Mikel

New Member

Download Ebook Sự phát triển nội công và các ứng dụng thực tiễn - trong Kung Fu Vĩnh Xuân miễn phí





MỤC LỤC
Chú ý dành cho độc giả:. i
Lời cảm ơn. i
Lời tựa. ii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. 1
1. Kung fu là gì? . 1
2. Làm sao để làm chủ được nội công . 1
3. Vĩnh Xuân: có hay không có nội công? . 2
4. Một hệ thống nguyên tắc trọng tâm . 4
CHƯƠNG 2: SỰ HIỂU BIẾT VỀ KHÍ. 7
1. Người thầy như một người hướng dẫn: một lời đề nghị . 7
2. Sự thả lỏng. 9
3. Hai bí quyết: hiện diện và có chủ đích (Attending and Intending) . 10
4. Ngạnh công và nội công (Hard and Soft Chi-kung) . 11
5. Luyện tập ngạnh công (nội công cứng) . 11
6. Luyện tập nội công mềm . 12
7. Bốn mức độ của việc thả lỏng . 14
CHƯƠNG 3: VĨNH XUÂN MỘT HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG. 15
1. Sự đảm nhận về kỹ năng sử dụng năng lượng . 16
2. Nội công Vĩnh Xuân: những bài tập luyện cao cấp . 18
CHƯƠNG 4: BẮT ĐẦU VỚI BỘ RỄ. 19
1. Bốn bài tập về tấn pháp . 21
2. Bát đoạn cẩm . 25
3. Thiền định đứng từ Tẩy Tủy Kinh Thiếu Lâm Tự . 26
4. Thở thuận và thở nghịch. 27
5. Bắt đầu với thiền định đứng . 28
6. Thiền định đứng nâng cao: Tẩy Tủy Kinh . 29
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 iv
7. Bài tập nội công nâng cao trong bài Tiểu Niệm Đầu . 30
a. Bốn nguyên tắc: Thả lỏng, Bám rễ, Thở và Tập Trung . 32
b. Tay tán thủ (The Tan Sau) . 33
c. Tay hộ thủ (The Wu Sau). 35
d. Tay phục thủ (The Fook Sau) . 37
CHƯƠNG 5: HỌC CÁCH DI CHUYỂN VỚI KHÍ. 41
1. Bước di chuyển. 44
2. Sự đổi hướng . 45
3. Đòn đá trong Vĩnh Xuân . 47
a. Hạt giống của cú đá. 47
b. Nguyên tắc của đòn đá . 48
c. Sức mạnh của cú đá mềm/cú đá nó nội công . 49
d. Mục tiêu của cú đá . 50
e. Thực hiện cú đá như một bước di chuyển . 53
4. Những sự biểu lộ năng lượng khác nhau của ba bài quyền . 53
CHƯƠNG 6: SỬ DỤNG KHÍ NHƯ MỘT THỨ VŨ KHÍ. 56
1. Cú vỗ hay bàn tay chìm . 60
2. Bàn tay xuyên thấu . 62
3. Phóng thích năng lượng từ các ngón tay và ngón chân (Tiêu Chỉ) . 65
4. Cú đấm từ một khoảng cách ngắn (đoản kiều) . 67
5. Sự biểu lộ âm dương của năng lượng . 69
CHƯƠNG 7:MỤC ĐÍCH CỦA NIÊM THỦ VÀ THÁI ĐỘ CẦN CÓ. 72
1. Học một ngôn ngữ mới . 72
2. Vấn đề về khí trong bài tập niêm thủ . 73
3. Bài tập quan trọng nhất: Niêm thủ đơn . 75
4. Phát triển một sự kết nối sâu sắc thông qua niêm thủ . 76
5. 12 giai đoạn tăng tiến của việc hiện diện sự tương tác . 76
6. Niêm thủ kép: một cuộc trò chuyện . 86
7. Giải phóng khỏi kỹ thuật thông qua các nguyên tắc . 90
CHƯƠNG 8: BÀI TẬP LUYỆN TẬP NĂNG LƯỢNG CAO CẤP TRONG
VĨNH XUÂN VỚI BÀI: MỘC NHÂN PHÁP, LỤC ĐIỂM BÁN CÔN VÀ BÁT
TRẢM ĐAO. 92
1. Giải mã bí mật của mộc nhân . 93
2. Các giai đoạn tập luyện với mộc nhân . 94
3. Năng lượng trong vũ khí của Vĩnh Xuân, Lục điểm bán côn . 95
4. Bát trảm đao . 96
LỜI KẾT. 100
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ . 101



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ử sửc
Cũng giống như nhiều nơi dạy võ khác, vị sư phụ khôn ngoan này có một
người đệ tử có một đặc điểm là: nghĩ mình biết nhiều hơn thực sự những gì anh ta có.
Anh ta muốn cố gắng làm mất thăng bằng tôi, nhưng rốt cuộc anh ta đã thất bại và đã
bị tui quăng ra xa nhiều lần. Sau đó anh ta tuyên bố rằng đó chỉ là vì tui bự con và
mạnh hơn anh ta về mặt thể chất. Anh ta mời tui ở lại và đợi một vị sư phụ khác tới,
người mà anh ta tin rằng có thể dễ dàng quăng tui ra xa. Một cách tự nhiên tui đồng ý,
họ nói rằng vị sư phụ này là một người đàn ông bự con, có những kỹ năng tuyệt vời
và đã từng đánh bại rất nhiều người đến thách thức. Anh ấy luyện Thái Cực Quyền và
một hệ phái của Thiếu Lâm. tui rất háo hức chờ xem những gì anh ấy có.
Sau khoảng một giờ đồng hồ anh ta đã đến, mọi người rất háo hức kéo tui
lại chỗ anh ấy và giới thiệu chúng tui với nhau. Tên anh ấy là Lu Jian Guo, một người
rất bự con, và còn bự hơn tui một chút mà tui thì không phải là nhỏ. Anh ta khoảng 40
tuổi, trông rất khỏe và có con mắt của một võ sĩ từng trải. tui hăm hở để cảm nhận kỹ
năng của anh ấy. Khi họ nói rằng tui tập Vĩnh Xuân, sư phụ Lu nhận xét rằng Vịnh
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 43
Xuân làm bị thương người khác. tui nhanh chóng xác nhận lại rằng tui ở đây không
phải để làm bị thương bất kỳ ai và thế là chúng tui đồng ý thử sức với mục đích không
làm bị thương lẫn nhau mà đơn giản là làm mất thăng bằng đối phương.
Một đám đông tụ tập lại, khoảng 30-50 người, nhằm xem vị sư phụ này sẽ quăng tui
như thế nào. Chúng tui bắt đầu với các động tác thôi thủ và nhanh chóng chuyển trực
tiếp sang nỗ lực làm mất thăng bằng lẫn nhau bằng cách kéo đẩy tự do. Anh ta có bám
rễ thật vững chãi và tui thấy rằng sự trao đổi này thật thú vị. Chúng tui tiến lui trong
nhiều phút mà không ai chiếm được lợi thế nào, sau đó khi anh ta đẩy mạnh vào người
tôi, tui đã để nó trượt qua và có cơ hội để giựt mạnh khiến anh ra phải rời khỏi vị trí
tấn của mình và văng ra khoảng 3 mét (12 feet). Điều này làm đám đông bị ấn tượng.
Sư phụ Lu đã rất lịch thiệp và xác nhận rằng tui đã bắt được anh ta và sau đó quay trở
lại với một sự hăng hái và nỗ lực để làm lại. Chúng tui tiếp tục thêm khoảng 3-4 phút
mà không ai thực sự giành được lợi thế nào.
Ngay khi kết thúc sự trao đổi, sư phụ Lu tuyên bố với đám đông rằng tui là
một trong những người có năng lực dữ dội về năng lượng. Đó là một lời khen rất hay
và đám đông bắt đầu khâm phục kỹ năng của tui chứ không phải kích thước của tôi,
mặc dù tui không phải là người Trung Quốc.
tui đã thực sự bị ấn tượng với kỹ năng của anh ấy và chúng tui đã trở thành bạn tốt.
Mặc dù anh ấy và sư phụ Yang, cũng như hai vị sư phụ khác mà tui đã cùng thử sức
sáng hôm đó cùng có một nhận xét là: tui sẽ trở nên gần như là không thể đánh bại
nếu được tập luyện Thái Cực Quyền để tinh luyện thêm kỹ năng nội công của mình.
tui xem như đó là một lời khen đầy ý nghĩa cũng như tui cực kỳ coi trọng môn võ
Thái Cực Quyền. Đựơc sự khuyến khích của các vị sư phụ học môn võ mà họ ưa thích
để phát triển khả năng là một lời khen cao quý đối với tôi. Và tui thực sự tin rằng nếu
tui có cơ hội được học dưới sự chỉ bảo của một trong những vị sư phụ này tui sẽ có
những sự tiến bộ đáng kể.
Sư phụ Lu và sư phụ Baker Sư phụ Yang và sư phụ Baker
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 44
Năng lực di chuyển trong khi vẫn bám rễ là thứ được dạy trong bài Tầm
Kiều. Nó là một thứ có khả năng bám rễ, và nó là một mức độ khác của kỹ năng duy
trì bộ rễ khi di chuyển, và nó thậm chí là một cấp độ sâu hơn để di chuyển cơ thể từ
bộ rễ năng lượng! Vậy làm thế nào mà một người phát triển qua các cấp độ của kỹ
năng này?
Một sự thật cơ bản về bản chất của khí là di động- lưu chất. Trong trạng thái
tự nhiên nó sống động và luôn di chuyển. Sự thật là nó luôn di chuyển một cách tự
nhiên chính là chìa khóa để di chuyển với nó. Tuy nhiên khí cũng muốn được dẫn
hướng, được chỉ định sẽ đi đến đâu. Nếu nó không được sự dẫn hướng bởi sự có chủ
đích của cá nhân thì đơn giản nó sẽ di chuyển theo chu kỳ một cách tự nhiên với sự
lắng xuống liên tục. Trình độ đầu tiên của việc bám rễ năng lượng được hoàn thành
bởi việc thả lỏng và tĩnh lặng bộ não và cơ thể đủ để giải phóng khí và cho phép nó
lắng xuống dưới tác động của lực trọng trường. (Năng lượng bị tác động bởi trọng lực,
thực sự thì trọng lực là một tác động gây ra bởi dòng chảy khí của trái đất, và vấn đề
này sẽ được đề cập ở một cuốn sách khác). Sau đó bạn bắt đầu hướng sự chú ý xuống
đất và dẫn khí đi xuống đất, việc định hướng đi cho khí là rất cần thiết để lắng nó
xuống sâu hơn. Điều này được thực hiện thông qua việc tập luyện khả năng hiện diện
và có chủ định của bạn, hai phương diện tinh thần này mang lại cho bạn khả năng điều
khiển khí. Nếu chỉ ước hay suy nghĩ về việc di chuyển năng lượng đến chỗ này hay
chỗ khác sẽ không bao giờ đủ, bạn phải thực sự đặt được cảm giác thông qua việc có
chủ đích.
1. Bước di chuyển
Những kỹ năng này sau đó sẽ được sử dụng để tạo ra bộ rễ động. Nhưng
việc bạn sẽ làm là hiện diện hay “gửi những cảm giác về năng lượng của bạn” đến nơi
mà bạn muốn đến. Để làm được điều này bạn phải áp dụng rất nhiều nguyên tắc chủ
chốt. Nguyên tắc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là Thả Lỏng và tạo ra một cảm
giác về một vùng chân không, bạn không thể nào di chuyển năng lượng mà không có
sự thả lỏng. Thứ cảm giác về năng lượng mà bạn sẽ đặt hay chủ định là những cảm
giác thả lỏng trống rỗng. Và tâm di chuyển của cơ thể xuất phát từ Đan Điền; bạn sẽ
di chuyển từ vị trí này. Nếu bạn tiến về phía trước bạn sẽ bước đi như thể có ai đó cột
dây vào hông bạn và kéo bạn về phía trước. Nguyên tắc thứ ba là sử dụng động lực từ
sự bắn năng lượng và bật năng lượng xuống đôi chân.
Khi bạn được thả lỏng có thể cảm giác sức nặng của năng lượng, tựa như nó
có khối lượng vậy. Cùng với việc bạn đẩy chân trước bước tới, hãy thả cho cảm giác
sức nặng của năng lượng này qua cẳng chân xuống bàn chân, giống như cảm giác một
quả bóng thật nặng bằng kim loại đang lăn trong một cái ống bịt kín và đập xuống đáy
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 45
một cái ầm. Nguồn khí của bạn được bắn từ Đan Điền qua cẳng chân và đập vào bàn
chân và cũng phát ra một tiếng uỵch. Tiếng uỵch này sẽ kéo bạn về phía trước với một
mức độ nào đó. Tại thời điểm quả bóng chạm bàn chân trước bạn cũng bắn một nguồn
năng lượng tựa như lò xo xuống chân sau để bắn bạn tới phía trước. Tất cả những điều
này diễn ra trong tích tắc, và mọi chuyện chỉ là đặt cảm gi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top