Bhanu

New Member

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện chính sách Quản lý Ngoại hối ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
1.1 Một số vấn đề chung về ngoại hối và những hạn chế ngoại hối
1.1.1 Khái niệm ngoại hối
1.1.2 Các GD ngoại hối
1.1.3 Những hạn chế đối với GD ngoại hối theo tiêu chí của IMF.
1.1.4 Sự cần thiết phải quy định các hạn chế đối với GD ngoại hối
1.2 Chính sách QLNH
1.2.1 Khái niệm về chính sách QLNH
1.2.2 Các loại hình chính sách QLNH
1.2.3 Mục tiêu của chính sách QLNH
1.2.4 Những nội dung cơ bản của chính sách QLNH của các nước đang phát triển
1.3 Chính sách QLNH của một số nước trong khu vực và trên thế giới
1.3.1 Chính sách QLNH của Trung Quốc(TQ)
1.3.2 QLNH ở Thái Lan (TL)
1.3.3 Chính sách QLNH của Mĩ
1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ chế QLNH của các nước
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM
2.1 Chính sách QLNH thời kỳ trước năm 1988
2.1.1 Nhà nước độc quyền về quản lý và kinh doanh ngoại hối
2.1.2 Tác động của chính sách độc quyền về quản lý và kinh doanh ngoại hối đối với nền kinh tế.
2.2 Chính sách QLNH thời kỳ 1988-1998
2.2.1 Những nội dung chính của chính sách QLNH giai đoạn 1988-1998
2.2.2 Chính sách tỷ giá và hoạt động của TT ngoại hối
2.2.3 Thành công của chính sách QLNH giai đoạn 1988-1998
2.2.4 Những hạn chế của chính sách QLNH giai đoạn 1988-1999
2.3 Chính sách QLNH từ năm 1998 đến nay
2.3.1 Nội dung chính của chính sách QLNH
2.3.2 Chính sách tỷ giá và hoạt động của TT ngoại hối
2.3.3 Những kết quả đạt được của chính sách QLNH từ năm 1998 đến nay
2.3.4 Những tồn tại trong chính sách QLNH từ năm 1998 đến nay
2.4 Nguyên nhân của những tồn tại trong chính sách QLNH
Chương 3: HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1 Định hướng chính sách QLNH trong xu thế hội nhập
3.1.1 Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập KTQT
3.1.2 Chiến lược hội nhập KTQTtrong lĩnh vực ngân hàng
3.1.3 Định hướng chính sách QLNH trong tiến trình hội nhập KTQT
3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách QLNH
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế nới lỏng QLNH
3.2.2 Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phản ánh được mối quan hệ cung cầu ngoại tệ trên TT.
3.2.3 Xây dựng cơ chế QLNH góp phần hạn chế tình trạng đôla hoá và từng bước thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng tiền Việt Nam
3.2.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng
3.2.5 Tăng cường khả năng thực thi của chính sách QLNH
3.3 Kiến nghị
KẾT LUẬN
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dùng trong nước giảm, nhiều DN lâm vào phá sản không có khả năng trả nợ. Do vậy, năm 1997 Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 207/QĐ-NH7 kèm theo Quy chế mở L/C trả chậm, trong đó đưa ra các quy định chặt chẽ về trách nhiệm của ngân hàng mở L/C và các DN khi thực hiện nghiệp vụ này.
c/ Kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ trong nước
Trước năm 1991, người cư trú chưa được phép sở hữu, mở TK gửi tiết kiệm ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng.
Từ năm 1991, với mục tiêu huy động ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng, NHNN đã ban hành Quyết định 08/QĐ-NHNN cho phép người cư trú gửi ngoại tệ vào ngân hàng không kể nguồn gốc. Nhìn chung việc sử dụng ngoại tệ trong nước của công dân Việt Nam được mở rộng như: ngoại tệ không kể nguồn gốc đều có thể được sử dụng vào các mục đích như bán cho NHNT hay ngân hàng được uỷ quyền; mua hàng tại các cửa hàng được phép thu ngoai tệ hay chi trả dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân được phép thu ngoại tệ; được phép gửi vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi không kì hạn, có kì hạn và được hưởng lãi bằng ngoại tệ; ngoại tệ gửi tại ngân hàng được sử dụng để thanh toán hay chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân có TK ngoại tệ tại ngân hàng và khi cần thiết chủ TK có thể được rút tiền mặt ngoại tệ theo quy định của ngân hàng nơi mở TK.
Đặc biệt, năm 1995 Quyết định số 48/QĐ-NHNN cho phép dân cư được gửi tiết kiệm và rút ra bằng ngoại tệ tiền mặt hay chuyển đổi ra VND. Nhờ vậy, tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Điều này góp phần tăng nguồn cung ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng nhưng cũng làm nảy sinh vấn đề đôla hoá ở Việt Nam. Vào cuối những năm 90 Việt Nam có những biến đổi về tỷ giá và việc điều hành lãi suất VND và ngoại tệ chưa được phối hợp nhịp nhàng, tính hấp dẫn của ngoại tệ cao, sử dụng tiền gửi ngoại tệ của người cư trú tăng mạnh, vượt mức độ cho phép theo tiêu chuẩn của IMF. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế và việc điều hành chính sách tiền tệ.
Liên quan đến việc sử dụng ngoại tệ trong nước còn phải nói đến dịch vụ thu đổi ngoại tệ. Để từng bước hạn chế việc sử dụng rộng rãi ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, NHNN chỉ cho phép một số đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực như bán hàng miễn thuế tại các hải cảng, sân bay; các tổ chức làm dịch vụ trong các lĩnh vực như hàng không quốc tế, hàng hải quốc tế, cung ứng tàu biển... được phép thu ngoại tệ. Các tổ chức không thuộc đối tượng được phép phải bán hàng thu VND.
# Mở rộng các bàn thu đổi ngoại tệ:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đổi tiền, NHNN quy định các ngân hàng được uỷ quyền phải chủ động mở rộng mạng lưới các bàn thu đổi ngoại tệ, đặc biệt ở những nơi cần thiết như cửa khẩu, sân bay, hải cảng, khách sạn quốc tế,... cho phép ngân hàng được uỷ quyền có thể uỷ thác đơn vị làm nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ. Quy định số lượng ngoại tệ phải bán cho ngân hàng được uỷ quyền tối thiểu 50%.
Một số biện pháp QLNH trong Quyết định số 37/HĐBT ngày 25/10/1991 và Thông tư hướng dẫn số 203/NH-TT ngày 31/10/1991 đã nghiêm cấm tổ chức (trừ các ngân hàng và các TCTD được phép kinh doanh ngoại hối) không được thanh toán, mua bán cho vay hay chuyển nhượng trực tiếp cho nhau bằng ngoại tệ. Quy định này đã giúp cho ngân hàng kiểm soát tốt các GD ngoại tệ và điều hoà nguồn ngoại tệ cho các mục đích cần thiết trong tình hình khan hiếm ngoại tệ trên TT. Đây là điểm khác biệt cơ bản trong các quy định trước đây về việc mua bán ngoại tệ giữa các tổ chức và điều này giúp cho ngân hàng quản lý có hiệu quả các GD ngoại tệ trên TT.
Nghiêm cấm việc cho vay, mua bán trực tiếp với nhau của các đơn vị kinh tế, trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định được phép thanh toán với nhau bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.
Nêu rõ mục tiêu tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ lưu hành VND và quy định một số tổ chức đặc thù được phép thu ngoại tệ trực tiếp của khách hàng như các cửa hàng miễn thuế, cửa hàng ở sân bay, hải cảng...
Tăng cường quản lý giám sát việc mở TK ngoại tệ ở nước ngoài, NHNN quy định về chế độ báo cáo định kỳ từng quý tình hình thu chi ngoại tệ trên TK và giới hạn số dư theo hạn mức nhất định; đồng thời quy định một số đối tượng được phép mở TK ngoại tệ ở nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Những đối tượng ngoài quy định phải tất toán TK ở nước ngoài và chuyển ngoại tệ về nước.
d/ Quản lý kim loại quý, đá quý
* Về việc XNK vàng
Công dân nước ngoài và công dân Việt Nam được mang, chuyển vào Việt Nam kim loại quý, đá quý với số lượng không hạn chế nhưng phải khai báo hải quan.
Việc mang, chuyển kim loại quý, đá quý ra nước ngoài phải có giấy phép của NHNN và khai báo hải quan cửa khẩu. Trường hợp mang tư trang với khối lượng không hạn chế không phải có giấy phép của NHNN.
Các TCKT có nhu cầu NK kim loại quý, đá quý để phục vụ sản xuất kinh doanh phải được NHNN cho phép.
* Về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh vàng và góp phần ổn định TT vàng, hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ, ngày 24/9/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/CP về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư hướng dẫn số 07/NH-TT ngày 29/10/1993. Nội dung cơ bản của các văn bản quy định về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh vàng đã mở rộng hơn rất nhiều so với tinh thần Nghị định 38/CP ngày 9/2/1979 của HĐBT về quản lý vàng, bạc, đá quý. Cụ thể Nhà nước đã công nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của mọi tổ chức, cá nhân; quy định các điều kiện cụ thể để được kinh doanh XNK vàng bạc, đá quý và đồng thời cũng quy định trách nhiệm của DN và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan liên quan trong việc xử lý những hành vi vi phạm QLNH.
2.2.2 Chính sách tỷ giá và hoạt động của TT ngoại hối
* Giai đoạn 1989-1992 : áp dụng tỷ giá cố định có điều chỉnh.
Trong thời kỳ đầu đổi mới, NHNN đã uỷ quyền cho NHNT Việt Nam công bố tỷ giá chính thức. Sau khi triển khai Pháp lệnh ngân hàng với sự hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, NHTW trực tiếp ấn định tỷ giá chính thức giữa VND và USD. Tỷ giá vẫn được ấn định theo ý chí chủ quan, không phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên TT nhưng hầu như được điều chỉnh liên tục theo sự biến động của TT tự do. Tuy vậy, tỷ giá trên TT tự do thường cao hơn tỷ giá chính thức nên hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hút các luồng ngoại tệ vào ngân hàng và thực tế vẫn tồn tại TT ngoại tệ tự do sôi động, gây khó khăn cho công tác QLNH. Mức độ biến động của tỷ giá không phù hợp với mức độ mất giá của VND (năm 1989 tỷ giá tăng khoảng trên 50% trong khi lạm phát tăng khoảng 34%).
Để phù hợp với điều kiện TT ngày 13/9/1990 Chủ tịch HĐBT đã ban ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Hanvico Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán bán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách marketing quan hệ khách hàng tại công ty du lịch vietravel chi nhánh đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Bưu Chính Viettel Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên 95 Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top