sinh
sử dụng để so sánh thực tiễn hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở một số quốc
gia trên thế giới, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện
nay. Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp này so sánh mức độ
hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam qua các thời kỳ để từ đó, thấy
được sự hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam trong suốt quá trình xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Phương pháp logic-lịch sử: Phương pháp này được nghiên cứu sinh sử
dụng để phân tích, đánh giá thực trạng hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
Nam theo tiến trình lịch sử xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam từ năm 1945 đến nay; đồng thời, phương pháp này được nghiên cứu sinh
sử dụng để chỉ rõ những yêu cầu hiện nay đối với hoàn thiện pháp luật về
BVMTN ở Việt Nam và đưa ra các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp
luật về BVMTN ở Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH trong thời
gian tới của nước ta.
- Phương pháp hệ thống: Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này
nhằm phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về BVMTN ở Việt Nam hiện
nay trong mối tương quan với tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam, để từ đó
chỉ rõ tính thống nhất, toàn diện và hợp hiến, hợp pháp của các quy định này.
5. Những điểm mới của luận án
So với các công trình nghiên cứu trước đây, luận án có những điểm mới:
Thứ nhất, luận án kế thừa, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học đã công bố, bổ sung vào hệ thống lý luận về BVMTN.
Thứ hai, luận án phân tích thực tiễn hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở
một số quốc gia trên thế giới và rút ra những kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam.
Thứ ba, luận án phân tích, đánh giá thực trạng hoàn thiện nội dung và
hình thức pháp luật về BVMTN tại Việt Nam trong thời gian qua.
Thứ tư, luận án đề ra phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn
thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Trên cơ sở nghiên cứu kế thừa các tài liệu đã có của Việt Nam và các
nước trên thế giới, luận án sẽ bổ sung thêm lý luận hoàn thiện pháp luật về
BVMTN, như: khái niệm, đặc điểm, nội dung hoàn thiện pháp luật về BVMTN
và tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về BVMTN.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần tổng kết thực tiễn, đánh giá
toàn diện và sâu sắc về BVMTN ở Việt Nam, đồng thời đánh giá đầy đủ mức7
độ hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở nước ta trong thời gian qua, qua đó, chỉ
ra những ưu điểm và hạn chế trong pháp luật về BVMTN ở nước ta, để từ đó
luận chứng các giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về BVMTN đáp ứng yêu
cầu phát triển KT-XH nhanh, bền vững của Việt Nam trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học để giúp Đảng và Nhà
nước hoạch định chủ trương, chính sách nhằm hoàn thiện pháp luật về
BVMTN ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu nghiên cứu, tham
khảo về lĩnh vực BVMTN và pháp luật về BVMTN.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết, cụ thể là:
Chương 1: Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ môi trường nước
Chương 2: Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước
Chương 3: Thực trạng hoàn thiện pháp luận về bảo vệ môi trường nước
ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường nước ở Việt Nam hiện nay
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
Chương 1
TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về môi trường nước trên thế
giới và ở Việt Nam
Nước là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, con người sẽ không thể tồn
tại nếu các chức năng sống của cơ thể không thể điều hòa do thiếu nước. Do
vậy, “quyền có nước sạch” là quyền cơ bản của con người được hệ thống
luật nhân quyền quốc tế ghi nhận và bảo vệ. Theo đó, các nhà nước có nghĩa
vụ phải thực hiện các biện pháp nhằm tạo ra những điều kiện, quy tắc, dự án
đầu tư thích hợp cải thiện tình trạng cung cấp nước sạch cho người dân. Các
công trình đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn như sau:
Về mặt lý luận, khái niệm TNN được xác định là một khái niệm đa
chiều, “Nó không chỉ giới hạn ở các khía cạnh vật lý bao gồm các yếu tố
thủy văn; dòng chảy, tốc độ chảy của dòng nước mà còn bao gồm các khía
cạnh liên quan đến chất lượng nguồn nước, các yếu tố liên quan đến môi
trường, kinh tế và xã hội khác” [164]. Khi đề cập đến TNN đa số các báo
cáo, các công trình nghiên cứu đều tập trung vào đánh giá các đặc trưng liên
quan đến yếu tố vật lý và định lượng của các nguồn nước. Theo đó các báo
cáo của tổ chức Lương thực thế giới FAO thường đề cập đến “TNN tái tạo”
và “TNN không tái tạo”. Trong đó “TNN tái tạo tự nhiên là tổng lượng TNN
của một quốc gia (tài nguyên bên trong và bên ngoài), cả nước mặt và nước
ngầm, được tạo ra thông qua chu trình thủy văn” [164]. TNN tái tạo được
tính toán trên cơ sở chu trình nước. Báo cáo của FAO về TNN tái tạo dựa
trên dòng chảy trung bình hàng năm của các con sông, các nguồn nước mặt
và nước ngầm [164]. TNN tái tạo lại được chia thành “tài nguyên tái tạo nội9
bộ”, “tài nguyên tái tạo bên ngoài” hay “tài nguyên tái tạo tự nhiên” và “tài
nguyên tái tạo thực tế”. Tài nguyên tái tạo bên ngoài dựa trên lượng dòng
chảy dành cho các quốc gia thượng nguồn và hạ nguồn thông qua các hiệp
định hay hiệp ước chính thức hay không chính thức. Khác với TNN tái tạo
tự nhiên, TNN tái tạo thực tế thay đổi theo thời gian và mô hình tiêu thụ do
đó phải tính trong khoảng thời gian nhất định thường là năm [164]. Không
giống với “TNN tái tạo”, “TNN không tái tạo” được hiểu là “các khối nước
ngầm (tầng ngậm nước sâu) có tỷ lệ nạp lại không đáng kể trên quy mô thời
gian và thường được coi là không thể tái tạo” [164].
Ngoài khái niệm về tài nguyên nước, khái niệm “Nước cho môi trường”
(Water for the environment/ environmental water) cũng thường được đề cập
trong pháp luật của các quốc gia hay trong các công trình nghiên cứu liên quan
đến nước. Khái niệm này thường được hiểu là “một phần của tổng TNN trong
một hệ thống nhất định duy trì tài sản hệ sinh thái phụ thuộc vào nước và các
quá trình sinh thái xác định sức khỏe của hệ thống đó” [159]. Khái niệm nước
cho môi trường không chỉ đề cập đến trữ lượng nước, tổng lượng nước mà còn
đề cập đến trữ lượng nước trong thời gian, chất lượng nước để duy trì hệ sinh
thái, sinh kế của con người phụ thuộc vào hệ sinh thái này.
Theo Tuyên bố Brisbane 2007:
Đối với hệ thống nước mặt, nước cho môi trường không chỉ đơn
giản là vấn đề số lượng; đó là một phạm trù được xác định bằng
chất lượng của các nguồn nước, thời gian và chất lượng nước cần
thiết để duy trì hệ sinh thái nước ngọt, cửa sông và sinh kế; hạnh
phúc của con người phụ thuộc vào các hệ sinh thái này…Trong
các hệ thống nước ngầm, nước cho môi trường thường ít được hiểu
rõ, tuy nhiên, nó thường được công nhận rằng sức khỏe của hệ
thống nước ngầm không chỉ phụ thuộc vào lượng nước mà còn
phụ thuộc vào thời gian, chất lượng và vị trí của nước [159].
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
Như vậy, khái niệm TNN, nước cho môi trường nhấn mạnh đến các đặc
trưng về dòng chảy, tổng lượng nước và chất lượng nguồn nước. Theo đó, các
biện pháp bảo vệ TNN, nước cho môi trường thường rất đa dạng nó phụ thuộc
vào từng quốc gia, khu vực do hoạt động này chịu sự ảnh hưởng của các yếu
tố như nguồn lực tài chính, đặc trưng chính trị, nguồn nhân lực [159].
Khác với TNN hay nước cho môi trường, MTN là một khái niện có
phạm trù hẹp hơn. Các ngành khoa học nghiên cứu về MTN (Water
Environment) có đối tượng nghiên cứu là các lĩnh vực công nghệ liên quan
đến chất lượng nước và khả năng phục hồi của nguồn nước [176]. Ở Việt
Nam, theo Luật BVMT năm 2014 quy định: “Môi trường là hệ thống các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo
thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và
các hình thái vật chất khác” (Khoản 1,2 Điều 3). Do vậy, khái niệm MTN
thường được dùng để chỉ các yếu tố thành phần của nước bao gồm yếu tố vật
lý, sinh học, hóa học nhằm tạo ra một môi trường phù hợp cho các loài thủy
sinh cũng như phù hợp với từng mục đích sử dụng nước của con người. Khi
đánh giá MTN, các khái niệm thường được sử dụng là chất lượng nước, ô
nhiễm môi trường nước (ONMTN).
Khái niệm chất lượng nước thường được sử dụng để chỉ các đặc trưng
của nước thông qua các thông số vật lý, sinh học và hóa học theo các tiêu
chuẩn chất lượng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. “Việc đánh giá chất
lượng nước đòi hỏi phải sử dụng lưới chất lượng nước, xác định các lớp chất
lượng theo một số tiêu chí và biến số” [164].
Thông thường, các nhà quản lý sẽ dựa trên nghiên cứu khoa học để
đặt ra các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước nghĩa là đánh giá mức độ
không gây nguy hiểm cho cơ thể con người, các loài thủy sinh sinh sống
trong môi trường nước và/hay áp đặt các hạn chế đối với việc sử dụng11
nước, theo mục đích sử dụng. Theo đó, có nhiều tiêu chí khác nhau để đánh
giá chất lượng nước theo từng mục đích sử dụng như: mức độ an toàn với
nước uống, nước cho sử dụng công nghiệp như nước làm mát cho nồi hơi,
nước dùng cho nông nghiệp, nuôi cá, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tự
nhiên hệ sinh thái. Việc thiết lập tiêu chuẩn chất lượng nước phụ thuộc vào
mục đích sử dụng cũng như những cân nhắc về kỹ thuật và kinh tế. Bởi việc
đánh giá chất lượng nước thông qua việc ban hành một tiêu chuẩn đối với
các nguồn nước đòi hỏi những công nghệ tương ứng để có thể đo nồng độ
hay xác định các thành phần khác [180]. Do đó, tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng nước thường xuyên thay đổi do các tiêu chuẩn sẽ có thể được đánh giá
khoa học định kỳ và có thể được sửa đổi nếu cần thiết [180]
cho các mục tiêu phát triển kinh tế mà bỏ qua vấn đề môi trường dẫn đến việc xử lý,
đóng cửa các doanh nghiệp vi phạm chưa nghiêm minh, việc cấp phép đầu tư, kinh
doanh ồ ạt, không quan tâm đến việc thẩm định, đánh giá ảnh hưởng lâu dài đối với
môi trường. Bên cạnh đó, nhận thức của cán bộ và trách nhiệm xử lý các VPPL về
môi trường còn rất hạn chế, quy trình, thủ tục còn tồn tại quá nhiều các bất cập, việc
giám sát, phát hiện chưa đi liền với xử lý, mức phạt quá thấp, chỉ phạt tiền và yêu
cầu khắc phục mà không yêu cầu khôi phục hiện trạng, phạt một lần rồi không giám
sát tiếp nên trên thực tế có nhiều doanh nghiệp lẽ ra phải đầu tư trang thiết bị xử lý
chất thải lại chấp nhận các hình thức xử lý vi phạm. Người dân khó bảo vệ được
quyền tiếp cận công lý về môi trường của mình do các thủ tục tư pháp chưa rõ ràng
và còn nhiều vướng mắc. Để người dân kiện được theo thủ tục hình sự hay dân sự
đều khó khăn, vì hình sự thì cơ quan điều tra phải vào cuộc, dân sự thì người dân
phải tự đưa ra chứng cứ, trong khi đó các quy định về trách nhiệm phát hiện, giám
định, đền bù thiệt hại còn chưa rõ ràng và không khả thi. Trong khi đó, “chứng cứ là
các yếu tố ô nhiễm thì phải có giám định qua các máy móc chuyên dụng… đắt đỏ,
mà người dân thì không thể theo đuổi, chưa chắc đã được xử lý mà lại mất thời
gian, công sức, tốn kém, bỏ công ăn, việc làm, v.v...” [116].
Chính những hạn chế trong giám sát thực thi các quy định pháp luật về
BVMTN dẫn đến những hạn chế trong việc phòng tránh và ngăn chặn kịp thời
các hành vi VPPL. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về BVMTN cần tính tới việc
sửa đổi các quy định liên quan đến trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức trong
thực thi pháp luật. Đồng thời, sửa đổi các quy định liên qua đến trình tự, thủ tục
pháp lý để người dân được đảm bảo quyền tiếp cận công lý về môi trường. Sửa đổi
các quy định hướng tới áp dụng cơ chế khởi kiện tập thể đối với lĩnh vực môi
trường. Hay sửa đổi các quy định về trách nhiệm cung cấp các căn cứ xác định thiệt
hại. Việc xác định căn cứ vi phạm môi trường hay xác định thiệt hại do sự cố môi
trường gây ra thường rất phức tạp và tốn kém với yêu cầu chi phí lớn, vượt quá khả
năng tài chính của người bị thiệt hại. Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước nên đóng
vai trò là chủ thể có trách nhiệm xác định thiệt hại chung về môi trường để làm cơ
sở cho các cá nhân và tổ chức khác xác định thiệt hại của mình, đồng thời phải đào
tạo và tập huấn về môi trường cho các cơ quan tư pháp. Bên cạnh đó ngoài việc
hoàn thiện pháp luật cần có biện pháp để thúc đẩy việc thực thi pháp luật một cách
nghiêm minh, hiệu quả.135
4.1.4. Yêu cầu hội nhập quốc tế
Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và nhà nước Việt
Nam đã từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực
và thế giới. Thông qua các hiệp định thương mại tự do hay việc thực hiện các sáng
kiến hội nhập, bao gồm tự do hóa đa phương thương mại và đầu tư, đàm phán
song phương, thực thi các cam kết WTO, đàm phán và thực thi các cam kết hội
nhập ASEAN, đàm phán các FTA khác và đàm phán trong khuôn khổ WTO, nền
kinh tế của chúng ta đã và đang hội nhập sâu hơn vào kinh tế của khu vực và thế
giới. Tính đến tháng 4/2016, Việt Nam đã tham gia thiết lập 12 Hiệp định thương
mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó có 6 FTA
thế hệ mới là Hiệp định Việt Nam - EU và Hiệp định TPP. Ngoài cam kết về tự do
hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, các nước tham gia còn cam kết trên nhiều
lĩnh vực khác như mua sắm chính phủ, lao động, môi trường sở hữu trí tuệ, doanh
nghiệp nhà nước, đầu tư… [135].
Việc tham gia vào các thể chế kinh tế quốc tế, các thỏa thuận môi trường
quốc tế đặt ra nhiều yêu cầu mới trong việc phải cải thiện hệ thống luật pháp liên
quan đến bảo vệ môi trường. Theo đó, các cam kết bảo vệ môi trường theo các thỏa
thuận song phương và đa phương sẽ đặt ra nhiều tiêu chuẩn hơn đối với hệ thống
pháp luật trong việc bảo vệ môi trường. Ví dụ, các thỏa thuận đa phương về môi
trường (Multilateral environmental agreements - MEAs) đã thiết lập các khuôn khổ
pháp luật và thể chế để giải quyết những thách thức môi trường toàn cầu.
Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa khi mà các quốc gia phát triển đều
dùng các tiêu chuẩn về BVMT như là một công cụ để bảo hộ mậu dịch, hạn chế
nhập khẩu và giới hạn cả việc chuyển giao các công nghệ sạch từ các nước kém
phát triển. Điều này đặt ra yêu cầu mới cho các doanh nghiệp phải thay đổi công
nghệ, dây truyền sản xuất, đóng gói, bảo quản hàng hóa hay các quy định bảo vệ
môi trường… nhằm đáp ứng với các quy định khắt khe của các thị trường khó tính.
Do đó, Việt Nam cũng cần tính đến việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn
liên quan đến các tác động môi trường (không khí, nước, tiếng ồn, đất, hệ sinh thái,
chất thải, cảnh quan, di tích lịch sử, sức khoẻ cộng đồng, giao thông…) một mặt
nhằm bảo vệ môi trường của chúng ta đồng thời nhằm đảm bảo hàng hóa của Việt
Nam có thể gia nhập được thị trường chung trên thế giới.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi136
Mặt khác, chúng ta thấy rằng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu đang diễn ra
một thực tế là: để phục vụ phát triển kinh tế, các quốc gia đang phát triển luôn muốn
thu hút đầu tư bằng giá nhân công rẻ cùng hệ thống luật pháp nới lỏng, quy định về
BVMT yếu ớt. Thực tế này buộc các quốc gia phải đánh đổi môi trường lấy sự phát
triển kinh tế. Do đó, họ chấp nhận phát triển các ngành kinh tế độc hại, các ngành
công nghiệp bẩn đôi khi bị các quốc gia phát triển hạn chế hay cấm hoạt động. Theo
các nhà nghiên cứu, năm ngành công nghiệp bẩn nhất theo chuẩn năm 1987 của
Hoa Kỳ là: sắt thép; á kim, hóa chất; sản phẩm khoáng phi kim loại; bột giấy và
giấy. Việc hoạt động của các ngành công nghiệp này gây ra hậu quả nghiêm trọng
với môi trường trong khi đó lại sử dụng ít lao động hơn 40%; tỉ lệ vốn - sản lượng
cao gấp đôi và tỉ lệ sử dụng năng lượng gấp ba [51]. Do đó, trong cuộc chạy đua với
phát triển Việt Nam cần xiết chặt các quy định pháp luật nhằm chuyển sang
các công nghệ sạch, thân thiện đối với môi trường nếu không Việt Nam sẽ mau
chóng trở thành nơi chứa đựng rác thải công nghệ, nơi tiêu thụ thiết bị và hàng hoá
độc hại đối với môi trường đã bị cấm lưu hành ở những nước tiên tiến khác.
4.2. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở
Việt Nam cần đảm bảo một số quan điểm cơ bản như sau:
4.2.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước cần hướng đến
đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành của mọi người dân
Quyền sống trong môi trường trong lành là một quyền cơ bản của con người
được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong nhiều văn kiện, công ước quốc tế, như:
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948; Nghị quyết của Đại hội đồng Liệp
hợp quốc năm 1962 về sự phát triển kinh tế và bảo vệ thiên nhiên, Công ước quốc
tế về các quyền dân sự, chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá
và xã hội năm 1966.
Cũng giống như các quyền con người khác, quyền được sống trong môi
trường trong lành đề cập đến nhu cầu của con người về môi trường cũng như các
biện pháp để đảm bảo những nhu cầu đó. Ở Việt Nam, quyền được sống trong môi
trường trong lành được đề cập trong điều 43, Hiến pháp 2013 theo đó: “Mọi người
có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ BVMT”. Quy định
này của Hiến pháp đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật như: Luật Bảo137
vệ môi trường 2014 và nhiều văn bản pháp luật khác. Các quy định pháp luật hiện
hành của Việt Nam phần lớn thể hiện nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái
môi trường quy định về các hành vi bị cấm; hay quy định hoạt động quản lý nhà
nước về môi trường như yêu cầu về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường… Tuy nhiên, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường và
phát triển bền vững năm 1992 tại Rio de Janeiro, Brasil, thì quyền được sống trong
môi trường trong lành còn đề cập đến nguyên tắc để các cá nhân và cộng đồng có
“một cuộc sống lành mạnh và sản xuất trong sự hòa hợp với thiên nhiên”. Theo đó,
Nguyên tắc số 10 khẳng định: “Vấn đề môi trường phải được giải quyết một cách
tốt nhất với sự tham gia của tất cả các cá nhân liên quan, ở cấp độ thích hợp. Cấp độ
quốc gia, mỗi cá nhân sẽ được tiếp cận thông tin thích hợp liên quan đến môi trường
do các cơ quan công quyền lưu giữ, bao gồm cả thông tin về các chất và hoạt động
nguy hiểm trong cộng đồng của họ, và có cơ hội được tham gia trong quá trình ban
hành các quyết định…”. Như vậy, nguyên tắc này không chỉ đề cập đến môi trường
trong lành dưới góc độ là nhu cầu về một môi trường thích hợp mà còn có ý nhấn
mạnh đến việc tôn trọng và đảm bảo thực thi quyền con người như một trong những
điều kiện cần thiết để bảo vệ môi trường. Theo đó, quyền được sống trong môi
trường trong lành còn bao hàm việc được tiếp cận với thông tin về môi trường, hay
việc được giải quyết thỏa đáng những vấn đề môi trường đồng thời là việc tham gia
vào giải quyết những vấn đề này. Đối với sự tham gia, thông tin và biện pháp khắc
phục các điều kiện môi trường Tuyên bố Rio đã quy định về sự tham gia của các
nhóm chủ thể khác nhau: Sự tham gia và trách nhiệm của phụ nữ được quy định
trong (Nguyên tắc 20), thanh niên (Nguyên tắc 21), và người dân bản địa và cộng
đồng địa phương (Nguyên tắc 22). Theo tuyên bố này một trong những điều kiện
tiên quyết cơ bản để đạt được sự phát triển bền vững là sự tham gia rộng rãi của
công chúng trong việc ra quyết định [11].
Để đảm bảo pháp luật về BVMTN phải hướng đến đảm bảo quyền được
sống trong môi trường trong lành thì hệ thống pháp luật về BVMTN không những
cần ghi nhận và bảo vệ nhu cầu của con người về việc có thể tiếp cận với
nguồn cung cấp nước một cách đầy đủ, an toàn, có thể chấp nhận và chi trả được
cho cuộc sống của cá nhân và gia đình mà còn bao hàm cả việc ghi nhận và đảm
bảo các quyền như: quyền tiếp cận thông tin về MTN, quyền tham gia giải quyết
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi138
vấn đề MTN; quyền tiếp cận tư pháp về MTN. Các quyền này giúp công dân tìm
kiếm sự hỗ trợ của luật pháp khi quyền tiếp cận với nguồn nước của họ bị từ chối
hay trong trường hợp quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm.
4.2.2. Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước phải góp
phần bảo đảm phát triển bền vững
Pháp luật về BVMTN phải thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm cùng với KT-XH, các yêu cầu BVMTN phải
ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển, là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên
quyết cho phát triển KT-XH bền vững.
Phát triển bền vững trở thành quan điểm chủ đạo trong phát triển KT-XH của
Việt Nam hiện nay. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, quan
điểm, chủ trương về phát triển bền vững, BVMT phải được gắn kết chặt chẽ với
phát triển KT-XH đã tiếp tục được Đảng và Nhà nước ta mở rộng, sâu sắc hơn,
thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định “bảo đảm sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế
với phát triển văn hoá, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội,
bảo đảm an sinh xã hội, BVMT, phát triển xã hội bền vững” [42, tr.87]. Theo đó,
pháp luật về BVMTN cần được xây dựng để đạt mục tiêu mà chiến lược phát triển
bền vững đặt ra là: (1) Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến
môi trường; (2) Tăng cường xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải ở các đô
thị và khu công nghiệp; (3) Tăng cường nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải
từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; (4) Ngăn ngừa suy thoái
và phục hồi chất lượng các nguồn nước, đặc biệt là phục hồi chất lượng nước ở các
LVS chính; (5) Hoạt động phòng ngừa ô nhiễm phải được coi trọng hơn là khắc
phục và xử lý hậu quả gây ô nhiễm.
Bên cạnh đó, Đảng ta đã đưa ra quan điểm đảm bảo phát triển bền vững
trong quá trình phát triển KT-XH hiện nay, đó là tại Nghị quyết số 11-NQ/TW
Khoá XII (năm 2017) xác định: “Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với
bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh,
BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu” [43], Nghị quyết số 10-NQ/TW Khoá XII
(năm 2017) cũng nêu rõ: “Khẩn trương hoàn thiện pháp luật về đất đai, TNMT, tạo
điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân tiếp cận thị trường đất đai, tài nguyên một139
cách minh bạch, bình đẳng theo cơ chế thị trường” [44] và Nghị quyết số 36-
NQ/TW ngày 22/10/2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “Hoàn thiện thể chế phát triển bền vững
kinh tế biển, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng
trưởng xanh, BVMT, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của
các ngành kinh tế biển, các vùng biển, ven biển” [45]. Bên cạnh đó, Nghị quyết
cũng đặt ra các nhiệm vụ: Tích cực thực hiện “Chương trình nghị sự 2030 về phát
triển bền vững” của Liên hợp quốc; triển khai chiến lược tăng trưởng xanh; kết hợp
chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh và bền vững với phát triển xã hội bền vững; hoàn
thiện pháp luật để tăng cường hiệu lực, hiệu quả cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra,
xử lý vi phạm. Đặc biệt, Kết luận số 56-KT/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị
về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT đã đặt ra các nhiệm vụ:
Cần đặt yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài
nguyên và BVMT ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; môi trường
không chỉ là không gian sinh tồn của con người, mà còn là điều kiện, nền tảng, yếu
tố tiên quyết cho phát triển KT-XH bền vững; Không đánh đổi môi trường lấy tăng
trưởng kinh tế; thực hiện sàng lọc, lựa chọn đầu tư phát triển dựa trên các tiêu chí về
môi trường; Bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan
tích cực tham gia công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng
có hiệu quả tài nguyên và BVMT; Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện sửa đổi, bổ
sung Luật BVMT theo hướng khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật, bảo
đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về BVMT, bổ sung các quy
định mới nhằm tạo môi trường pháp lý đầy đủ, khả thi, thuận lợi cho việc thực hiện
các nhiệm vụ liên quan.
Theo quan điểm chỉ đạo này, để đảm bảo khai thác và sử dụng các nguồn
nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của con người theo hướng bền vững không
làm tổn hại đến MTN thì pháp luật phải được xây dựng dựa trên nguyên tắc người
gây ô nhiễm phải trả tiền - PPP (polluter pays principle). Đây là nguyên tắc quản lý
môi trường do các nước OECD đưa ra. Nguyên tắc này được dùng làm cơ sở để xây
dựng các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trường và các quy định xử phạt hành
chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường. Dựa trên nguyên tắc này, các
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi140
nước đưa ra các loại thuế suất như thuế năng lượng, thuế các bon... Nguyên tắc trên
cần thực hiện phối hợp với nguyên tắc người sử dụng trả tiền, với nội dung là người
nào sử dụng các thành phần môi trường thì phải trả tiền cho việc sử dụng và các tác
động tiêu cực đến môi trường do việc sử dụng đó gây ra. Vì thế, phí rác thải, phí
nước thải và các loại phí khác cần được áp dụng nhằm đảm bảo nguyên tắc người
sử dụng phải trả tiền.
Cùng với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, người hưởng lợi từ giá
trị của môi trường phải chi trả, phù hợp kinh tế thị trường, đồng thời phải điều chỉnh
được mặt trái của kinh tế thị trường, các quy định pháp luật về BVMTN cũng được
xây dựng trên nguyên tắc người VPPL BVMTN phải chịu trách nhiệm pháp lý về
những hành vi của mình. Theo đó, các hình phạt đối với hành vi VPPL BVMTN
cần được tăng nặng theo hướng không chỉ xử phạt hành chính bằng các khoản tiền
phạt mà còn bắt buộc phải có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, khôi phục lại
hiện tượng MTN như ban đầu; buộc di rời, tịch thu giấy phép, đóng cửa cơ sở sản
xuất và có thể áp dụng các biện pháp hình sự ở mức cao nhất.
4.2.3. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước phải đảm bảo tính
hợp hiến và tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top