daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán Việt Nam​

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán là lĩnh vực đang dần được khẳng định và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù mới ra đời và phát triển trong hơn 15 năm nhưng số lượng các công ty kiểm toán đã ngày càng gia tăng, chứng tỏ nhu cầu đối với lĩnh vực này ngày càng cao. Trong đó, sự ra đời của Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) được đánh dấu là một mốc lịch sử cho ngành kiểm toán tại Việt Nam.
Kiểm toán Báo cáo tài chính luôn là dịch vụ truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các công ty kiểm toán hiện nay. Trước xu thế hội nhập như ngày nay các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam luôn phải đặt ra yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các công ty kiểm toán nước ngoài.
Trong đó đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán là một bước vô cùng quan trọng để giúp cho các công ty kiểm toán xây dựng một kế hoạch kiểm toán hợp lý góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc đánh giá trọng yếu ở các công ty vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện do đây là một công việc khó và đòi hỏi trình độ phán xét của kiểm toán viên. Được đánh giá là một trong những công ty có quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khá hoàn chỉnh và tiêu chuẩn, trong thời gian thực tập tại VACO em đã có cơ hội tiếp xúc và so sánh giữa lý thuyết và thực tế và nhận ra được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện” để nghiên cứu, phát triển cho Luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Từ ý nghĩa quan trọng của đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán Báo cáo tài chính và thực tế công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam, Luận văn muốn làm rõ được lý luận về trọng yếu, rủi ro kiểm toán nói chung và đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính nói riêng. Hơn nữa, Luận văn cũng muốn tìm hiểu quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam. Từ đó, em đã có cơ sở để so sánh giữa thực tế và lý thuyết và có cơ sở để đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và sử dụng các phương pháp kỹ thuật như phương pháp toán học, phương pháp tư duy lôgic, phương pháp diễn giải, quy nạp, phương pháp so sánh và phân tích để tổng hợp về lý luận và thực tiễn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu để làm rõ và bổ sung thêm cho lý luận cũng như thực tiễn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Hướng đóng góp của đề tài
Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán nói chung và đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán trong Báo cáo tài chính nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài đã mô tả được thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam. Từ đó, đề tài đã đưa ra được nhận xét cho những vấn đề còn tồn tại và phương hướng nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam.
Nội dung của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm ba chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
Chương 2: Thực tiễn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kểm toán Việt Nam
Chương 3: Nhận xét, kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán Việt Nam.
Em xin chân thành Thank cô giáo hướng dẫn cùng các anh chị tại Công ty Kiểm toán Việt Nam đã có những hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho em để em có thể hoàn thành tốt Luận văn của mình.




CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN
1.1.1. Trọng yếu
Theo từ điển Tiếng Việt, “Trọng yếu là một tính từ để chỉ sự quan trọng thiết yếu. Một sự vật hay một địa danh đi kèm với trọng yếu đều mang ý nghĩa quan trọng”.
Trọng yếu là một thuật ngữ quan trọng trong kế toán, kiểm toán. Nguyên tắc trọng yếu cần chú trọng đến những vấn đề mang tính cốt yếu, quyết định bản chất và nội dung của sự vật, sự kiện kinh tế phát sinh. Chính vì vậy khái niệm trọng yếu được đề cập ở rất nhiều tài liệu trong nước cũng như quốc tế. Có thể trích dẫn một số tài liệu sau:
Theo Bản công bố về chuẩn mực kiểm toán số 47 (SAS 47): “kiểm toán viên nên xem xét rủi ro kiểm toán và vấn đề trọng yếu trong khi lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán cũng như khi đưa ra kết luận kiểm toán” (Lý thuyết kiểm toán -NXB Tài chính 2005).
Theo sách Lý thuyết kiểm toán (NXB Tài chính 2005): “Trọng yếu, xét trong mối quan hệ với nội dung kiểm toán, là khái niệm chung chỉ rõ tầm cỡ và tính hệ trọng của phần nội dung cơ bản của kiểm toán có ảnh hưởng tới tính đúng đắn của việc nhận thức, đánh giá đối tượng kiểm toán và việc sử dụng thông tin đã đánh giá đó để ra quyết định quản lý. Trên góc độ của người sử dụng thông tin, nói một cách đơn giản, một thông tin quan trọng và cần được trình bày nếu nó có khả năng ảnh hưởng tới các quyết định của người sử dụng”.
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (VSA 200) - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính: “Trọng yếu: là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong Báo cáo tài chính.
Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng tới các quyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu tuỳ từng trường hợp vào tầm quan trọng của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả tiêu chuẩn định lượng và định tính.”
Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA 320) - Tính trọng yếu trong kiểm toán: “Thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hay sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng Báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các khoản mục hay sai sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể tạo ra việc bỏ sót hay sai sót đó. Vì thế, tính trọng yếu là một ngưỡng hay một điểm định tính cơ bản mà một thông tin hữu ích cần có”.
Theo Các văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế số 25 (IAG 25) - Trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán: “Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ, bản chất của sai phạm (kể cả bỏ sót) thông tin tài chính hay đơn lẻ hay từng nhóm, mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác hay rút ra kết luận sai lầm”.
Từ rất nhiều các định nghĩa ở trên ta thấy rằng dù ở trên thế giới hay Việt Nam “trọng yếu” đều được quan niệm như một thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin hay một số liệu kế toán trong Báo cáo tài chính mà nếu thiếu nó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của người sử dụng Báo cáo tài chính, từ đó dẫn đến sai lầm trong việc đánh giá thông tin và ra các quyết định quản lý. Sự tương đồng giữa kiểm toán và quản lý này đã dẫn đến tính tất yếu phải lựa chọn nội dung kiểm toán tối ưu, vừa đánh giá đúng bản chất của đối tượng kiểm toán, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của người quan tâm với giá phí kiểm toán thấp trên cơ sở thực hiện tốt chức năng kiểm toán.
Bởi vậy, để giải quyết yêu cầu trên trong khái niệm “trọng yếu” đã bao hàm hai mặt liên quan tới nhận thức đối tượng: Quy mô hay tầm cỡ (mặt lượng) và vị trí hay tính hệ trọng (mặt chất) của phần nội dung cơ bản.
 Về quy mô
Nhiều kế toán viên và kiểm toán viên mong muốn có được một con số tuyệt đối chỉ dẫn cho họ về trọng yếu. Nhưng điều này là rất khó vì trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối và trong thực tế rất khó để ấn định một con số cụ thể về tầm cỡ cho những điểm cốt yếu của nội dung kiểm toán, đặc biệt là khi có các yếu tố tiềm ẩn. Một con số có thể là trọng yếu với công ty này nhưng không trọng yếu với công ty khác. Bởi vậy, kiểm toán viên thường quan tâm tới quy mô tương đối hơn quy mô tuyệt đối.
Quy mô tương đối là mối quan hệ tương quan giữa đối tượng cần đánh giá với một số gốc. Số gốc thường khác nhau trong những tình huống cụ thể. Chẳng hạn, với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số gốc có thể là doanh thu thuần; với bảng cân đối kế toán, số gốc có thể là tổng tài sản hay tài sản lưu động… Phần đông các kiểm toán viên đều cho rằng “tổng hợp các sai phạm mà có tỷ lệ nhỏ hơn 5% so với giá trị thu nhập ròng thì được xem là không trọng yếu nhưng nếu lớn hơn 10% thì chắc chắn trọng yếu”. Nhưng có khi kiểm toán viên sử dụng con số tuyệt đối để đánh giá tính trọng yếu. Một con số tuyệt đối là số thể hiện mức quan trọng mà không cần nhắc thêm một yếu tố nào khác. Ví dụ như, một vài kiểm toán viên cho rằng “một triệu USD hay một con số lớn hơn thì luôn là con số trọng yếu, không cần quan tâm đến vấn đề nào khác”.
Ngoài ra, khi xem xét quy mô trọng yếu, kiểm toán viên nên cân nhắc cả sự ảnh hưởng luỹ kế của đối tượng xem xét. Trên thực tế thì có rất nhiều sai phạm khi xem xét chúng một cách cô lập thì không phát hiện ra trọng yếu, nhưng nếu cộng dồn tất cả các sai phạm sẽ phát hiện thấy sự liên quan và tính hệ thống của sai phạm và khi đó phát hiện tính trọng yếu của chúng. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán: “Kiểm toán viên cần xem xét tới khả năng có nhiều sai sót là tương đối nhỏ nhưng khi tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu tới Báo cáo tài chính, như: một sai sót trong thủ tục hạch toán cuối tháng có thể trở thành một sai sót trọng yếu, tiềm tàng nếu như sai sót đó cứ tiếp tục tái diễn vào mỗi tháng”.
Việc xác định tính trọng yếu qua quy mô không phải là dễ dàng chính vì vậy để xác định đúng nội dung kiểm toán trên phương diện này chúng ta cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, quy mô trọng yếu phải được xác định. Đó là việc xác định trọng yếu dựa trên các đối tượng nào (Báo cáo tài chính, toàn bộ tài liệu kế toán hay thực trạng tài chính nói chung) và cũng tùy thuộc vào cả khách thể kiểm toán thuộc loại hình doanh nghiệp nào (sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, xây lắp hay vận tải…). Vì mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có những đặc điểm riêng nên việc tìm hiểu khách hàng là một công việc hết sức quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.
Thứ hai, quy mô của các khoản mục, nghiệp vụ không chỉ xét về quy mô bằng con số tuyệt đối mà còn phải trong tương quan với các đối tượng kiểm toán khác. Về định lượng đó là những tỷ lệ của các khoản mục, nghiệp vụ so với một cơ sở tính toán như tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế…Và cũng tùy vào bản chất mà khi tính toán ta nên cộng dồn hay tách riêng các khoản mục, nghiệp vụ, sai sót có liên quan.
Thứ ba, quy mô trọng yếu còn phụ thuộc vào đối tượng và mục tiêu của cuộc kiểm toán là kiểm toán tài chính, kiểm toán nghiệp vụ với các chức năng xác minh hay xác minh, tư vấn….
 Về tính chất
Trong kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán viên đánh giá tính trọng yếu cần tuỳ từng trường hợp vào loại hình, quy mô doanh nghiệp. Đồng thời cần có sự am hiểu tài chính kế toán, các quy định pháp luật với doanh nghiệp và dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên.

thức ra phiên bản (Version) IAA 2006, theo đó quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính bắt buộc phải thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán, không kể quy mô của khách hàng. Do đó có thể thấy việc nghiên cứu và hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những chiến lược nhằm tăng sức cạnh tranh của VACO trong quá trình hội nhập.
Mặc dù hiện nay VACO là công ty kiểm toán độc lập lớn nhất tại Việt Nam, nhưng VACO mới chỉ là thành viên của Deloitte, chưa từng cung cấp một dịch vụ nào ra nước ngoài. Vì vậy để hội nhập một cách chủ động, VACO nên hoàn thiện trên mọi phương diện: đào tạo nhân lực, kiểm soát chất lượng, đa dạng hoá dịch vụ để có thể cung cấp được dịch vụ của công ty ra thị trường thế giới. Có như vậy mới khẳng định được vị thế và chất lượng dịch vụ của mình trong quá trình hội nhập hoàn toàn.

KẾT LUẬN

Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán là một công việc hết sức quan trọng trong lập kế hoạch cũng như thiết kế các chương trình kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Đây là công việc chiếm nhiều thời gian, công sức nhất trong lập kế hoạch kiểm toán. Chính vì vậy trên thực tế không phải Công ty kiểm toán độc lập nào ở Việt Nam cũng có thể làm tốt quy trình này. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập như ngày nay, các công ty kiểm toán đã ngày càng hoàn thiện quy trình đánh giá tính trọng yếu này và đã có những bước thành công nhất định Trong đó, VACO là một trong số ít các công ty có quy trình chuẩn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Trong Luận văn tốt nghiệp của em đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính. Bên cạnh đó, Luận văn cũng giới thiệu tổng quan về Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) cùng với việc mô tả và phân tích thực trạng của quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán mà VACO thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn của Deloitte toàn cầu. Qua đó, em đã đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại công ty kiểm toán Việt Nam (VACO).
Do hạn chế về kiến thức cũng như tài liệu bài viết của em mới chỉ đưa ra được những vấn đề chung nhất về tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán cũng như việc đánh giá chúng như thế nào trong kiểm toán báo cáo tài chính. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện bài viết hơn nữa. Một lần nữa em xin gửi lời Thank tới cô giáo hướng dẫn và các anh chị trong Công ty Kiểm toán Việt Nam đã tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn thiện Luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, 320, 400
2. Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Sài Gòn năm 2005
3. Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, ĐH Kinh tế quốc dân, NXB Tài chính năm 2005
4. Giáo trình Kiểm toán tài chính, ĐH Kinh tế quốc dân, NXB Tài chính năm 2001
5. Kiểm toán, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, NXB Thống kê năm 2004
6. Kiểm toán, Alvin Arren, sách dịch, NXB Thống kê năm 1995
7. Tài liệu của VACO
8. Phần mềm AS/2
9. Một số tạp chí Kế toán, Kiểm toán















DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Các mối quan hệ giữa của rủi ro kiểm toán với bằng chứng phải thu thập 15
Bảng 1.2: Bảng tính mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu 21
Bảng 1.3: Bảng phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các khoản mục 24
Bảng 1.4: Bảng đánh giá rủi ro phát hiện 26
Bảng 2.1: Những kết quả đạt được trong những năm gần đây 39
Bảng 2.2: Hội đồng quản trị Công ty A 54
Bảng 2.3: Ban giám đốc và Kế toán trưởng Công ty A 54
Bảng 2.4: Hội đồng quản trị Công ty B 55
Bảng 2.5: Ban giám đốc và Kế toán trưởng Công ty B 55
Bảng 2.6: Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên 57
Bảng 2.7: Bản cam kết về tính độc lập 58
Bảng 2.8: Bảng phê duyệt tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán 59
Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng 62
Bảng 2.10: Bảng tìm hiểu hệ thống và chu trình kế toán
của kiểm toán viên VACO đối với hai Công ty A và B 64
Bảng 2.11: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với Công ty A và B 67
Bảng 2.12: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
của Công ty A và Công ty B do kiểm toán viên VACO thực hiện 68
Bảng 2.13: Hướng dẫn ước lượng về tính trọng yếu của Deloitte Touche Tohmatsu 82
Bảng 2.14: Hướng dẫn đánh giá trọng yếu theo chỉ tiêu doanh thu 83
Bảng 2.15: Bảng tính mức trọng yếu đối với Công ty A 84
Bảng 2.16: Bảng tính mức trọng yếu đối với Công ty B 85
Bảng 2.17: Bảng hướng dẫn tính giá trị chênh lệch có thể chấp nhận của Deloitte Touche Tohmatsu 87
Bảng 2.18: Bảng giá trị độ tin cậy của Deloitte Touche Tohmatsu 88
Bảng 2.19: Ma trận kiểm tra định hướng 90
Bảng 2.20: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của Công ty A 92
Bảng 2.21: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của Công ty B 93
Bảng 2.22: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo Kết quả kinh doanh của Công ty A 94
Bảng 2.23: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo Kết quả kinh doanh của Công ty B 94
Bảng 2.24: Nhận định mức độ rủi ro đối với tài khoản 95
Bảng 2.25: Bảng câu hỏi đánh giá kiểm soát đối với các khoản mục Công ty A 96
Bảng 2.26: Bảng đánh giá rủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty A 102
Bảng 2.27: Kế hoạch kiểm toán chi tiết khoản mục các khoản phải thu 103
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của VACO 42
Sơ đồ 2.2 : Quy trình kiểm toán tại VACO theo tiêu chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu 50















MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 4
1.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 4
1.1.1. Trọng yếu 4
1.1.2. Rủi ro kiểm toán 10
1.1.2.1. Khái niệm 10
1.1.2.2. Các loại rủi ro kiểm toán 12
1.1.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán với bằng chứng kiểm toán 14
1.2. ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIÊM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 15
1.2.1. Cơ sở đánh giá 15
1.2.1.1. Đối với tính trọng yếu 15
1.2.1.2. Đối với rủi ro kiểm toán 15
1.2.2. Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 16
1.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 24
1.2.4. Vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong giai đoạn thực hành kiểm toán 29
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 33
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Kiểm toán Việt Nam 33
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Kiểm toán Việt Nam 36
2.1.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 36
2.1.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 39
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý 42
2.1.4. Định hướng phát triển trong tương lai 44
2.1.5. Những điều làm nên thành công 47
2.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 48
2.2.1. Khái quát về khách hàng kiểm toán 51
2.2.2. Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán 52
2.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên Báo cáo tài chính 61
2.2.3.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng 61
2.2.3.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát 64
2.2.3.3. Đánh giá rủi ro phát hiện 80
2.2.4. Đánh giá trọng yếu 81
2.2.4.1. Xác định mức độ trọng yếu Phần mềm (Planning Materiality) 81
2.2.4.2. Xác định mức độ trọng yếu chi tiết MP (Monetary Precision) 83
2.2.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ 90
2.2.5.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 90
2.2.5.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 96
2.2.5.3. Đánh giá rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 102
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 106
3.1. NHẬN XÉT VỀ ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 106
3.1.1. Ưu điểm 107
3.1.2. Hạn chế 108
3.2. TÍNH TẤT YẾU PHẢI HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN …………………………….109
3.2.1. Xu thế hội nhập quốc tế của dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam …………………………………………………………………..109
3.2.2. Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính tại VACO và chiến lược phát triển của Công ty ………... . 110
3.3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI VACO 112
3.2.1. Hoàn thiện phân bổ ước lượng ban dầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính 112
3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát……………………………………………………………………113
3.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát 113
3.4. KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 116
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Sửa lần cuối:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi y tế VT Y dược 0
D HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦY CANH RAU CẢI BÓ XÔI (Spinacia oleracea) TRONG NHÀ LƯỚI Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu của Công ty cổ phần Dược & Vật tư thú y HANVET Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top