daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan hàng đầu tư - Gia công Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực đã trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, tạo ra những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia, của các dân tộc.
Từ sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã tích cực tham gia vào đời sống quốc tế, từng bước vững chắc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của thế giới và khu vực như : Gia nhập ASEAN (7/1995), tham gia APEC (11/1998) và đã gia nhập và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO (17/11/2006).
Hải Quan Việt Nam với vai trò “là binh chủng đặc biệt” gác cửa đất nước về mặt kinh tế , gắn liền với hoạt động đối ngoại, kinh tế đối ngoại và an ninh quốc gia, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam và đấu tranh chống buôn lậu hay vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới.Hải quan góp phần vào sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế đối ngoại trong thời kì “mở cửa” và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Chi cục Hải Quan hàng đầu tư- gia công là một trong những đơn vị trực thuộc Hải Quan thành phố Hà Nội-Một trong những đơn vị điển hình trong công tác thu thuế Xuất nhập khẩu.
Nhằm làm rõ vị trí, vai trò, cũng như các mối quan hệ, việc thực hiện việc thu thuế tại các cửa điểm Hải Quan giữ nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước. Trước tình hình đó, tui lựa chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan hàng đầu tư - gia công Hà Nội”

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích rõ việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu của Hải quan Việt Nam nói chung và chi cục Hải Quan hàng đầu tư- gia công nói riêng, từ đó tìm ra những nguyên nhân đồng thời tìm ra các giải pháp hoàn thiện hơn nữa đối với việc thực hiện chính sách thu thuế, nâng cao nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đường lối hội nhập kinh tế thế giới.
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, em xin gửi lời Thank chân thành và sâu sắc tới Tiến sỹ Trần Văn Bão_ thầy giáo trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn. Em xin gửi lời Thank tới thầy cô giáo Khoa Thương Mại, các anh chị taị chi Cục Hải quan hàng Đầu tư- gia công_ những người đã đóng góp những ý kiến hết sức quý báu để em có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn của em được chia làm 3 phần:
ChươngI: Chính sách thuế xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam và vai trò của ngành Hải Quan trong việc thực hiện.
Chương II: Tình hình thực hiện chính sách thuế XNK của Chi cục Hải Quan hàng đầu tư- gia công.
Chương III: Các giải pháp để hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế XNK tại chi Cục Hải quan hàng đầu tư- gia công.



CHƯƠNG I
CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH HẢI QUAN TRONG
VIỆC THỰC HIỆN

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU (XNK) CỦA VIỆT NAM
1.1.1. Lịch sử phát triển của chính sách thuế XNK của Việt Nam
Toàn cầu hoá đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã đưa các quốc gia gắn kết lại gần nhau. Trước những biến đổi to lớn về khoa học - công nghệ này, tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh tế quốc tế phát triển. Đại diện cho xu thế toàn cầu hoá này là sự ra đời của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vào năm 1948 với 23 nước thành viên sáng lập với mục tiêu xác lập những nguyên tắc điều chỉnh và thúc đẩy thương mại quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế của mỗi nước thành viên. Kể từ 1/1/1995, GATT đã được đổi thành Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) điều tiết không chỉ thương mại hàng hoá mà mở rộng sang cả thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ. Với 144 nước thành viên chiếm trên 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới, WTO trở thành một tổ chức có quy mô toàn cầu và là nền tảng pháp lý cho quan hệ kinh tế quốc tế, là diễn đàn thường trực đàm phán thương mại và là thể chế giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
Ngày nay thế giới đang diễn ra nhiều biến động trên tất cả đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học kỹ thuật... đòi hỏi các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển phải hội nhập để bắt kịp tiến trình phát triển của xã hội và Việt Nam không nằm ngoài ngoại lệ đó.
Trong những năm của thập niên 90 trở lại đây, thế giới xảy ra rất nhiều những biến động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của Việt Nam đó là:
 Kinh tế thế giới phát triển không đồng đều xảy ra các cuộc khủng hoảng lớn, sâu rộng hơn cả là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của các nước Đông Nam Á năm 1997. Trong tình đó Việt Nam phải chịu ảnh hưởng nặng nề, nhất là lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
 Tình hình thế giới kém ổn định đặc biệt là sự kiện ngày 11/9 và cuộc đấu tranh chống khủng bố do Mỹ phát động, bạo lực hàng ngày giữa Israel và Palestin, cuộc chiến tranh của Mỹ chống Irắc, nguy cơ xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan…buộc nhiều nước phải xem lại chính sách quốc tế và an ninh trong tình hình mới.
 Kinh tế của các nước Tây Âu không còn dấu hiệu phát triển nhanh như trước nữa thay vào đó là nền kinh tế của các nước Đông Nam Á đang trên đà phát triển, các nước Châu Phi thì vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài.
 Cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm cho phân công lao động trên thế giới càng trở nên sâu rộng hơn, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã ứng dụng rất nhiều vào trong sản xuất. Ngoài ra cùng với chính sách mở cửa làm cho hàng hoá được lưu thông một cách đơn giản và thuận lợi hơn rất nhiều, góp phần giảm chi phí vận chuyển, tăng lợi nhuận cho quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.
 Hình thành các khu vực và các tổ chức quốc tế như: khu vực mậu dịch tự do (AFTA, NAFTA), những tổ chức liên kết châu lục (EU) hay tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).
Với những tình hình trên đặt ra cho Việt Nam rất nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Do đó, nền kinh tế Việt Nam muốn thu được những thành tựu đáng kể phải có sự dẫn dắt và có chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng để Việt Nam có thể hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top