daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn cho anh em
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ MỞ - DU LỊCH VIỆT NAM

Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Du lịch là ngành kinh tế xuất hiện từ rất sớm trên thế giới. Nó được mệnh danh là: “Ngành công nghiệp không khói” và có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Sự phát triển của ngành công nghiệp không khói mang lại GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, là đòn bẩy thúc đẩy các ngành trong nền kinh tế phát triển, là phương tiện quan trọng để thực hiện chính sách mở cửa, là cầu nối giữa các nước trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới trong năm 2010 vừa qua ngành du lịch thế giới đã tạo 9% tổng thu nhập nội địa toàn cầu và cung cấp hơn 235 triệu việc làm trong năm 2010, tương đương 8% tổng việc làm toàn cầu. Trong xu thế quốc tế toàn cầu hóa thì ngành kinh tế du lịch giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho thu nhập nền kinh tế quốc dân. Phát triển du lịch là điều kiện tốt để thực hiện xuất khẩu tại chỗ, thu nhiều nguồn ngoại tệ về cho đất nước, giải quyết nạn thất nghiệp có xu hướng gia tăng, khai thác các nguồn lao động dư thừa, thúc đẩy cho các ngành kinh tế khác phát triển. Trong khu vực Đông Nam Á, các nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia đã chú trọng phát triển ngành du lịch và đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn.
Những năm gần đây, hoạt động du lịch của nước ta diễn ra hết sức sôi động và có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành du lịch đang dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và được những sự đầu tư lớn cả trong nước và nước ngoài. Là một nước giàu tiểm năng du lịch với nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản thế giới và nền chính trị ổn định, Việt Nam đang là sự lựa chọn của nhiều khách du lịch quốc tế song hành với sự gia tăng nhanh chóng của du khách trong nước do đời sống ngày càng cao. Năm 2010, ngành du lịch đón 4,2 triệu lượt khách quốc tế và 27 - 28 triệu lượt khách nội địa, thu nhập từ du lich đạt 75.000 đến 78.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6% tổng GDP. Có đuợc những thành tựu trên là nhờ sự nỗ lực của ngành du lịch nói chung, của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nói riêng. Một trong những loại hình doanh nghiệp không thể thiếu và góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch là doanh nghiệp lữ hành. Hoạt động kinh doanh lữ hành là đặc thù của ngành du lịch. Mỗi quốc gia muốn phát triển ngành công nghiệp du lịch không thể thiếu hệ thống các công ty lữ hành hùng mạnh tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường
Sau một thời gian thực tập tại bộ phận kinh doanh lữ hành nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam, em đã có một số thông tin và hiểu biết nhất định về công ty. Em nhận thấy vấn đề hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty chưa thật sự tốt so với một số công ty khác trên địa bàn Hà Nội. Các chương trình du lịch của công ty còn chưa được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, nhiều chương trình chưa có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Để đứng vững được trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp lữ hành trong nước và những đối thủ cạnh tranh tiềm năng từ nước ngoài công ty cần có những chính sách và phương hướng phát triển phù hợp. Do đó công ty cần hoàn thiện hơn nữa các chương trình du lịch nội địa của mình để phát huy có hiệu quả nguồn lực sẵn có, giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, giữ vững được hình ảnh, thương hiệu và vị thế trên thị trường, tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. Đồng thời việc nghiên cứu cũng phù hợp với chuyên ngành đào tạo của trường Đại học Thương Mại. Việc nghiên cứu đề tài " giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam" có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên, qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam, được sự giúp đỡ tạo điều kiện của ban giám đốc và cán bộ công nhân viên của các bộ phận, em đã quyết định chọn đề tài:" Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam". Vấn đề nghiên cứu của đề tài này là hoàn thiện chương trình du lịch nội địa của một công ty lữ hành theo cách tiếp cận chính sách sản phẩm.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam. Từ đó đề tài có các nhiệm vụ:
Nghiên cứu và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch trong kinh doanh lữ hành.
Phân tích và đánh giá về thực trạng các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện chương trình du lịch nội địa của công ty
- Về không gian nghiên cứu: địa bàn hoạt động của công ty và thị trường nguồn của công ty.
- Về thời gian: Các dữ liệu khảo sát được thu thập trong năm 2009,2010. Các giải pháp đề xuất sẽ áp dụng cho thời gian từ nay đến năm 2015 và thời gian tiếp theo.
1.5 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần cảm ơn, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch của công ty lữ hành
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRONG
DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm lữ hành, kinh doanh lữ hành
2.1.1.1 Lữ hành
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về lữ hành. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài xin trình bày 2 quan niệm:
- Theo quan niệm chung: "Lữ hành là sự đi lại, di chuyển của con người từ nơi này sang nơi khác". Theo cách đề cập này thì hoạt đông du lịch bao gồm lữ hành nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch.
- Theo luật du lịch Việt Nam 2005: "Lữ hành được hiểu là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hay toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch".
2.1.1.2 Kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán chương trình này một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua các trung gian và các văn phòng đại diện, tổ chức các chương trình du lịch và hướng dẫn.
2.1.2 Khái niệm doanh nghiệp lữ hành
Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng,có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hay thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng
khách, du lịch Việt Nam đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sự phát triển của ngành du lịch đã và đang tác động tích cực, thúc đẩy các ngành kinh tế khác như ngành hàng không, giao thông vận tải, ngành công nghiệp khách sạn, hàng thủ công mỹ nghê..
Trong năm vừa qua hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và công ty Visa International đã tổ chức khảo sát xu hướng du lịch tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2010 và hai năm tới, tham gia cuộc khảo sát gồm 7000 người đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ ...Theo kết quả của cuộc khảo sát, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch Thái Lan, Australia, Nhật Bản và Singapore, các khách du lịch đã tới Việt Nam bình chọn Việt Nam là điểm du lịch hàng đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam. Trong năm 2010, du lịch Việt Nam đã tăng trưởng trên 30% về thu hút lượng khách quốc tế. Nhờ đó, Việt Nam đã đón lượt khách quốc tế thứ 5 triệu và 28 triệu khách nội địa trong năm 2010. Với đà tăng trưởng này, ngành du lịch Việt Nam dự kiến năm 2011 sẽ đón khoảng 5,3 triệu khách quốc tế và 30 triệu khách nội địa với doanh thu toàn ngành khoảng 11.000 tỷ đồng.
- Trên thị trường du lịch quốc tế, nhà nước ta đã tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Từ năm 2008 các nước Asean đã thỏa thuận bãi bỏ visa trong khu vực, Việt Nam ban hành luật đường bộ mới cho phép du khách quốc tế được lái xe tay lái nghịch, tạo thuận lợi thu hút du khách trong khu vực Asean. Ngành du lịch Việt Nam sẽ hướng tới du khách trong khu vực Asean bởi khoảng cách đi lại gần, chi phí thấp.
Bên cạnh những thuận lợi, năm 2011 ngành du lịch vẫn gặp những thách thức và trở ngại. Đó là tình hình kinh tế thế giới chưa ổn định, những bất ổn về chính trị trong khu vực còn tiềm ẩn, cạnh tranh thu hút khách du lịch ngày càng gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong nước, thiên tai, bão lũ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày một tăng, dịch bệnh có nhiều mầm mống phát triển, kinh tế trong nước nhiều khó khăn. Hiện nay, ngành du lịch đã xây dựng lôgô, khẩu hiệu, biển hiệu mới cho chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam giai đoạn năm 2011-2015, thay thế cho khẩu hiệu, biển hiệu cũ là “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” bằng “Việt Nam - Sự khác biệt Á Đông” nhằm thể hiện rằng, Việt Nam hiện nay chủ động khai thác lợi thế để bứt phá và tự giới thiệu mình với bạn bè thế giới.
Tháng 1/2011, Việt Nam đón 470 nghìn khách quốc tế, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2010. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến Việt Nam trong tháng này là Trung Quốc với 79,8 nghìn lượt, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2010. Đứng thứ hai là Hàn Quốc đạt 45 nghìn lượt người, tăng 4,6%. Xếp thứ ba là Hoa Kỳ. Khách từ Nhật Bản, Đài Loan Trung Quốc, Campuchia... cũng tăng đáng kể. Đây là khởi đầu tốt đẹp cho Du lịch Việt Nam bước vào năm mới đầy thách thức.
- Thị trường du lịch nội địa: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều. Cùng với chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho du lịch phát triển, trong đó ưu tiên phát triển du lịch nội địa và tạo điều kiện để mọi người Việt Nam đều có cơ hội đi du lịch. Thực tế cuộc khủng hoảng vừa qua cho thấy du lịch nội địa đã cứu vãn ngành du lịch trong nước trước sự tụt giảm nghiêm trọng khách du lịch quốc tế. 28 triệu lượt khách nội địa trong năm 2010 là một thành công không nhỏ trong việc tìm hướng đi mới cho Du lịch Việt Nam. Nếu như trước đây, Việt Nam chỉ chú trọng đến khách quốc tế mà quên đi nguồn khách dồi dào, từng “cứu nguy” cho ngành Du lịch năm 2009, thì năm 2010 đã trở thành một chiến lược. Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
4.2.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của công ty
* Mục tiêu:
Sau nhiều năm hoạt động, công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam đã xác định được mục tiêu cũng như phương châm kinh doanh của công ty, đó là " Một thương hiệu Việt - Phong cách chuyên nghiệp"
- Luôn cung cấp cho các khách hàng những tour với dịch vụ tốt, giá cả cạnh tranh nhất
- Xây dựng và bán các chương trình tour hợp lý theo các yêu cầu của khách hàng, tránh các hành trình, tuyến điểm phức tạp, sự sắp xếp thiếu khoa học trong việc đi lại trong tour...
- Đặt chữ tín lên hàng đầu, không vì lợi nhuận mà gian dối, lừa bịp khách hàng
- Luôn làm khách hàng hài lòng khi đến với công ty bằng việc thấu hiểu và thực hiện quan điểm: " Khách hàng luôn luôn đúng "
- Thu hút ngày càng nhiều hơn nữa số lượng lớn các khách du lịch.
- Nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường, nâng cao hơn nữa vị thế của công ty.
- Nâng cao doanh thu và lợi nhuận; tiếp tục đứng vững trong top những doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam do Tổng cục du lịch Việt Nam bình chọn.
- Xây dựng một đội ngũ nhân viên, đoàn thể vững mạnh, chất lượng cao và chuyên nghiệp
* Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty:
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên. Tăng cường đội ngũ hướng dẫn viên cả về số lượng và chất lượng biết từ 2 ngoại ngữ trở lên.
- Đa dạng hóa sản phẩm, thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Nghiên cứu và tạo ra sự khác biệt hóa chương trình du lịch để tránh tình trạng cạnh tranh, giảm giá như hiện nay.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
- Củng cố, mở rộng và thắt chặt mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của công ty để thu hút được nhiều khách hàng.
- Tăng cường mối quan hệ với khách hàng, quan tâm hơn nữa đến công tác chăm sóc khách hàng sau khi thực hiện chương trình du lịch.
- Không ngừng thiết lập mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước, tăng cường hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại đến từng cặp khách để mở rộng thị trường. Nâng cao uy tín và tạo bản sắc riêng cho doanh nghiệp.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho văn phòng để nâng cao sức cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh.
- Mở rộng hơn nữa hệ thống phân phối của công ty.
- Tăng cường ngân sách cho công tác marketing.
4.3 Các đề xuất và kiến nghị hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam
4.3.1 Một số giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam
4.3.1.2 Hoàn thiện danh mục chương trình du lịch nội địa
Do đối tượng khách của công ty đa dạng nên chương trình du lịch của công ty cần phong phú, đa dạng phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Tuy nhiên việc đa dạng này phải dựa trên cơ sở nghiên cứu tâm lý, đặc điểm của khách.
- Về chiều rộng: công ty nên rút bớt những chương trình du lịch kinh doanh không có hiệu quả, mở rộng thêm các loại hình du lịch được khách hàng yêu thích. Ví dụ với tour ngủ đêm trên vịnh Hạ Long với tàu Legend Bay thu hút được rất ít khách, do tàu này công ty kinh doanh đã lâu, các trang thiết bị không còn mới, tâm lý khách du lịch lại bị ảnh hưởng bởi vụ lật tàu ngoài vịnh hồi đầu năm, do đó lượng khách mua tour rất ít, đôi khi chỉ có một vài khách nhưng vẫn phải khởi hành, do đó chi phí lớn, kinh doanh không hiệu quả. Công ty nên rút bớt tour này để tập trung vào kinh doanh 2 tàu còn lại hay sửa sang, nâng cấp để tàu mới hơn trong mắt khách hàng.Với loại hình du lịch mạo hiểm hay du lịch chữa bệnh, công ty chưa đưa ra được chương trình du lịch đặc sắc để có thể thu hút đực tập khách hàng quan tâm đến loại hình này. Hiện tại công ty mới chỉ xây dựng chương trình mạo hiểm " Chinh phục đỉnh Phan - Si - Păng", công ty nên xây dựng thêm các chương trình du lịch mạo hiểm như leo núi, lặn biển ở Nha Trang, xuyên rừng Cúc Phương, đạp xe ở các vùng có địa lý hiểm trở thỏa mãn nhu cầu chinh phục, khám phá của khách. Công ty nên bổ sung thêm vào danh mục chương trình du lịch của mình các tour du lịch chữa bệnh tại các nơi có thiên nhiên trong lành và khí hậu mát mẻ như các vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang tạo điều kiện vừa cho khách tham quan, vừa có thể nghỉ dưỡng. Đối với khách có nhu cầu tìm hiểu văn hóa có thể hướng khách vào việc cuộc sống trải nghiệm của người dân địa phương, tham gia các hoạt động lễ hội, văn hóa, các hoạt động phục vụ cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra công ty cũng có thể đa dạng hóa các loại chương trình du lịch của mình theo các địa bàn trọng điểm, trên cơ sở kết hợp các tài nguyên và dựa vào địa bàn du lịch mà công ty có thể xây dựng các loại hình du lịch khác nhau. Ví dụ với điểm đến là SaPa công ty có thể khai thác loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh, du lịch văn hóa...
- Chiều sâu: Nhiều chương trình du lịch của công ty còn chưa tạo ra được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, thậm chí là giống hệt. Công ty cần tạo sự khác biệt cho chương trình của mình, thay đổi một số điểm đến trong chương trình du lịch, ví dụ khi thiết kế tour đi Vịnh Hạ Long, điểm đến của chương trình du lịch không phải là những hòn động nổi tiếng: Động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ mà là những hòn đảo khác như đảo Titop, đảo Quan Lạn,… Đa dạng hoá các dịch vụ trong các tour du lịch sẵn có: tổ chức các hoạt động thể thao tại các bãi tắm như nhảy dù, lặn biển, đua thuyền, lướt ván, nhảy dù…Hay thay đổi các nhà hàng cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống để khách du lịch được thưởng thức những đặc sản khác nhau sau mỗi lần đến cùng một điểm đến. Mức giá của các chương trình có sự đa dạng phù hợp với thu nhập của đa số khách và tạo được sự khác biệt lớn cho từng đối tượng khách: khách thương gia thì giá cao hơn, học sinh, sinh viên thì giá phải mềm hơn.. Với một loại hình du lịch công ty nên thiết kế nhiều chương trình phù hợp với thời gian rỗi cũng như khả năng thanh toán của khách, tùy từng đối tượng khác nhau mà có sự thay đổi cho phù hợp.
Tuy nhiên để có một danh mục chương trình du lịch hoàn thiện công ty phải có các chính sách để đảm bảo chất lượng chương trình du lịch của mình. Chất lượng các chương trình du lịch phụ thuộc vào yếu tố con người, các nhà cung ứng dịch vụ, trang thiết bị.
+ Yếu con người: ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chương trình du lịch. Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm. Chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh các chương trình du y nội địa chưa cao, chưa phát huy được hết khả năng của mình. Hiện nay trình độ nhân viên của công ty tương đối đồng đều, công ty nên tạo điều kiện cho nhân viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ. Cần đánh giá đúng năng lực và bố trí công việc cho từng người phù hợp với khả năng của họ. Vì vậy công ty phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên bằng cách thực hiện các biện pháp
- Quan tâm hơn nữa tới công tác hoạch định nguồn nhân lực: công việc này nhằm phác thảo kế hoạch tổng thể về nghiên cứu nhân sự cho công ty. Muốn vậy phải căn cứ vào mục tiêu của công ty về chương trình du lịch nội địa, về nhu cầu nhân sự của phòng. Từ đó xác định nhu cầu về nhân lực ở những thời điểm khác nhau và xây dựng các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng thừa hay thiếu nhân lực. Vào chính vụ công ty dễ lâm vào tình trạng thiếu lao động, vì vậy công ty nên thuê hướng dẫn viên bên ngoài, ký hợp đồng với những cộng tác viên có trình độ, tăng thời gian làm việc có sự thỏa thuận với người lao động. Vào trái vụ nhu cầu sử dụng lao động hạn chế công ty nên giảm bớt thời gian lao động, cho nhân viên đi học để nâng cao trình độ, như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng chương trình du lịch nội địa và không làm tăng chi phí của công ty.
- Xây dựng Quy trình đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực nhân viên tại công ty, đặc biệt là đội ngũ nhân viên tiếp xúc : hướng dẫn viên, đội ngũ lái xe, đội ngũ bán hàng.
- Thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ và các kỹ năng chuyên môn, thái độ phục vụ khách hàng và nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc.Năng cao kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống của nhân viên. Với nhân viên tiếp xúc cần lựa chọn người ưa nhìn, năng động, thân thiện, vui vẻ và có nhiệt huyết, khuyến khích nhân viên tự thể hiện năng lực bản thân. Với đội ngũ hướng dẫn viên cần được chuẩn hóa, chuyên nghiệp, khả năng diễn thuyết tốt...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top