Download miễn phí Tiểu luận Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay ở Việt Nam



MỤC LỤC

A.LỜI MỞ ĐẦU . .1
B.NỘI DUNG. 1
I. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa 1
1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng mua bán hàng hoá 1
2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá 3
II. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 4
1. Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 4
a. Thương nhân là cá nhân. 5
b. Thương nhân là tổ chức. 5
2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá 5
3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá 6
4. Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 7
III. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 8
1. Giao nhận hàng hoá 8
2. Chất lượng hàng hoá 9
3. Thanh toán 10
4. Chế tài áp dụng đối với vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá 11
IV. Một số sửa đổi của Luật Thương mại 2005 so với Luật Thương mại 1997 13
1. Về các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa 13
2. Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa 13
3. Hàng hóa 13
4. Những quy định chung về mua bán hàng hoá 13
5. Nghĩa vụ của bên bán 14
6. Chuyển rủi ro và chuyển quyền sở hữu 14
7. Nghĩa vụ của bên mua: 14
8. Vấn đề mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá: 14
V. Một số kiến nghị 14
1.Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước .14
2. Kiến nghị đối với công ty 15
c. Vấn đề chủ thể giao kết hợp đồng 15
b. Đối với vấn đề căn cứ giao kết hợp đồng .15
a. Đối với cán bộ công nhân viê của Công ty . 15
d. Đối với hình thức và nội dung của hợp đồng .15
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ. 15

Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

A. LỜI MỞ ĐẦU.
Trong một vài năm trở lại đây, Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới cơ chế kinh tế với sự thừa nhận đa hình thức sở hữu, đa hình thức kinh doanh. Quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu nổi bật. Nhưng quá trình đó càng đi vào chiều sâu và bề rộng thì càng bộc lộ rõ những vấn đề mới cần giải quyết. Tự do, năng động, sáng tạo, nhạy bén là thuộc tính khách quan và là yêu cầu của nền kinh tế thị trường, nhưng gắn liền với nó là nguy cơ gian lận kinh doanh, thương mại… Hơn nữa, trong giai đoạn này nước ta đã thực sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế (gia nhập WTO) thì càng cần thiết đòi hỏi Nhà nước phải có một khung pháp lý Thương mại hoàn chỉnh để điều chỉnh các hoạt động đó đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
B. NỘI DUNG.

I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.
Đứng trước yêu hội nhập của đất nước, ngày 14- 11- 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Thương mại (LTM) số 36/ 2005- QH 11 quy định về hoạt động thương mại( chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, thay thế LTM năm 1997) nhằm tạo thành một hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho các thương nhân trong hoạt động thương mại.
Cũng giống như LTM năm 1997, LTM năm 2005 cũng quy định khá đầy đủ và chi tiết về mua bán hàng hoá cũng như HĐMBHH.
1.Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.1. Khái niệm, đặc điểm.
Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là HĐMBHH . HĐMBHH có bản chất pháp lý chung là hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập,thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong mua bán. Dù LTM năm 2005 không đưa ra định nghĩa về HĐMBHH, song có thể xác định bản chất pháp lý của HĐMBHH trong thương mại dựa trên cơ sở của hợp đồng dân sự về hợp đồng mua bán tài sản. Nên có thể khẳng định HĐMBHH trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Do đó chúng ta có thể hiểu, HĐMBHH là hợp đồng được giao kết giữa các thương nhân với nhau hay giữa thương nhân với bên khác không phải là thương nhân trong việc mua bán tất cả các động sản, kể cả động sản được hình thành tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa, HĐMBHH có những đặc điểm nhất định xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa.
Thứ nhất: HĐMBHH được thiết lập chủ yếu giữa các thương nhân. Theo Khoản 1-Điều 6-LTM năm 2005 “thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Thương nhân có thể là thương nhân việt nam hay thương nhân nước ngoài. Ngoài ra các tổ chức cá nhân không phải là thương nhân cũng co thể trở thµnh chñ thể của HĐMBHH và khi chủ thể lựa chọn LTM để áp dụng thì hoạt động của các bªn chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo LTM.
Thứ hai: Về hình thức HĐMBHH có thể được thiết lập theo hình thức mà hai bªn thể hiện sự thỏa thuận MBHH giữa các bên. HĐMBHH có thể được thể hiÖn dưới hình thức bằng lời nói hay bằng văn bản hay bằng một hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong trường hợp nhất định pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập HĐMBHH bằng hình thức văn bản.
Thứ ba: Về đối tượng: HĐMBHH có đối tượng là hàng hóa. Theo LTM năm 2005, thì hàng hóa bao gồm: “a, tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b, Những vật gắn liền vớ đất đai” (Khoản 2- Điều 3- LTM năm 2005). Với cách hiểu về hàng hóa như vậy, hàng hóa là đối tượng mua bán có thể là hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hay bất động sản đươch phép lưu thông trong thương mại.
Thứ tư: Về nội dung, HĐMBHH thể hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhËn hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Hành vi của các bên trong quan hệ HĐMBHH có tính chất hành vi thương mại. Mục đích thông thường của các bên là lợi nhuận.
1.2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hoá.
* Căn cứ vào phạm vi của hợp đồng có thể chia ra hai loại đó là:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước. Loại hợp đồng này đương nhiên sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, cụ thể là LTM năm 2005 và các luật chuyên ngành khác.
- Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì các bên có thể thoả thuận áp dụng, có thể là luật của Việt Nam hay luật của phía đối tác hay cũng có thể là luật của một nước thứ ba..
* Căn cứ vào cách thức thực hiện hợp đồng có thể chia ra hai loại:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá.
- Hợp đồng mua bán hàng hoá không qua sở giao dịch hàng hoá.
Cần lưu ý đối với loại hợp đồng mua bán qua cơ sở giao dịch hàng hoá rằng:
+ Thứ nhất hàng hoá giao dịch tại cơ sở giao dịch phải thuộc danh mục hàng hoá giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá do bộ trưởng bộ thương mại quyết định.
+ Thứ hai, theo Điều 69 của LTM năm 2005, thương nhân môi giới qua sở giao dịch về hàng hoá chỉ được phép hoạt động tại sở giao dịch hàng hoá khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; thương nhân mua bán qua sở giao dịch hàng hoá chỉ được phép thực hiện các hoạt động mua giới mua bán qua sở giao dịch hàng hoá và không được phép là một bên của HĐMBHH qua sở giao dịch hàng hoá.
+ Thứ ba, Điều 70 của LTM năm 2005, các hành vi bị cấm đối với thương nhân môi giới hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá: Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hay một phần thiệt hại phát sinh hay đảm bảo lợi nhuận cho khách hàng. Chào hàng hay mua giới mà khôn có hợp đồng với khác hàng . Sử dụng giá giả tạo hay các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng. Từ chối hay tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới các hợp đồng theo các nội dung đã thoả thuận với khách hàng.
2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá.
Nội dung của hợp đồng là tất cả những gì mà các bên thoả thuận và pháp luật quy định đối với một hợp đồng. Mét H§MBHH sẽ có giá trị pháp lực khi thoả mãn tối thiểu những điều kiện về nội dung mà pháp luật quy định. Khi thiếu một trong những nội dung đó thì hợp đồng không thể phát sinh hiệu lực. Trong thực tế, hậu quả xấu đã xảy ra xuất phát từ điểm các bên trong hợp đồng không quy định rõ ràng hay đầy đủ những nội dung của hợp đồng dẫn tới có tranh chấp xảy ra các bên sẽ không có chứng cứ hay chứng cứ không rõ ràng và những thiệt hại không cần thiết có thể xảy ra đối với tất cả các bên và không thể lường trước được.
LTM năm 2005 đã không quy định về nội dung H§MBHH. Trên cơ sở việc xác lập mối quan hệ với BLDS, khi xem xét vấn đề nội dung của HĐMBHH chúng ta có thể dựa trên các quy định của BLDS, Theo đó trong HĐMBHH, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
* Đối tượng của hợp đồng: Trong mua bán hàng hoá, đối tượng của hợp đồng là một hàng hoá nhất định đây là điều khoán cơ bản của một HĐMBHH, mà khi thiếu nó HĐMBHH không thể hình thành được do người ta không thể hình dung được các bên tham gia hợp đồng nhằm mục đích gì, trao đổi cái gì. §ối tượng của HĐMBHH được xác định thông qua tên gọi của hàng hoá. Trong HĐMBHH các bên có thể gi rõ tên hàng bằng tên thông thường tên thương mại… để tránh có sự hiểu sai lệch về đối tượng hợp đồng.
* Số lượng hàng hoá: Điều khoản về số lượng hàng hoá xác định về mặt lượng đối với đối tượng của hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận và ghi trong hợp đồng về một số lượng hàng hoá cụ thể hay số lượng được xác định bằng đơn vị đo lường theo tập quán thương mại như chiếc, bộ, tá, mét, mét vuông, mét khối hay bằng một đơn vị nào khác tuỳ theo tính chất của hàng hoá.
* Chất lượng hàng hoá: Chất lượng hàng hoá giúp xác định chính xác đối tượng của hợp đồng, cái mà người mua biết tường tận với những yêu cầu được chức năng, tác dụng, quy cách, kích thức, công suất, hiệu quả… xác định cụ thể chất lượng của sản phẩm thường cũng là cơ sở để xác định giá cả một cách tốt nhất. Trách nhiệm của các bên thường khác nhau tương ứng với mỗi phương pháp xác định chất lượng được thoả thuận. Thông thường có các biện pháp xác định chất lượng như dựa vào mẫu hàng, dựa vào các tiêu chuẩn, dựa vào mô tả tỉ mỷ, dựa vào nhãn hiệu hàng hoá hay điều kiện kỹ thuật…
* Giá cả hàng hoá: Các bên có quyền thoả thuận giá cả và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng hay nếu không ghi cụ thể thì phải xác định rõ phương hướng xác định giá, vì đây là điều khoản quan trọng trong các cuộc thương lượng để đi đến ký đến hợp đồng. Để mang lại lợi ích cho cả hai bên, các bên cũng có thể thoả thuận với nhau lựa chọn hình thức giảm giá phù hợp gi trong hợp đồng.
* cách thanh toán: cách thanh toán là các cách thức mà bên mua và bên bán thoả thuận, theo đó bên mua phải thanh toán cho bên bên bán tiền hàng đã mua theo một cách nhất định. Có nhiều cách thanh toán nhưng việc lựa chọn cách nào cũng xuất phát từ nhu cầu của người bán là thu tiền nhanh đầy đủ và yêu cầu của người mua là nhận được hàng đúng số lượng, chất lượng, thời hạn như đã thoả thuận và không có rủi ro trong thanh toán. Việc chọn cách thanh toán trong hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên.
* Thời gian và địa điểm, cách thực hiện hợp đồng:
Thời gian thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian mà bên bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua theo đúng đối tượng, đúng địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng. Bên mua có nghĩa vụ và nhận hàng đúng thời gian, địa điểm và trả tiền cho bên bán. Các bên có thể thoả thuận với nhau sao cho hợp lý căn cứ vào tình hình thực tiễn, khả năng thực hiện của mỗi bên. Địa điểm giao hàng có thể do hai bên thoả thuận, phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi cho cả hai bên. Trong mua bán hàng hoá, việc giao nhận hàng hoá có thể được thực hiện trực tiếp đối với người mua hay thông qua người thứ ba. Vì vậy các bên phải thoả thuận rõ thời hạn và địa điểm, từ đó xác định quyền và nghĩa vụ mỗi bên cũng như xác định rủi ro mà mỗi bên phải gánh chịu.
 

GiangXu

New Member
Re: Tiểu luận Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay ở Việt Nam

cho em xin tài liệu này với ạ. e Thank ạ, :D
 

daigia721

New Member
Re: Tiểu luận Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay ở Việt Nam

Trích dẫn từ GiangXu:
cho em xin tài liệu này với ạ. e Thank ạ, :D


Của em đây nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top