boy_tu_lap1987

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I :TỔNG QUAN VỀ BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI ĐỊA
4
1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 4
1.1 Thị trường bán lẻ Việt Nam là một môi trường đầy tiềm năng 4
1.2 Sự mở cửa của thị trường bán lẻ Việt Nam theo lộ trình cam kết với
WTO 7
1.2.1 Cơ hội đã mở ra cho bán lẻ nước ngoài 7
1.2.1.1 Cam kết mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam với
WTO 7
1.2.1.2 Sự thâm nhập của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vào
thị trường bán lẻ Việt Nam 9
1.2.2 Thời gian ngắn cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa trước sự đổ
bộ của các đại gia bán lẻ thế giới 10
2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ BÁN LẺ Ở VIỆT NAM 13
2.1 Tầm quan trọng của dịch vụ bán lẻ với nền kinh tế quốc gia 13
2.2 Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ bán lẻ thời gian gần đây 14
2.2.1 Sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam 14
2.2.1.1 Hệ thống chợ truyền thống 15
2.2.1.2 Hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, kinh doanh nhỏ
lẻ15
2.2.1.3 Hệ thống các chuỗi cửa hàng bán lẻ 16
2.2.1.4 Hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại 16
2.2.2 Sự dịch chuyển cơ cấu thị phần giữa các doanh nghiệp bán lẻ 18
2.2.2.1 Cán cân bán lẻ dịch chuyển dần về phía các kênh bán lẻ hiện
đại18
2.2.2.2 Doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đang dần chiếm ưu thế 19
3 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CÁC NHÀ BÁN LẺ NỘI ĐỊA 21
3.2 Phát triển là nhu cầu tất yếu của bản thân doanh nghiệp 23
3.3 Phát triển các doanh nghiệp nội địa là giúp phát triển nền kinh tế 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM 25
1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
VIỆT NAM 25
1.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 25
1.1.1 Cơ sở hạ tầng 25
1.1.2 Nguồn nhân lực 27
1.1.3 Nguồn tài chính 29
1.1.4 Cơ sở hậu cần 30
1.1.5 Trình độ công nghệ, trang thiết bị 31
1.1.6 Thương hiệu 33
1.2 Về thị trường của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 35
2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM 38
1.1. Điểm mạnh 39
2.2 Điểm yếu 41
2.3 Cơ hội 43
2.4 Thách thức 45
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP CỤ THỂ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN
LẺ VIỆT NAM 47
1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI
ĐỊA TRONG CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP 47
1.1 Nâng cao nền tảng tài chính và cơ sở vật chất 47
1.1.1 Nâng cao tiềm lực tài chính 47
1.1.2 Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất 49
1.2 Chủ động xây dựng, đào tạo hệ thống nhân lực hiện đại 51
1.3 Đẩy mạnh thu hút niềm tin của người tiêu dùng 53
2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ XUẤT 54
2.1 Về việc xây dựng nền tảng tài chính và cơ sở vật chất 55
2.1.1 Một số biện pháp nâng cao tiềm lực tài chính 55
2.1.1.1 Liên kết các doanh nghiệp bán lẻ nội địa 55
2.1.1.2 Hợp nhất và sáp nhập (M&A) 58
2.1.1.3 Tận dụng các nguồn vay tài chính ưu đãi 62
2.2 Về việc xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng 64
2.2.1 Các biện pháp thu hút khách hàng, gia tăng thị phần 64
2.2.1.1 Quảng cáo, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp 64
2.2.1.2 Các chương trình khuyến mãi 67
2.2.1.3 Mở rộng thị trường về khu vực nông thôn 68
2.2.2 Các biện pháp giữ chân khách hàng 69
2.2.2.1 Làm hài lòng khách hàng nhờ các dịch vụ thực sự tốt 70
2.2.2.2. Thiết lập các hình thức ưu đãi cho các khách hàng quen thuộc 71
KẾT LUẬN 73
tiềm năng lớn, với tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, nhu cầu người tiêu dùng luôn tăng cao, vì
vậy tất cả các doanh nghiệp nội địa cần tận dụng ưu thế này. Các nhà bán lẻ Việt
Nam có lợi thế lớn so với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài là ở sự am hiểu
nhu cầu người tiêu dùng. Họ chính là những người nắm bắt được sát thực nhất
những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Vì thế, các doanh
nghiệp bán lẻ Việ Nam cần coi trọng phát triển hệ thống phân phối trong nước,
coi đó là cơ sở để hình thành kênh lưu thông ổn định. Hiện nay, các doanh
nghiệp nội địa hầu hết đã xác định được vấn đề này. Tuy nhiên, điều còn thiếu đó
là việc quảng bá thương hiệu và kiểm tra thị trường. Việc đầu tư vào xúc tiến
thương mại của các doanh nghiệp chưa nhiều, thể hiện ở chi phí cho tiếp thị
quảng cáo và nghiên cứu phát triển còn thấp. Nhiều phân khúc bán lẻ tại thị
trường Việt Nam còn bị bỏ ngỏ hay vẫn chưa phát triển kịp thời đã vô tình
khiến người tiêu dùng trong nước sang mua sắm ở các nước khác trong khu vực.
Cụ thể là nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ tập trung vào những thành phố lớn mà bỏ
qua thị trường nông thôn. Mặc dù đây là một “khoảng trống” rất thuận lợi để các
doanh nghiệp khai thác. Như vậy, các doanh nghiệp chưa tận dụng triệt để môi
trường trong nước, điều này dễ dàng dẫn đến những cản trở, nhất là khi các
doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đang dần „đổ bộ” vào thị trường trong nước.
Trong thương mại, việc bành trướng thế lực kinh tế của một quốc gia, hay
một tập đoàn doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài một phần để tìm kiếm
nguồn lợi nhuận lớn hơn, một phần khẳng định tiềm lực hùng mạnh trên thị
trường. Hội nhập kinh tế đồng nghĩa với sự mở rộng quan hệ giữa các quốc gia
trên thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ vươn xa hơn,
mở rộng tầm ảnh hướng của mình. Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp bán
lẻ quy mô lớn đã tập trung mở rộng thị phần của mình ra nước ngoài bằng việc
39
mở thêm một số điểm bán lẻ. Điển hình là Tổng công ty Thương mại thành phố
Hồ Chí Minh Satra đang gấp rút chuẩn bị mở hai cơ sở bán lẻ tại Liên bang Nga.
Một số nhà bán lẻ khác đã bắt đầu lên chiến lược mở rộng thị trường của mình
tại một số quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, khối ASEAN... Như vậy, thị
trường của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong tương lai sẽ được mở rộng
đa dạng, tuy nhiên, việc chiếm lĩnh thị trường của các nhà bán lẻ nội địa vẫn chủ
yếu là trong nước.
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp phân phối bán lẻ và các doanh
nghiệp sản xuất
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp phân phối bán lẻ và các nhà sản xuất
hiện nay tập trung vào vấn đề chuyển hàng vào các hệ thống bán lẻ. Việc chuyển
sản phẩm từ các doanh nghiệp sản xuất vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng bán
lẻ, trung tâm thương mại... đang gặp nhiều khó khăn, khúc mắc.
Về phía các doanh nghiệp sản xuất, thường họ phải trả chi phí khoảng 50
triệu đồng cam kết làm ăn với siêu thị, đồng thời phải trả mức chiết khấu khoảng
30% giá thành sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vấn đề quay
vòng vốn để sản xuất là rất quan trọng. Nhưng khi đưa hàng vào siêu thị bán thì
thường sau 2-3 tháng mới hoàn vốn. Nhiều doanh nghiệp biết với mức chiết khấu
ấy thì sẽ khó có thể có lãi nhưng họ vẫn chấp nhận vì đây có thể coi là chiến lược
phát triển lâu dài. Ông Lê Thanh Lâm, Giám đốc Công ty Cổ phần Điện máy
Thăng Long cho biết: “Nếu bán hàng ở những kênh khác, chúng tui có thể thu lời
nhiều hơn, nhưng muốn tạo dựng thương hiệu và phát triển lâu dài, ổn định thì
buộc phải đưa hàng vào hệ thống siêu thị”. Về phía các doanh nghiệp phân phối
bán lẻ, ông Nguyễn Ngọc Hòa, phó Tổng giám đốc hệ thống Co-op mart khẳng
định, các siêu thị đề ra mức chiết khấu cao như vậy là do phải gánh quá nhiều chi
phí mặt bằng, máy lạnh, nhân viên để tạo nên cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng
40
thời phải tính đến biện pháp giảm giá, khuyến mãi sao cho mức giá bằng hay
thấp hơn chợ để tăng tính cạnh tranh. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp bị từ chối
hay phải mất thời gian chờ câu trả lời từ phía siêu thị, lỗi một phần cũng chính
là do các doanh nghiệp vì khi gửi đơn chào hàng chỉ đơn thuần là một bản fax
giới thiệu sản phẩm, hãng sản xuất và giá cả. Trong khi đó, cái mà siêu thị quan
tâm là một kế hoạch bán hàng hoàn chỉnh, chi tiết bao gồm: các dịch vụ hỗ trợ
cho bán hàng, chiến lược cũng như thị phần của mình để siêu thị có thể an tâm
hơn khi nhận hàng. Mà thực tế, nhiều mặt hàng rất hay bị các lỗi về kỹ thuật
như: mã vạch với chất lượng in xấu, bao bì lẫn lộn ngày sản xuất và ngày hết hạn
sử dụng, trọng lượng không chính xác.
Tóm lại, doanh nghiệp sản xuất và nhà bán lẻ đều mong muốn hàng Việt
Nam phát triển mạnh và được bán rộng rãi đến người tiêu dùng, nhưng điều này
phải dựa trên những cách kinh doanh chuyên nghiệp và hiện đại. Vì thế,
những nhà sản xuất cần chứng tỏ vị thế và thương hiệu của mình; đồng thời
các nhà bán lẻ luôn phải giữ thái độ khách quan, chuyên nghiệp trong giao dịch,
phải kết hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất những
khi có khó khăn, bất cập. Như vậy, cùng chung thị trường nhưng cả hai loại hình
doanh nghiệp đều thu được lợi nhuận và phát triển.
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp phân phối bán lẻ và người tiêu dùng
Đối với nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế thì đây là điều
kiện sống còn của doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho sự thông suốt trong chu kỳ
kinh doanh phân phối của một doanh nghiệp bán lẻ. Qua đó, những phản ứng
cung cầu, phản ứng của người tiêu dùng được phản ánh tới chiến lược phục vụ...
Trên giác độ này, một số chỉ tiêu đánh giá có thể kể đến như mức độ tham gia
các hội chợ hay triển lãm phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị
41
trường và khách hàng mới cũng như thăm dò phản ứng của người tiêu dùng và
đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay, tỷ lệ số doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tham gia vào các hội chợ
hay triển lãm còn khá khiêm tốn, dưới 50%. Việc sử dụng công nghệ thông và
các dịch vụ công trong việc nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, sở thích của khách
hàng cũng chưa được sử dụng nhiều. Đặc biệt, cung cách phục vụ của nhân viên
bán lẻ chưa thực sự chuyên nghiệp. Họ chưa có thái độ đúng đắn, chưa có nhiều
kinh nghiệm phục vụ cũng như nắm bắt khách hàng, đôi khi họ chưa biết giữ uy
tín cho doanh nghiệp. Tất cả điều này đã làm giảm trình độ văn hóa phục vụ
cũng như văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Đây thực
sự là một trong những điểm yếu của doanh nghiệp bán lẻ nội địa.
2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
BÁN LẺ VIỆT NAM
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top