daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đức Hòa tỉnh Long An
Luận văn tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trẹn địa bàn huyện Đức Hòa tỉnh Long An SVTH: Mai Hồng Thắm i GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................v LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................................2 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................................2 4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................2 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................2 5.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu ..............................................................................2 5.2 Phương pháp nghiên cứu thực địa.........................................................................3 5.3 Phương pháp dự báo..............................................................................................4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ...............................................................................................6 1.1 TỔNG QUAN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT..........................................................6 1.1.1Một số định nghĩa..................................................................................................6 1.1.2Cơ sở pháp lý.........................................................................................................6 1.1.3Thành phần, khối lượng và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt..........................7 1.1.4 Tác động đến môi trường của chất thải rắn sinh hoạt.........................................15 1.1.5 Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ............................................................17 1.1.6 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong và ngoài nước.........................20 1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN ĐỨC HÒA....................................................................................................................................27 1.2.1Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................27 1.2.2Kinh tế – xã hội ...................................................................................................29 CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC HÒA .......................................................................................32 2.1 NGUỒN GỐC PHÁT SINH VÀ THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT .................................................................................................................................32 2.1.1Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn.......................................................................32

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

Hình 1.3 Rác được chia thành các phần bằng nhau.
Bước 5: Kết hợp hai phần chéo nhau và tiếp tục trộn đều thành một đống hình côn.
Tiếp tục thực hiện bước trên cho đến khi đạt được mẫu thí nghiệm để phân tích thành
phần.

Hình 1.4 Rác được chia đều sao khi phối trộn.
Mẫu rác sẽ được phân loại thủ công, bằng tay. Mỗi thành phần sẽ được đặt vào mỗi

khay tương ứng. Cân và ghi lại trọng lượng của từng loại và biểu thị phần trăm của
toàn bộ mẫu.

SVTH: Mai Hồng Thắm
GVHD: Trần Thị Bích Phượng

10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

Hình 1.5 Phân loại và cân từng thành phần rác.
a3. Tính toán trọng lượng riêng hay trọng lượng thể tích
 Lấy mẫu chất thải như quy định trên.
 Cho mẫu chất thải rắn một cách nhẹ nhàng vào thùng chứa đã biết dung tích (20
lít) cho tới khi thùng được làm đầy.

Hình 1.6 Bỏ mẫu rác vào thùng.
 Nhấc thùng lên cách mặt đất khoảng 30cm và thả xuống, lặp lại điều này bốn lần.
SVTH: Mai Hồng Thắm
GVHD: Trần Thị Bích Phượng

11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Đức Hòa tỉnh Long An.


Hình 1.7 Nén rác thải vào thùng.
 Tiếp tục làm đầy thùng.
 Cân và ghi kết quả trọng lượng của cả thùng và chất thải.

Hình 1.8 Cân trọng lượng.
 Tính trọng lượng riêng (BD) của chất thải rắn theo công thức.
SVTH: Mai Hồng Thắm
GVHD: Trần Thị Bích Phượng

12


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

BD =

(Trọng lượng thùng chứa+Chất thải)−(Trọng lượng thùng chứa)
Dung tích thùng chứa

b. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Xác định khối lượng CTRSH phát sinh và thu gom là một trong những điểm quan
trọng của việc quản lý CTRSH. Những số liệu về tổng khối lượng CTRSH phát sinh
cũng như khối lượng CTRSH thu hồi được sử dụng để:
 Hoạch định hay đánh giá kết quả của chương trình thu hồi, tái chế, tuần hoàn
vật liệu.
 Thiết kế các phương tiện, thiết bị vận chuyển và xử lý CTRSH.
Các phương pháp thường được sử dụng để ước lượng CTRSH:

 Phân tích khối lượng – thể tích: trong phương pháp này, khối lượng hay thể tích
(hay cả khối lượng và thể tích) của CTR được xác định để tính toán khối lượng của
nó. Phương pháp đo thể tích thường có độ sai số cao. Lượng CTR nên được biểu diễn
bằng phương pháp cân khối lượng. Khối lượng là cơ sở nghiên cứu chính xác nhất bởi
vì trọng tải của xe chở rác có thể cân trực tiếp với bất kỳ mức độ nén chặt nào của
CTR. Mặt khác, phương pháp này cũng rất quan trọng trong tính toán thiết kế công
suất bãi chôn lấp.
 Đếm tải: trong phương pháp này, số lượng xe thu gom, đặc điểm và tính chất của
chất thải tương ứng (loại chất thải, thể tích ước lượng) được ghi nhận trong suốt thời
gian dài.
 Cân bằng vật chất: là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, áp dụng cho từng
nguồn phát sinh riêng lẽ như hộ dân cư, khu thương mại. Các bước thực hiện như sau:
 Bước 1: Hình thành một hộp giới hạn nghiên cứu.
 Bước 2: Nhận diện tất cả các hoạt động phát sinh CTR bên trong hệ thống nghiên
cứu.
 Bước 3: Xác định tốc độ phát sinh CTR liên quan đến các hoạt động nhận diện ở
bước 2.
 Bước 4: Sử dụng các mối quan hệ toán học để xác định CTR phát sinh, thu gom,
lưu trữ.
Sau đây là dạng đơn giản của phương trình cân bằng khối lượng vật chất:
Vào
(nguyên liệu,

=

Ra

+

Tích lũy


(sản phẩm vật liệu)

nhiên liệu)

+

Chất thải
(CTR + khí thải
+ nước thải)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng CTRSH:
 Các hoạt động giảm thiểu tại nguồn và tái sinh.
SVTH: Mai Hồng Thắm
GVHD: Trần Thị Bích Phượng

13


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

 Luật pháp và thái độ chấp hành luật pháp của người dân.
 Các yếu tố địa lý tự nhiên và các yếu tố khác (vị trí địa lý, thời tiết, tần suất thu
gom…).
Các phương pháp dự báo khối lượng rác thải phát sinh trong tương lai dựa vào ba
căn cứ sau:
 Số dân và tỷ lệ tăng dân số: công thức được dùng để dự báo dân số là công thức
Euller cải tiến được biểu diễn như sau:


+1
= + . . ∆

Trong đó: – số dân ban đầu (người).

+1
– số dân sau một năm (người).

– tốc độ tăng trưởng (%/năm).
∆ – thời gian (năm).
 Tỷ lệ phần trăm (%) dân cư được phục vụ: với phương pháp này, căn cứ trên %
dân số được phục vụ bởi dịch vụ thu gom rác hiện tại và tổng lượng rác thu gom được,
ta có thể tính toán tổng lượng rác thải trong nhiều năm tới.
 Khối lượng rác thải bình quân đầu người theo mức thu nhập.
Các đơn vị thường được sử dụng để biểu diễn khối lượng chất thải rắn là:
 Khu vực dân cư và thương mại: kg/(người.ngày.đêm).
 Khu vực công nghiệp: kg/tấn sản phẩm; kg/ca.
 Khu vực nông nghiệp: kg/tấn sản phẩm thô.
c. Tính chất của chất thải rắn
c1. Tính chất vật lý
Những tính chất vật lý quan trọng của CTRSH là khối lượng riêng, kích thước, cấp
phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế, độ xốp của CTRSH. Trong đó, khối lượng riêng và
độ ẩm là hai tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý CTRSH.
c2. Tính chất hóa học
Các thông tin về thành phần hóa học các vật chất cấu tạo nên CTR đóng vai trò
quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh chất thải.
Ví dụ: Khả năng đốt cháy CTR tùy thuộc vào thành phần hóa học của nó. Nếu CTR
được sử dụng làm nhiên liệu cho quá trình đốt thì bốn tiêu chí phân tích hóa học quan
trọng nhất là:

SVTH: Mai Hồng Thắm
GVHD: Trần Thị Bích Phượng

14


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

 Phân tích gần đúng – sơ bộ đối với các thành phần có thể cháy được trong CTR
bao gồm các thí nghiệm sau:
 Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấy ở 105oC trong một giờ).
 Chất dễ bay hơi (khối lượng bị mất khi đem mẫu CTR sấy ở 105oC trong một giờ
nung ở nhiệt độ 550oC trong lò kín).
 Cacbon cố định (lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác không
phải là cacbon trong tro khi nung ở 550oC).
 Tro (khối lượng còn lại sau khi đốt cháy trong lò hở).
 Điểm nóng chảy của tro: dao động trong khoảng 1100 ÷ 1200oC.
 Phân tích thành phần nguyên tố CTR: chủ yếu là xác định phần trăm (%) của các
nguyên tố C, H, O, N, S và tro.
 Nhiệt trị của CTR có thể tính theo công thức:
Q khô =

Qướt ∗ 100
100− % ẩm

Trong đó: Q khô – nhiệt trị CTR khô
Q ướt – nhiệt trị CTR ướt
1


hay Q = 0,556[145C + 610( H2 – 8 O2 ) + 40S + 10N] kcal/kg
Trong đó: Q – nhiệt trị; C - % khối lượng cacbon.
H – % khối lượng hydro; O – % khối lượng oxy.
N – % khối lượng nitơ; S – % khối lượng lưu huỳnh.
c3. Tính chất sinh học
Tính chất quan trọng nhất của CTRSH là hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được
chuyển hóa sinh học thành khí, các chất hữu cơ ổn định và các chất vô cơ. Sự tạo mùi
hôi và phát sinh ruồi nhặng cũng liên quan đến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu
cơ trong CTRSH, chẳng hạn như rác thực phẩm.
1.1.4 Tác động đến môi trường của chất thải rắn sinh hoạt
CTRSH phát sinh mà không được thu gom và xử lý khi thải vào môi trường sẽ ô
nhiễm đất, nước, không khí... Ngoài ra, rác thải còn làm mất vệ sinh nơi công cộng,
mất mỹ quan môi trường. CTRSH còn là nơi cư ngụ và phát triển của các loài vi sinh
vật, vi khuẩn gây hại cho con người, gia súc.
Tác động đến môi trường của CTRSH như sau:
a. Ảnh hưởng đến môi trường nước
Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, cống rãnh. Lượng rác
này sau khi phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước
SVTH: Mai Hồng Thắm
GVHD: Trần Thị Bích Phượng

15


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông ngòi,

kênh rạch, sẽ làm nguồn nước ở đây bị nhiễm bẩn.
Nước mặt gần khu vực bãi rác chịu tác động bởi bãi rác nên đã bị ô nhiễm hữu cơ,
chất rắn lơ lửng, dinh dưỡng, dầu mỡ, coliform.
Nước ngầm tại khu vực bãi rác bị ô nhiễm amoni và ô nhiễm vi sinh do tác động
của nước rỉ rác.
b. Ảnh hưởng đến môi trường đất
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào
môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích cho
đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái…làm cho
môi trường đất giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây
trồng.
Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi
xâm nhập vào đất cần 50 – 60 năm mới phân hủy hết từ đó đã làm hạn chế quá trình
phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và
năng suất cây trồng giảm sút.
c. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn
bộ khối lượng rác thải ra. Với khí hậu miền nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều của nước ta
là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình
lên men, thối rữa và phát sinh mùi, khí H2S, NH3, CH4, SO2 gây ô nhiễm môi trường
không khí.
d. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn, loại rác
này rất dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối. Gây ảnh hưởng đến cuộc sống của
người dân và những người thường xuyên tiếp xúc với rác như làm công việc thu gom
rác, thu nhặt phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về
mắt, tai, mũi, họng, các bệnh ngoài da…
Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đức Hòa đang dần hoàn
thiện so với trước đây, các cấp lãnh đạo đã nhận thấy vấn đề ô nhiễm môi trường do
rác thải gây nên đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cũng như sức khỏe con

người. Do đó, vấn đề thu gom rác thải đang rất được quan tâm.

SVTH: Mai Hồng Thắm
GVHD: Trần Thị Bích Phượng

16


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

1.1.5 Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hệ thống quản lý CTR là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về CTR trong
cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước về môi trường,
doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp…).
Hệ thống quản lý CTR là thiết yếu, có vai trò kiểm soát các vấn đề liên quan đến
CTR bao gồm:
 Sự phát sinh.
 Thu gom, lưu giữ và phân loại tại nguồn.
 Thu gom tập trung.
 Trung chuyển và vận chuyển.
 Phân loại, xử lý và chế biến.
 Thải bỏ CTR một cách hợp lý dựa trên nguyên tắc cơ bản về bảo vệ sức khỏe
cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, các vấn đề môi trường và
dựa trên thái độ của cộng đồng.
Sau đây là sơ đồ thể hiện mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý
CTR:
Nguồn phát sinh chất thải
Phân loại, lưu trữ, tái sử dụng tại nguồn


Thu gom tập trung
Phân loại, xử lý
và tái chế CTR

Trung chuyển và
vận chuyển
Thải bỏ

Hình 1.9 Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR.
 Nguồn phát sinh: chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư, công sở,
trường học, chợ, công trình công cộng.
 Lưu trữ tại nguồn: chất thải rắn phát sinh được lưu trữ trong các loại thùng chứa
khác nhau tùy theo đặc điểm nguồn phát sinh rác, khối lượng rác cần lưu trữ, vị trí đặt
thùng chứa, chu kỳ thu gom, phương tiện thu gom.
Một cách tổng quát, các phương tiện thu chứa rác thường được thiết kế, lựa chọn
sao cho thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: chống sự xâm nhập của súc vật, côn trùng, bền,
chắc, đẹp và không bị hư hỏng do thời tiết, dễ cọ rửa khi cần thiết.
SVTH: Mai Hồng Thắm
GVHD: Trần Thị Bích Phượng

17


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

Một số loại thùng chứa rác thải sinh hoạt


Hình 1.10 Các thùng lưu giữ chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện
 Thu gom: rác sau khi được tập trung tại các điểm quy định sẽ được thu gom và
vận chuyển đến trạm trung chuyển/trạm xử lý hay bãi chôn lấp.
Theo kiểu vận hành, hệ thống thu gom được phân loại thành:
Hệ thống thu gom kiểu thùng chứa di động: gồm loại cổ điển và loại trao đổi thùng
chứa. Đây là hệ thống thu gom, trong đó các thùng chứa này rác được chuyên chở đến
bãi chôn lấp rồi đưa thùng không về vị trí tập kết ban đầu.
- Ưu điểm: đa dạng về hình dạng và kích thước nên rất chủ động, có thể thu gom
nhiều loại chất thải rắn.
- Nhược điểm: thùng lớn, thường phải thực hiện thủ công nên không chất đầy. Do
đó, hiệu quả sử dụng dung tích kém.
Hệ thống thu gom kiểu thùng chứa cố định: đây là hệ thống thu gom trong đó xe
chứa rác được sử dụng để chứa CTR, chúng chỉ được di chuyển một khoảng cách ngắn
từ nguồn phát sinh đến vị trí dở tải.
- Ưu điểm: hệ số sử dụng thể tích thùng chứa trong hệ thống rất cao.
- Nhược điểm: không thích hợp để thu gom các CTR có kích thước lớn.
Tùy theo đặc điểm của phương tiện thu gom – vận chuyển, lượng rác và đoạn
đường vận chuyển, sau khi thu gom, rác sẽ được chuyển đến các trạm trung
chuyển/điểm hẹn để chuyển sang xe có tải trọng lớn hơn hay được vận chuyển thẳng
SVTH: Mai Hồng Thắm
GVHD: Trần Thị Bích Phượng

18


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

đến bãi chôn lấp. Rác cũng có thể được chuyển đến khu tái chế, xử lý để thu hồi những

thành phần có giá trị, phần còn lại sau đó mới được vận chuyển đến bãi chôn lấp.
 Trung chuyển và vận chuyển: các trạm trung chuyển được sử dụng để tối ưu hóa
năng suất lao động của đội thu gom và đội xe. Trạm trung chuyển được sử dụng khi
xảy ra hiện tượng đổ chất thải rắn không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển
quá xa, vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 16km), sử dụng xe
thu gom có dung tích nhỏ (thường nhỏ hơn 15m3), khu vực phục vụ là khu dân cư thưa
thớt, sử dụng thùng chứa tương đối nhỏ để thu gom chất thải từ khu thương mại.
Hoạt động của mỗi trạm trung chuyển bao gồm:
 Tiếp nhận các xe thu gom rác.
 Xác định tải trọng rác đưa về trạm.
 Hướng dẫn các xe đến điểm đổ rác.
 Đưa xe thu gom ra khỏi trạm.
 Xử lý rác (nếu cần thiết).
 Chuyển rác lên xe vận chuyển để đưa đến bãi chôn lấp.
 Tái chế và xử lý: rất nhiều thành phần trong rác thải có khả năng tái chế như:
giấy, carton, túi nilon, nhựa, cao su, da, gỗ, thủy tinh, kim loại... Các thành phần còn
lại, tùy theo phương tiện kỹ thuật hiện có sẽ được xử lý bằng các phương pháp khác
nhau như: sản xuất phân compost, sản xuất khí sinh học (biogas), đốt thu hồi năng
lượng, đổ ra bãi chôn lấp.
 Bãi chôn lấp hợp vệ sinh: là phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đơn giản
nhất và chấp nhận được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm
lượng chất thải, tái sử dụng và tái chế, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn
lấp vẫn là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý thống nhất chất thải rắn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016 Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium Tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm Y dược 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Quang Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề cơ khí xã Thanh Thủy Nông Lâm Thủy sản 1
D Đánh giá một số chế độ phụ cấp lương trong khu vực công ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top