heoconnhuquynh

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường Hoa Kỳ: Thực trạng và giải pháp phát triển





MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Chương I. Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu

 hàng dệt may 3

I. Khái niệm, vai trò 3

1. Khái niệm xuất khẩu 3

2. Vai trò của xuất khẩu đối với Việt Nam 3

II. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 5

1. Yếu tố chính trị 5

2. Yếu tố kinh tế 5

3. Yếu tố luật pháp 5

4. Yếu tố cạnh tranh 6

5. Yếu tố văn hoá 6

III. Vai trò của hàng dệt may xuất khẩu với nền kinh tế Việt Nam 6

IV. Lợi thế so sánh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 7

Chương II. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang

thị trường Hoa Kỳ 10

I. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 10

1. Môi trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ 10

2.Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và ảnh hưởng tới xuất khẩu

hàng dệt may 13

3. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 16

4. Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ 20

III. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

sang thị trường Mỹ 21

1. Những thuận lợi 21

2. Những khó khăn 23

Chương III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

sang thị trường Hoa Kỳ đến 2010 25

I. Phương hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam 25

II. Đề xuất giải pháp với các doanh nghiệp 27

2. Nghiên cứu thực hiện thị trường 27

3. Về sản xuất và xuất khẩu đáp ứng thị trường 27

4. Về Marketing nghiên cứu thị trường 28

5. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ đáp ứng yêu cầu khách hàng 28

III. Đề xuất biện pháp quản lý của nhà nước và chính phủ 29

1. Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu 29

2. Chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp may 29

3. Đầu tư phát triển ngành dệt, có sự cân đối giữa ngành dệt và may 30

Kết luận 31

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


chế tối huệ quốc cho nhau, mà quan trọng hơn là hàng hoá Việt Nam sẽ dễ dàng xâm nhập vào thị trường Mỹ nhiều hơn, làm tăng khả năng cạnh tranh với mức thuế suất chỉ còn trên 3%, trong khi trước ngày Hiệp định có hiệu lực 11/12/2001 phải từ 40% đến 80%.
3. HĐTM Việt - Mỹ sẽ mở ra một cơ hội làm ăn mới cho các nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam, họ sẽ nhận được sự trợ giúp nhiều hơn nữa của Chính phủ Mỹ thông qua các tổ chức tài chính tín dụng
4. HĐTM sẽ tạo điều kiện để Mỹ có thể nhập khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như dầu thô, dệt may, giầy dép mà trước đây, Mỹ đã không mua được của Việt Nam bao nhiêu.
5. Để thực thi được HĐTM, hệ thống luật pháp của Việt Nam cần thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều đó sẽ làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn hơn, chẳng những đối với nhà đầu tư Mỹ mà cả các nhà đầu tư nước ngoài khác.
6. HĐTM Việt - Mỹ tạo ra cơ hội lớn để Việt Nam gia nhập WTO vì các nguyên tắc của tổ chức này đã được hai bên lấy làm nền tảng trong quá trình đàm phán.
7. HĐTM được ký kết, góp phần nâng vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới vì giờ đây Việt Nam đã có đủ điều kiện để thâm nhập vào một nền kinh tế lớn nhất thế giới mà hệ thống luật lệ, cung cách làm ăn của nó là hết sức chặt chẽ, tinh vi.
8. HĐTM Việt - Mỹ mở ra một cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực phấn đấu không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, học tập một cách làm ăn bài bản, phù hợp với luật lệ kinh doanh quốc tế.
9. HĐTM có hiệu lực sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn từ đó, Việt Nam tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến trình CNH-HĐH đất nước.
10. HĐTM sẽ tạo điều kiện để hoàn chỉnh hoá hệ thống lĩnh vực hoạt động dịch vụ như viễn thông, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng vì một trong những nội dung quan trọng của hiệp định là sau một số năm khi hiệp định có hiệu lực, các nhà đầu tư Mỹ sẽ khai thác tối đa hoạt động dịch vụ tại Việt Nam, một lĩnh vực được xem là yếu trong cơ cấu kinh tế. Trong khi đó ở Mỹ, dịch vụ chiếm 60 -70% GDP và phát triển rất mạnh. Nhờ đó, người dân Việt Nam sẽ được hưởng các dịch vụ tốt hơn do các nhà đầu tư Mỹ cung cấp.
11. Để có một lượng hàng lớn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhất là những mặt hàng sử dụng nhiều lao động cũng như các nhà đầu tư Mỹ sẽ vào Việt Nam nhiều hơn, tất cả sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm mới khi HĐTM có hiệu lực, góp phần giải quyết vấn đề dân số và việc làm ở Việt Nam.
12. HĐTM mở ra một cơ hội để khai thác lực lượngViệt kiều đang làm ăn sinh sống ở Mỹ, phát huy những lợi thế và tiềm lực của họ nhằm góp phần xây dựng quê hương.
13. HĐTM có hiệu lực, mối quan hệ Việt - Mỹ theo đó sẽ có những bước phát triển toàn diện về mọi mặt: người Mỹ sẽ đến Việt Nam nhiều hơn, ngành du lịch nhờ đó mà phát triển. Trái lại, người Việt Nam cũng sẽ đến Mỹ nhiều hơn để quan sát, học tập, tiếp thu những tiến bộ mà Mỹ đã đạt được tất cả sẽ làm cho mối quan hệ hai nước phát triển lên một tầm cao mới.
b. Tác động Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đến xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ từ năm 2001 đến năm 2002 đã tăng lên với tốc độ rất lớn 1.724% tương đương với 900 triệu USD trong khi thời gian trước đó, từ năm 1994 – 2001 thị trường Mỹ còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Lý do chính ở đây là Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc MFN và những ưu đãi khác. Từ 11/12/2001 khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã tăng lên đáng kể. Sau 2 năm có hiệu lực kim ngạch dệt may tăng mạnh 2002 là 900 triệu USD và 2003 đạt 2,3 tỷ USD. Kết quả này đạt được là do những thuận lợi mà Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ mang lại. Sau khi Hiệp định có hiệu lực hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ không phải áp dụng hạn ngạch trong một thời gian từ 1 – 2 năm. Hơn nữa kể từ đầu năm 2002 hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ đã được hưởng quy chế thương mại bình thường NTR và những ưu đãi khác.
3. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường hàng dệt may có tiềm năng của Việt Nam. Như đã phân tích về đặc điểm thị trường hàng dệt may của Mỹ ở trên, Mỹ là một thị trường tiêu thụ hàng dệt may hết sức lớn (hàng năm Mỹ phải nhập khẩu khoảng 70 tỷ USD). Đây thực sự là điều hấp dẫn các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm của mình sang Mỹ.
Sau khi Mỹ quyết định huỷ bỏ cấm vận với Việt Nam (03/2/1994), tiếp đó Bộ Thương mại Mỹ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên, Cuba, Việt Nam) lên nhóm Y ít hạn chế về thương mại hơn (gồm Liên Xô cũ, các nước thuộc khối Vacsava cũ, Anbani, Mông Cổ, Lào, Campuchia và Việt Nam). Bộ Vận tải và Bộ Thương mại Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng sang Việt Nam, cho phép tàu mang cờ của Việt Nam được vào cảng của Mỹ (nhưng còn phải hạn chế xin phép trước 3 ngày). Ngay từ khi chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN), các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận được với thị trường Mỹ. Quyết định huỷ bỏ cấm vận này chính là tiền đề, là cơ sở cho sự khai thông quan hệ thương mại Việt - Mỹ. Hàng dệt may Việt Nam với ưu thế giá rẻ, chất lượng được đánh giá là cao và thời hạn giao hàng được xếp vào loại tốt nhất Châu á đã từng bước thâm nhập vào thị trường Mỹ đầy rẫy những khó khăn này.
Hàng dệt may Việt Nam thâm nhập được vào thị trường Mỹ là cả một sự nỗ lực to lớn của không những bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành và các thành phần kinh tế có liên quan. Tuy còn rất nhiều trở ngại trên con đường thâm nhập vào thị trường Mỹ, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ liên tục tăng qua các năm với một tốc độ tăng trưởng khá cao.Từ năm 1994, hàng dệt may Việt Nam mới bắt đầu đặt được bước chân nhỏ bé của mình vào thị trường lớn này (xem bảng 9 ở phụ lục).
Năm 1994, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này rất nhỏ bé: 2,56 triệu USD chỉ chiếm một phần không đáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ năm đó (khoảng 0,05%) và cũng không đóng vai trò gì đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm đó (khoảng 0,47%). Nhưng đây cũng thực sự là một kết quả đáng khích lệ. Vì Việt Nam mới bắt đầu quan hệ thương mại với Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có hiểu biết gì nhiều về thị trường này cả về hệ thống pháp luật, các chính sách quy định của Chính phủ Mỹ, cũng như đặc điểm của thị trường này.
Nhưng chỉ một năm sau, năm 1995 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ đã có tốc độ tăng trưởng rất cao 558,98% gấp 6,6 lần, đạt giá trị 16,87 triệu USD tăng 14,31 triệu USD ( xét về trị số tuyệt đối). kim ngạch xuất khẩu như vậy chưa phải thực sự là lớn, nhưng tốc độ tăng trưởng thì quả là không nhỏ. Lúc này tỷ trọng hàng dệt may của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ vẫn chưa đáng kể, nhưng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thì thị trường Mỹ đã chiếm 2%. Sở dĩ có mức tăng trưởng kỷ lục như vậy là do Việt Nam đã đi từ con số 0 đi lên. Hơn nữa quan hệ thương mại Việt - Mỹ ngày càng tiến triển tốt đẹp. Ngày 11/7/1995 Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố công nhận ngoại giao và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Trong năm 1995, Ngoại trưởng Mỹ W.Chirtopher đã thăm chính thức Việt Nam, và Chủ tịch Lê Đức Anh cũng có chuyến sang thăm Mỹ và tiếp xúc với nhiều quan chức cao cấp trong Hội nghị về bình thường hoá quan hệ - bước tiếp theo trong quan hệ Việt -Mỹ do hội đồng Mỹ tổ chức, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước.
Năm 1996, kim ngạch đạt 23,60 triệu USD với tốc độ tăng trưởng là 38,89%. Sang năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, nhiều thị trường nhập khẩu hàng dệt may hạn ngạch cũng như phi hạn ngạch của Việt Nam bị giảm sút, thị trường Mỹ xem ra vẫn là thị trường khá ổn định, tuy tốc độ tăng trưởng cũng có giảm sút hơn so với các năm trước. Năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 9,86% với kim ngạch xuất khẩu đạt 25,928 triệu USD, năm 1998 tốc độ tăng trưởng là 1,82%, kim ngạch xuất khẩu đạt 26,40 triệu USD. Kết quả giảm sút này là do: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ kéo dài suốt từ năm 1997 đã làm cho giá cả của hàng dệt may Việt Nam vốn đã cao do chênh lệch thuế suất, nay lại càng cao hơn do đồng tiền của các nước chịu khủng hoảng mất giá. Nên các sản phẩm của họ trở lên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng của Việt Nam, hàng dệt may của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh không tương sức trên thị trường này.
Năm 1999, tình hình đã được cải thiện sáng sủa hơn. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 1999: 30,00 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng 13,65%. Theo đoán năm 1999 giữa Việt Nam và Mỹ sẽ đi đến ký một Hiệp định Thương mại song phương để Việt Nam có thể được hưởng quy chế đãi ngộ tối h...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo Thực tập tốt nghiệp thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện EVFTA Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
A Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Tiểu luận QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Luận văn Kinh tế 0
D Trình tự Giao nhận hàng hóa: Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho, bãi của cảng Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) lên xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top