Gofried

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp phổ biến tại Việt
Nam. Sự thay đổi cơ chế quản lý đất đai đã trả lại cho đất đai những giá trị
vốn có của nó. Trong điều kiện kinh tế thị trường, người dân ngày càng nhận
thức sâu sắc được giá trị và vị trí quan trọng của đất đai. Mặt khác do nhiều
nguyên nhân mang tính lịch sử nên chính sách, pháp luật về đất đai không
giống nhau qua mỗi thời kỳ; vì vậy khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị
trường thì việc xử lý các quan hệ đất đai nói chung và tranh chấp đất đai nói
riêng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp.
Luật Đất đai năm 2003 ra đời đã có những quy định mở rộng thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp về đất đai cho Tòa án nhân dân (TAND),
từng bước thực hiện lộ trình chuyển giao việc giải quyết tranh chấp, mâu
thuẫn về đất đai cho một cơ quan tài phán độc lập giải quyết. Theo đó, TAND
không chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tài sản gắn liền với đất
và các tranh chấp về quyền sử dụng đất (QSDĐ) mà người sử dụng đất (người
SDĐ) đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp, mà còn giải quyết các tranh chấp về QSDĐ tuy
người SDĐ chưa được Nhà nước cấp GCNQSDĐ, nhưng có một trong các
loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm
2003. Tuy nhiên, tính chất phức tạp và nhạy cảm của tranh chấp đất đai cùng
với sự chưa đồng bộ, phù hợp trong nội dung các quy định về vấn đề này
cũng như năng lực nội tại của đội ngũ Thẩm phán, điều kiện, cơ sở vật chất
còn hạn chế của ngành Tòa án v.v... đã tác động không nhỏ đến hiệu quả công
tác giải quyết tranh chấp đất đai. Việc giải quyết tranh chấp đất đai của
TAND dường như chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp phát triển đất
nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đây chính là lý do để tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề giải quyết tranh
chấp đất đai thông qua Tòa án ở nước ta hiện nay nhằm tìm ra các giải pháp
khắc phục những tồn tại nêu trên.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Tòa án
nhân dân” có đối tượng nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về khái niệm, đặc điểm,
nguyên nhân phát sinh tranh chấp đất đai và cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai;
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ sở xác lập thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai của TAND; đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp
đất đai thông qua tòa án so với các cách giải quyết tranh chấp đất
đai khác;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực thi Pháp luật về giải quyết tranh
chấp đất đai thông qua Tòa án nhân dân để nhận diện những mâu thuẫn, bất
cập, khiếm khuyết, tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế
này để tìm kiếm các giải pháp khắc phục;
- Nghiên cứu quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về giải quyết tranh chấp đất đai và vai trò của TAND trong giải
quyết các tranh chấp nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng;
b. Phạm vi nghiên cứu
Do tính chất phức tạp và nội hàm rộng lớn của đề tài, Luận văn chỉ tập
trung đi sâu, tìm hiểu giới hạn phạm vi nghiên cứu; cụ thể:
- Hệ thống quan điểm, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước về
giải quyết tranh chấp đất đai từ khi thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986
đến nay;
- Hệ thống các quy phạm pháp luật thực định về giải quyết tranh chấp
đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Tòa án nói riêng
từ năm 1986 đến nay;
- Các báo cáo tổng kết tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của ngành
tòa án, các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này từ năm
1986 đến nay;
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm đạt được các nhiệm vụ nghiên cứu cơ
bản sau đây:
- Nghiên cứu hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước nhằm nhận diện đậm nét vai trò và vị trí của TAND trong giải
quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng đặt trong
bối cảnh thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp;
- Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu của khoa học pháp lý,
Luận văn tiếp tục đi sâu tìm hiểu nhằm chỉ ra hệ thống cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc xác lập thẩm quyền của TAND trong giải quyết tranh
chấp đất đai;
- Tìm hiểu, phân tích pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất
đai của TAND đặt trong mối quan hệ với thực tiễn áp dụng để nhận diện, lý
giải những hạn chế, bất cập tạo tiền đề cho việc đề ra các giải pháp khắc phục;
- Xác lập được những định hướng cho quá trình hoàn thiện pháp luật về
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua TAND và đề xuất các giải pháp cơ
bản góp phần hoàn thiện mảng pháp luật về lĩnh vực này;
4. Tình hình nghiên cứu
Giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai
thông qua TAND nói riêng không phải là vấn đề mới mẻ ở nước ta. Thời gian
qua đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề
này; có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ của Viện Khoa học xét xử - TAND tối cáo về Nâng cao
hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai của TAND (năm 2001); Bình
luận một số vụ án về tranh chấp đất đai của tác giả Tưởng Duy Lượng - Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001; Hội thảo Việt - Nhật về giải quyết tranh
chấp đất đai nhìn dưới góc độ cải cách tư pháp do Viện Nhà nước và Pháp
luật - Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tại Hà Nội năm 2002; Hội tháo
về giải quyết tranh chấp đất đai kéo dài những nguyên nhân có tính chất lịch
sử do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học - Thông tin -Thư viện - Văn phòng
Quốc hội phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắc Lắc tổ chức tại Buôn
Mê Thuột tháng 10 năm 2008 v.v. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp
luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua TAND đặt trong bối cảnh xác
định TAND đóng vai trò trung tâm của cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49
của Bộ Chính trị thì dường như ít có công trình nghiên cứu khoa học đã công
bố đề cập tới. Luận văn được thực hiện nhằm bổ khuyết khiếm khuyết này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản mà đề tài đặt ra, Luận
văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy
vật lich sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư duy, quan điểm, đường lối về phát
triển kinh tế nhiều thành phần, xây dựng nhà nước và pháp quyền trong cơ
chế thị trường của Đảng và Nhà nước ta;
Bên cạnh đó, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ
thế sau:
- Phương pháp bình luận, phương pháp lịch sử v.v được sử dụng trong
Chương 1 khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về giải quyết tranh


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nodick1

New Member
Re: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Tòa án Nhân dân. Luận văn ThS. Luật Kinh tế. 60.38.50

link hỏng rồi admin ơi...
 

Reborn2011

New Member
Re: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Tòa án Nhân dân. Luận văn ThS. Luật Kinh tế. 60.38.50

fix giúp ad oi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top