Akono

New Member

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu đặc điểm người khuyết tật và một số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh ở Hà Tây cũ





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI KHUYẾT TẬT 3
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN THẾ GIỚI 7
1.2.1. Số liệu về người khuyết tật trên thế giới 7
1.2.2. Nguyên nhân của tình trạng khuyết tật trên thế giới 7
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 9
1.3.1. Nghiên cứu về người khuyết tật trên toàn quốc 9
1.3.2. Nghiên cứu về người khuyết tật ở Hà Tây 16
1.3.3. Tình hình nghiên cứu về trẻ em khuyết tật 17
1.4. HẠN CHẾ KHUYẾT TẬT BẨM SINH BẰNG SÀNG LỌC TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH 22
1.4.1. Chương trình sàng lọc trước sinh nhằm giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh 22
1.4.2. Chương trình sàng lọc sơ sinh nhằm giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
2.1.2. Điều kiện xã hội 28
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 30
2.3.2. Nội dung mô tả 30
2.3.2. Mẫu nghiên cứu 31
2.3.2.1. Cỡ mẫu 31
2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu 31
2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin 32
2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 32
2.3.5. Khống chế sai số trong nghiên cứu 33
2.3.6. Thời gian thu thập số liệu 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 34
3.1. TỶ LỆ CƠ CẤU NGƯỜI KHUYẾT TẬT HÀ TÂY 34
3.1.1. Tỷ lệ người khuyết tật ở Hà Tây 34
3.1.2. Cơ cấu người khuyết tật toàn tỉnh 35
3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC DẠNG KHUYẾT TẬT 37
3.2.1. Đặc điểm phân bố các dạng khuyết tật theo khu vực 37
3.2.2. Đặc điểm phân bố các dạng khuyết tật theo giới 38
3.2.3. Đặc điểm phân bố các dạng khuyết tật theo dân tộc 39
3.2.4. Đặc điểm phân bố các dạng khuyết tật theo nhóm tuổi 40
3.3. HIỆN TRẠNG GIA ĐÌNH NGƯỜI KHUYẾT TẬT 41
3.3.1. Số người khuyết tật trong gia đình 41
3.3.2. Hoàn cảnh kinh tế của gia đình có người khuyết tật 43
3.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHUYẾT TẬT 45
3.5. TÌNH HÌNH KHUYẾT TẬT BẨM SINH Ở HÀ TÂY 47
3.5.1. Tỷ lệ, cơ cấu người khuyết tật bẩm sinh 48
3.5.1.1. Tỷ lệ người khuyết tật bẩm sinh 48
3.5.1.2. Cơ cấu người khuyết tật bẩm sinh 49
3.5.2. Đặc điểm phân bố dạng khuyết tật bẩm sinh 50
3.5.2.1. Phân bố theo khu vực 50
3.5.2.2. Phân bố theo giới tính 51
3.5.2.3. Phân bố theo dân tộc 52
3.5.2.4. Phân bố theo nhóm tuổi 53
3.5.3. Khả năng hoạt động của người khuyết tật bẩm sinh 54
3.5.3.1. Khả năng sinh hoạt hàng ngày 54
3.5.3.2. Khả năng giúp đỡ gia đình 56
3.5.3.3. Tình hình sử dụng công cụ trợ giúp 56
3.5.4. Tình hình học tập, làm việc và nhận hỗ trợ 58
3.6. NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ KHUYẾT TẬT BẨM SINH 63
3.6.1. Đặc điểm cá nhân của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có chồng 64
3.6.2. Kiến thức về khuyết tật bẩm sinh với chăm sóc sức khỏe sinh sản 67
3.6.3. Thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản 71
3.6.4. Nhận thức về khuyết tật bẩm sinh qua hiểu biết về SLTS và SLSS 73
3.6.4.1. Nhận thức về sàng lọc trước sinh 73
3.6.4.2. Nhận thức về sàng lọc sơ sinh 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dân cư đang sống và làm việc tại tỉnh Hà Tây (có hộ khẩu ở Hà Tây).
+ Thu thập thông tin về NKT theo mẫu báo cáo lập sẵn (xem phụ lục 1).
+ Mẫu báo cáo sẽ được các điều tra viên mang xuống địa bàn và trực tiếp ghi thông tin vào trong biểu mẫu. Với những NKT nặng không có khả năng trả lời các câu hỏi, điều tra viên có thể phỏng vấn người thân hay người có quen biết với NKT. Tất cả các phiếu điều tra sau khi đã điền đầy đủ các thông tin cần thiết được tập trung lại tại văn phòng dự án (Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Tây).
+ Các mẫu báo cáo này cũng được sử dụng trong đợt đi kiểm tra, đánh giá thực tế của đoàn giám sát viên. Đoàn giám sát viên sẽ chọn ngẫu nhiên 1/10 số trường hợp được điều tra để kiểm tra giám sát.
- Nghiên cứu nhận thức về khuyết tật bẩm sinh:
+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi để thu thập các thông tin định lượng. Các điều tra viên trực tiếp đến các hộ gia đình được chọn điều tra để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu điều tra theo đúng yêu cầu và phương pháp quy định.
+ Thu thập các số liệu từ sổ sách, báo cáo của y tế hay các nguồn số liệu khác.
2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Toàn bộ phiếu thu được đã kiểm tra lại, thống kê tổng số các trường hợp theo từng huyện, thành phố sau đó được dập theo mã.
- Số liệu được xử lý thô trước khi nhập vào máy tính.
- Toàn bộ báo cáo của các trường, địa phương được nhập vào máy tính 2 lần bằng chương trình EPI.INFO 6.04.
- Số liệu được phân tích, tính toán và lập thành các bảng số liệu thông qua sử dụng phần mềm Microsoft Access và Microsoft Excel.
- Các kết quả được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
2.3.5. Khống chế sai số trong nghiên cứu
- Thiết kế mẫu báo cáo và khung phỏng vấn sâu rõ ràng, dễ hiểu.
- Các định nghĩa, khái niệm, tiêu chuẩn đưa ra chính xác, rõ ràng.
- Giám sát chặt chẽ quá trình thu thập số liệu, sử lý số liệu và viết báo cáo.
- Để kết quả điều tra sát với thực tế, các cán bộ tham gia nghiên cứu là những người thành thạo về chuyên môn, có kinh nhiệm điều tra thực địa, được tập huấn kỹ về nội dung nghiên cứu. Điều tra thử bộ câu hỏi sau đó sửa chữa lại trước khi triển khai điều tra tại địa bàn nghiên cứu. Có giám sát quá trình điều tra một cách khoa học, chặt chẽ.
2.3.6. Thời gian thu thập số liệu
- Dự án điều tra về NKT toàn tỉnh Hà Tây được tiến hành trong 1 năm từ tháng 7 năm 2006 đến tháng 7 năm 2007.
- Đề tài nghiên cứu nhận thức về khuyết tật bẩm sinh thông qua hiểu biết về vấn đề sàng lọc trước sinh và sơ sinh đối với các di tật bẩm sinh của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có chồng thực hiện trong 3 tháng từ 10 năm 2007 đến tháng 12 năm 2007.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. tỷ lệ cơ cấu người khuyết tật hà tây
Tính đến tháng 6 năm 2007 dân số toàn tỉnh Hà Tây là 2.565.680 người (Số liệu từ Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em Tỉnh). Số liệu từ điều tra NKT toàn tỉnh cho thấy số NKT hiện có là 25.361 người, chiếm sấp xỉ 1% dân số toàn tỉnh. Thống kê theo 14 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố và 12 huyện thu được kết quả như trong bảng 1:
3.1.1. Tỷ lệ người khuyết tật ở Hà Tây
Bảng 1. Phân bố NKT ở Hà Tây theo thành phố và các huyện
STT
Đơn vị hành chính
Dân số
NKT
Tỷ lệ
1
TP Hà Đông
184.033
872
0,47
2
TP Sơn Tây
123.763
851
0,69
3
Huyện Ba Vì
255.385
2.524
0,99
4
Huyện Phúc Thọ
161.073
1.551
0,96
5
Huyện Đan Phượng
139.525
1.513
1,08
6
Huyện Hoài Đức
175.831
1.922
1,09
7
Huyện Quốc Oai
154.198
1.390
0,90
8
Huyện Thạch Thất
157.927
1.182
0,75
9
Huyện Chương Mỹ
286.112
2.839
0,99
10
Huyện Thanh Oai
170.873
2.278
1,33
11
Huyện Thường Tín
206.451
2.195
1,06
12
Huyện Phú Xuyên
183.184
2.038
1,11
13
Huyện ứng Hòa
193.439
2.184
1,13
14
Huyện Mỹ Đức
173.886
2.022
1,16
Toàn tỉnh
2.565.680
25.361
0,99
Cuộc điều tra được thực hiện trên toàn bộ 323 xã phường trong toàn tỉnh. Qua thống kê thấy rằng TP. Hà Đông có tỷ lệ NKT thấp nhất 0,47% sau đó là TP. Sơn Tây 0,69%, đồng thời TP. Sơn Tây cũng là địa phương có số NKT ít nhất toàn tỉnh 851 người. Huyện Thanh Oai là địa phương có tỷ lệ NKT cao nhất 1,33% dân số huyện đồng thời cũng đứng thứ 3 toàn tỉnh. Huyện Chương Mỹ là địa phương vừa có số dân cao nhất toàn tỉnh lại vừa có số NKT cao, với số dân 286.112 người và số NKT 2.839 tương đương tỷ lệ NKT là 0,99. Tỷ lệ này vẫn đứng sau các huyện Thanh Oai (1,33%), Mỹ Đức (1,16%), ứng Hòa (1,13%), Phú Xuyên (1,11%), Hoài Đức (1,09%), Đan Phượng (1,08%) và Thường Tín (1,06).
So sánh số liệu trên với số liệu các cuộc điều tra trên toàn quốc chúng tui thấy rằng tỷ lệ người NKT toàn tỉnh Hà Tây chỉ chiếm 0,99% tổng dân số trong khi đó điều tra năm 1998 cho thấy tỷ lệ NKT toàn quốc khoảng 5,3 triệu người khuyết tật chiếm 6,34 % dân số, điều tra năm 2005 khoảng 7% tổng dân số. Mặt khác, theo nghiên cứu năm 2005, Hà Tây nằm trong khu vực có tỷ lệ NKT cao thứ 2 trên toàn quốc. Lý giải cho sự sai khác đó chúng tui cho rằng có 3 nguyên nhân chính sau:
- Thứ nhất đó là định nghĩa và mục tiêu điều tra NKT trong nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào đối tượng NKT nặng, biểu hiện khuyết tật rõ ràng và có nhiều hạn chế trong sinh hoạt, lao động.
- Thứ hai do đây là cuộc điều tra cắt ngang, chỉ tiến hành điều tra với những NKT có mặt tại địa phương.
- Thứ ba do điều kiện tự nhiên và xã hội của Hà Tây chưa tạo điều kiện để NKT có cuộc sống ổn định tại địa phương như: GDP bình quân đầu người thấp (Theo Cục Thống kê Hà Tây năm 2006 là 7.040.000VNĐ/người) bằng 60% mức bình quân chung của cả nước, chưa có nhiều doanh nghiệp sử dụng NKT như những lao động chính ...
3.1.2. Cơ cấu người khuyết tật toàn tỉnh
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các dạng khuyết tật, chiếm tỷ lệ cao nhất là dạng khó khăn về vận động chiếm 26,07%, tiếp theo là dạng bất thường thần kinh 22,81% và dạng đa khuyết tật 22,75%. Các dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ thấp hơn là dạng khó khăn về nghe 3,08% và dạng khó khăn về nói 4,68%. Kết quả này cũng phù hợp với số liệu phân bố NKT ở Việt Nam theo Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội công bố năm 2005. Theo đó các dạng tật chiếm tỷ lệ cao nhất của người Việt Nam là khuyết tật vận động 29,41%, khuyết tật thần kinh 16,82% và các dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ thấp là khuyết tật thính giác 9,33% và khuyết tật ngôn ngữ 7,08%.
Có nhiều cách phân loại khuyết tật. Chúng ta có thể phân loại khuyết tật theo chức năng, phân loại theo mức độ ảnh hưởng của khuyết tật (nặng, vừa, nhẹ), theo nguyên nhân khuyết tật (bẩm sinh, bệnh tật, tai nạn, các nguyên nhân khác trong đó có tác nhân môi trường bao gồm cả chiến tranh), phân loại theo số lượng khuyết tật (đơn khuyết tật, đa khuyết tật). Sự phân loại đó tùy thuộc vào từng đơn vị điều tra do đó có thể thu được các kết quả khác nhau khi tiến hành trên cùng một địa bàn dân cư trong cùng một giai đoạn.
Bảng 2. Tỷ lệ các dạng khuyết tật toàn tỉnh
Loại KT
Tổng
n
%
Khó khăn về vận động
6.612
26,07
Khó khăn về nhìn
2.666
10,51
Khó khăn ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất cao đặc hai loài diệp hạ châu quy mô pilot Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Nghiên cứu đặc tính của chitinase tự nhiên và biểu hiện chitinase tái tổ hợp từ chủng nấm Lecanicillium lecanii Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc tính quang của bộ tách kênh ghép tín hiệu sử dụng ống dẫn sóng silicon Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top