babykid852000

New Member

Download miễn phí Đề tài Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh ở khách sạn Hoà Bình trong nền kinh tế thị trường





Lời mở đầu .1 Chương I- LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN. 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN. 4 1.1.1. Nền kinh tế thị trường. 4 1.1.1.1. Thị trường. 4 1.1.1.2. Nền kinh tế thị trường và đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị

 trường. 5 1.1.2. Kinh doanh khách sạn. 7 1.1.2.1. Khái niệm về khách sạn và kinh doanh khách sạn. 7 1.1.2.2. Đặc điểm ngành kinh doanh khách sạn. 8 1.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của ngành kinh doanh khách sạn.10 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH.11 1.2.1. Những khái niệm về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh.11 1.2.2. Đặc điểm của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn.13 1.2.3. Các dạng cạnh tranh.14 1.2.4. Nguyên nhân của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn.15 1.2.5. Sự tất yếu của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn.17 1.3. SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN.18 1.3.1. Khái niệm sức cạnh tranh.18 1.3.2. Chỉ tiêu biểu hiện sức cạnh tranh của khách sạn.18 1.3.2.1. Vị trí kinh doanh.18 1.3.2.2. Thị phần của doanh nghiệp.18 1.3.2.3. Đội ngũ lao động.19 1.3.2.4. Khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.19 1.3.2.5. Nguồn vốn kinh doanh.19 1.3.2.6. Sức mạnh thương hiệu.19 1.3.2.7. Uy tín và vị thế của khách sạn trên thị trường.20 1.3.2.8. Khả năng nhanh nhạy trước những biến động của thị trường trước

 động thái của đối thủ cạnh tranh. 20 1.3.2.9. Lợi nhuận.20





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


công việc lau rửa chén đĩa của bộ phận ăn uống.
Tổ bàn: Phụ trách phục vụ các món ăn do nhà bếp sản xuất chế biến. Phụ trách bộ phận bàn là trợ lý giám đốc phụ trách nhà hàng và quầy uống. Phục vụ tại nơi đây là nhân viên bàn, nhân viên dọn dẹp và phụ trợ. Nhân viên phục vụ bàn phải đảm bảo đúng giờ mà khách yêu cầu, đúng quy trình khi phục vụ trên bàn ăn, món ăn theo quy định của chuyên môn nghiệp vụ, sắp xếp chỗ ngồi cho khách một cách thích hợp. Trong quy trình phục vụ phải đảm bảo thuận tiện và đáp ứng theo yêu cầu của khách. Tinh thần phục vụ nhiệt tình, thái độ hoà nhã, vui vẻ trong cả quá trình đón tiếp và tiễn khách.
Tổ tu sửa: Có nhiệm vụ sửa chữa các thiết bị hỏng hóc trong khách sạn
Tổ tạp vụ: Có nhiệm vụ lau chùi, dọn dẹp cửa sổ, cầu thang, các phòng họp, sảnh, hút bụi ở hành lang các phòng.
Tổ dịch vụ: Phục vụ các dịch vụ như massage, điện thoại, giặt, là, mua bán theo yêu cầu của khách, vận chuyển hàng hoá đến nơi yêu cầu, may đo, karaoke...
Tổ bảo vệ: Giữ gìn trật tự an ninh trong khách sạn, bảo vệ tài sản của khách và của khách sạn, theo dõi thường xuyên những đối tượng khách có nghi vấn để phòng ngừa những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra.
Tổ giặt là, may đo: có nhiệm vụ nhận đồ của khách chuyển xuống để giặt theo yêu cầu.
2.2 Thực trạng kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hoà Bình
2.1 Đặc điểm tình hình kinh doanh của khách sạn Hoà Bình
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước khởi sắc đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Thị trường được mở rộng, quan hệ hiểu biết lẫn nhau và trao đổi du khách của các nước trên thế giới không ngừng được tăng cường và củng cố. Từ khi bước vào hoạt động kinh doanh, khách sạn luôn chú trọng tạo dựng hình ảnh riêng cho mình để có thể trở thành địa chỉ quen thuộc của khách hàng trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, sự ra đời của hàng loạt các khách sạn đã làm sôi động thêm thị trường dịch vụ và làm tăng thêm bầu không khí cạnh tranh vốn đã gay gắt của thị trường này. Các khách sạn như khách sạn Dân Chủ, khách sạn Thắng Lợi... là các đối thủ cạnh tranh của khách sạn bởi có cùng vị trí địa lý và các yếu tố khác giống khách sạn Hoà Bình. Điều này càng đòi hỏi khách sạn phải có những biện pháp, những chính sách (sản phẩm, giá, phân phối,...) độc đáo để thu hút khách. Thị trường khách sẽ còn bị xáo trộn, sự cạnh tranh giữa các khách sạn sẽ còn gay gắt hơn bởi sự kiện SEAGAMES 22 sắp tới. Để thích nghi với thực tế đó, khách sạn Hoà Bình có nhiều đổi mới tích cực. Là khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, khách sạn Hoà Bình luôn chú ý xây dựng, mua sắm các trang thiết bị nội thất cho các phòng và phòng ăn. Đó là những tài sản có giá trị lớn, tốt, đồng bộ và đẹp nhằm mở rộng quy mô kinh doanh và hoàn thiện chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, sự đổi mới đó vẫn còn quá nhỏ so với sự biến động của "cơn lốc thị trường". Vì thế, khách sạn Hoà Bình cần đẩy mạnh sức cạnh tranh của mình hơn nữa để giành "phần thắng" trên thị trường.
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hoà Bình trong 2 năm 2001- 2002
Sau những cố gắng không mệt mỏi của ban lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân viên, khách sạn Hoà Bình đã đạt được những thành quả đáng khích lệ.
Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hoà Bình trong 2 năm 2001- 2002:
Biểu 2.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Hoà Bình trong 2 năm 2001- 2002
Các chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
Chênh lệch
±
TL
TT(%)
1. Tổng doanh thu
tr. đ
11.419
17.000
5.581
48,87
_
- Dịch vụ lưu trú
tr. đ
%
6.080
53,24
9.073
53,37
2993
_
49,22
_
0,13
- Dịch vụ ăn uống
tr. đ
%
3.540
31
4.580
26,94
1.040
_
29,38
_
_
(- 4,06)
- Dịch vụ khác
tr. đ
%
1.799
15,75
3.367
19,8
1568
_
87,16
_
_
4,05
2. Tổng chi phí
- Tỷ suất phí
tr. đ
%
9.674
84,72
9.782
57,54
108
_
1,12
_
_
(- 27,18)
3. Tổng lợi nhuận
- Tỉ suất lợi nhuận
tr.đ
%
1745
15,28
7218
42,46
5473
_
313,4
_
_
27,18
4. Đội ngũ lao động
Người
220
220
0
_
_
5. Công suất buồng phòng
%
62
75
_
_
13
6. Thu nhập bình quân
n.đ
950
950
0
_
_
7. Nộp ngân sách
tr. đ
1.020
1.982
962
94,31
_
(Nguồn: Khách sạn Hoà Bình)
Là một khách sạn quốc doanh hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh rất phức tạp của nhiều thành phần kinh tế. Trong thời gian qua, khách sạn Hoà Bình đã có nhiều cố gắng để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của mình. Biểu hiện ở kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2001- 2002 như sau:
Kết quả theo báo cáo thống kê năm 2002, khách sạn Hoà Bình đón và phục vụ được 15.500 khách với 43.000 ngày khách, trong đó khách quốc tế chiếm trên 90%. Doanh thu của khách sạn năm 2002 là 17.000 triệu đồng đạt 124% kế hoạch tăng 48,87% so với năm 2001.Trong đó:
+ Doanh thu lưu trú là 9.073 triệu đồng đạt 117% kế hoạch tăng 49,22% so với năm 2001 tương ứng 2.993 triệu đồng.
+ Doanh thu ăn uống là 4.580 triệu đồng tăng 1.040 triệu đồng tương ứng tăng 29,38% so với năm 2001.
+ Doanh thu từ kinh doanh các dịch vụ khác năm 2002 là 3.367 triệu đồng đạt 147% kế hoạch tăng 87,16% so với năm 2001 tương ứng 1.568 triệu đồng.
+ Công suất buồng năm 2002 đạt 75%.
Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hoà Bình ta thấy hiệu quả kinh doanh của khách sạn trong thời gian gần đây tăng nhanh, đặc biệt là năm 2002. Tỷ lệ tăng doanh thu từ các dịch vụ khác lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu toàn khách sạn năm 2002. Tuy vậy, mức đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu vẫn là dịch vụ lưu trú (2.993 triệu đồng). Do đó, năm 2002 khách sạn đã đóng góp vào ngân sách Nhà nướcvới số tiền là 1.982 triệu đồng, tăng 962 triệu đồng so với năm 2001 (năm 2001 đóng góp ngân sách Nhà nướclà 1.020 triệu đồng).
Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng chi phí tăng lên . Năm 2002 khách sạn đạt được kết quả như vậy là do đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng cán bộ công nhân viên, tổ chức tuyên truyền quảng cáo bằng nhiều hình thức: tờ gấp, tờ rơi, tham gia triển lãm, hội chợ...không ngừng hoàn thiện các dịch vụ: Bussiness center, Sauna- massage, giặt là, điện thoại...Thêm vào đó, khách sạn còn chi 300 triệu đồng để mở rộng phòng kinh doanh lữ hành mang lại nguồn thu nhập thêm cho khách sạn. Đầu tư vào những khoản trên làm cho tổng chi phí tăng 108 triệu đồng với tỷ lệ 1,12% song tỷ suất chi phí giảm 27,18%. Điều đó càng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của khách sạn tăng lên, việc thực hiện định mức giá thành cho các dịch vụ nhất là dịch vụ buồng, ăn uống,... đã có hiệu quả.
Lợi nhuận năm 2002 đạt 7.218 triệu đồng tăng 313,64% so với năm 2001. Tỷ suất lợi nhuận tăng lên 27,18% chứng tỏ việc kinh doanh của khách sạn là có lãi và đem lại hiệu quả cao.
Về cơ cấu tỷ trọng: dịch vụ lưu trú vẫn là lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu trong năm 2002 kết quả của dịch vụ này tăng. Dịch vụ ăn uống là dịch vụ từ trước tới nay vẫn mang lại hiệu quả cao nhưng năm 2002 đã để cho các dịch vụ khác chiếm ưu thế. Các dịch vụ khác mang lại cho khách sạn 1.568 triệu đồng tăng 87,16% và tỷ trọng là 4,05%. Tốc độ tăng của dịch vụ lưu trú có tăng lên nhưng vẫn chậm hơn tốc độ tăng của các dịch vụ khác. Có được điều này là do khách sạn đã tạo được sự đa dạng, sáng tạo trong chính sách sản phẩm của mình.
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 2 năm 2001- 2002 nói chung là tốt, hầu hết các dịch vụ có xu hướng tăng lên về doanh thu và lợi nhuận song về cơ cấu tỷ trọng còn chưa được đồng đều. Trong thời gian tới, để đạt được hiệu quả cao, nâng cao khả năng cạnh tranh và đời sống của cán bộ công nhân viên trong khách sạn thì khách sạn phải cố gắng hơn nữa.
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn Hoà Bình
2.2.3.1 Thuận lợi
Khách sạn Hòa Bình nằm ở vị trí "bắt mắt" khách du lịch, trên cả 2 mặt phố lớn và đẹp. Địa điểm này thuộc trung tâm Hà Nội, vùng Hồ Hoàn Kiếm và các trung tâm thương mại, văn hoá, kinh tế. Với kiểu kiến trúc cổ nhưng không cũ, đẹp và nội thất phong phú theo phong cách kiến trúc độc đáo của Pháp, làm cho khách sạn thu hút được nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách đến từ Châu Âu. Khách sạn cũng là địa chỉ quen thuộc của các khách hàng công vụ thường đến làm việc tại Hà Nội.
Khách sạn Hòa Bình có bề dày lịch sử và là một khách sạn Nhà nước. Do đó luôn nhận được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, Đảng ủy, UBND thành phố. Kể từ khi đi vào hoạt động kinh doanh (1926) khách sạn luôn được nâng cấp, sửa chữa, trang thiết bị mới cũng như hoàn thiện đội ngũ lãnh đạo và trình độ nghiệp vụ cho công nhân viên. Qua bề dày hoạt động và bề dày kinh nghiệm khách sạn đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của khách du lịch trong nước và quốc tế bởi thái độ phục vụ.
Là một khách sạn trực thuộc Công ty du lịch Hà Nội (chủ yếu về kinh doanh lưu trú) cho nên khách sạn có thể phát triển và thu thập những thông tin cập nhật về khách hàng để hoàn thiện hơn cơ sở vật chất của mình.
Về giá cả: Khách sạn Hòa Bình...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top