Iakovos

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng kinh tế ở Việt Nam





Môc lôc
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VÙNG KINH TẾ 3
I. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.Đầu tư và đặc điểm của đầu tư 3
2.Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4
3. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) 6
4. Bản chất và vai trò của FDI 11
5. Vai trò của chính phủ. 22
6. Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 23
7. Đặc điểm và môi trường của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 25
II.Sự hình thành các vùng kinh tế ở Việt Nam 30
III.Sự cần thiết phải thu hút FDI phát triển các khu vực kinh tế ở Việt Nam 31
IV.Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI vào các khu vực kinh tế 33
1.Ổn định chính trị - xã hội 33
2. Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. 33
3. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư thỏa đáng, đồng bộ và minh 34
bạch. 34
4. Môi trường thể chế ổn định. 35
5. Bảo đảm cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển KT - XH và thu hút đầu tư. 36
6. Hệ thống thị trường đồng bộ chiến lược phát triển hướng ngoại 36
7. Trình độ quản lý và năng lực của người lao động. 37
8. Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới. 37
9. Hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước có hiệu quả. 38
PHẦN II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU VỰC KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 39
I. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu vực kinh tế của Việt Nam 39
1. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài theo nghành kinh tế. 40
2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng kinh tế 45
II. Nhận xét và đánh giá chung. 51
1. Ưu điểm 51
2 Tồn tại. 51
3. Nguyên nhân 53
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU VỰC KINH TẾ Ở VIỆT NAM 55
I.Khái quát về thực trạng thu hút FDI vào nền kinh tế VIệt Nam nói chung. 55
1. Vị trí và tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài với nền kinh tế Việt Nam. 55
2. Khái quát chung thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 56
II. Phương hướng tăng cường thu hút vốn FDI vào phát triển các khu vực kinh tế ở Việt Nam 63
III. Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI vào phát triển các khu vực kinh tế ở Việt Nam. 63
KẾT LUẬN 68
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ế đánh giá là một đạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật ĐTNN và các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng không ngừng được mở rộng và hoàn thiện với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà ĐTNN vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không có sự khác biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn ĐTNN, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN. Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay.
Từ thực tiễn thu hút ĐTNN 20 năm qua cho thấy việc tạo dựng môi trường pháp lý cho ĐTNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thu hút vốn ĐTNN ở khu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam trong 20 năm qua, đảm bảo cho việc thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế-xã hội đất nước ta vừa qua.
Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây gọi là Ban quản lý) cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hay chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế  cũng như  các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp GCNĐT.
Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý là một chủ trương thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế và đã được tổng kết trong nhiều năm qua, đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và ĐTNN trên địa bàn. Việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát.
Cho tới nay, công tác quản lý hoạt động ĐTNN ở địa phương, nhất là các địa phương có nhiều doanh nghiệp ĐTNN đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã được đơn giản hóa,…được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp phần cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh của địa phương.
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động ĐTNN, từ thẩm định cấp GCNĐT đến hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, ban hành văn bản hướng dẫn về ĐTNN tại địa bàn,…. đưa hoạt động quản lý ĐTNN ở các địa phương đi vào nề nếp. Mô hình “một cửa, liên thông”, cách làm “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” tiếp tục xuất hiện và có tác động lan toả rộng khắp trong cả nước, đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ĐTNN vào Việt Nam.
 Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý là các yếu tố và động lực góp phần đưa lại kết quả đáng khích lệ của hoạt động ĐTNN tại Việt Nam, góp phần xác định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước ta.
II.Sự hình thành các vùng kinh tế ở Việt Nam
Nguồn lực là tiền đề vật chất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Quy mô và tốc độ phát triển - xã hội của một nước, ở mức độ lớn, phục thuộc vào việc khai thác hợp lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như nước ta hiện nay.
Tài nguyên thiên nhiên là tài sản của một quốc gia, là một trong những nguồn lực để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Tài nguyên thiên nhiên tuy không có tác dụng quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, song đó là điều kiện thường xuyên, cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố tạo vùng quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành các ngành sản xuất chuyên môn hoá, các ngành mũi nhọn.
Cùng với tài nguyên thiên nhiên còn có tài nguyên nhân văn cũng là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội của một nước, một vùng. Dân cư và nguồn lao động không chỉ là lực lượng trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mà còn là lực lượng tiêu thụ sản phẩm của xã hội, kích thích quá trình tái tạo sản xuất mở rộng của xã hội. Dân cư và các nguồn lực lao động vốn khó di chuyển đi xa, vì vậy khi lựa chọn đị điểm sản xuất kinh doanh trước hết cần tận dụng tới mức tối đa nguồn lao động tại chỗ.
Trong tài nguyên nhân văn còn có yếu tố về văn hoá - lịch sử. Mỗi một vùng ở nước ta đều có một bản sắc dân tộc khác nhau, và có các ngành nghề truyền thống khác nhau. Do đó, nhà đầu tư nước ngoàiđánh giá từng ngành nghề truyền thống, ngành nào có lợi hơn và thu được lợi nhuận nhanh thì họ sẽ đầu tư vào.
Ngoài ra, các nhà đầu tư còn căn cứ và hiện trạng và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội ở nơi mình định đầu t
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
A Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công ty TNHH XD&TM Quang Minh’ Luận văn Kinh tế 0
H Các giải pháp chủ yếu thực hiện thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
M Những giài pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thứ Công nghệ thông tin 0
S Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam Công nghệ thông tin 0
B Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ 2005 - 2010 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top