daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT 2
MỤC LỤC 3
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CHO MỘT TỔ CHỨC 7
I. LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 7
1. VHDN, phân biệt VHDN với văn hoá chung 7
1.1 VHDN 7
1.2 Phân biệt văn hoá chung và VHDN 8
2. Vai trò của việc phát triển văn hoá trong các tổ chức 9
3. Những đặc trưng của VHDN 10
3.1 Các yếu tố trực quan 11
3.2 Các yếu tố phi trực quan 14
4. Một số mô hình nghiên cứu VHDN 17
4.1 Mô hình VHDN của Harrison/Handy 17
4.2 Mô hình VHDN của Draft 19
4.3 Mô hình VHDN của Sethia và Klinow 20
4.4 Mô hình VHDN của Deal và Kennedy 20
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN 22
II. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ CHO MỘT TỔ CHỨC 24
1. Lập kế hoạch phát triển VHDN 25
2. Tổ chức phát triển VHDN 25
2.1 Thiết lập cơ cấu tổ chức 26
2.2 Thiết lập các đặc trưng của VHDN 26
2.3 Tạo dựng phong cách quản lý phù hợp 26
3. Kiểm soát quá trình phát triển VHDN 28

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 116 29
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 116 29
1. Lịch sử hình thành 29
2. Cơ cấu tổ chức 30
3. Những hoạt động chủ yếu 31
4. Tình hình hoạt động của công ty trong giai đoạn 2004 - 2006 31
II. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CTGT 116 32
1. Kế hoạch phát triển VHDN tại công ty 32
2. Quá trình thực thi văn hoá tại công ty 33
2.1 Tổ chức nhân sự phát triển VHDN 33
2.2 Đánh giá các đặc trưng văn hoá của công ty 34
2.3 Phong cách quản lý trong công ty 44
3. Hoạt động kiểm soát sự phát triển văn hoá tại công ty 44
4. Đánh giá thực trạng văn hoá công ty CTGT 116 45
CHƯƠNG III
PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 116 47
I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY 47
1. Ý kiến của một số cá nhân 47
2. Quan điểm của công ty 48
II. KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ CHO CÔNG TY 50
1. Lập kế hoạch phát triển VHDN 51
2. Tổ chức quá trình phát triển VHDN 55
3. Kiểm soát quá trình phát triển VHDN 56
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, chúng em đã được các thầy cô giáo trang bị cho những lý luận cơ bản nhằm vận dụng vào thực tiễn. Để có thể áp dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những tình huống trong cuộc sống và công việc là cả một bước đường dài, mà giai đoạn thực tập là một trong những bước đi đầu tiên. Đây thực sự là một cơ hội để chúng em tiếp cận với thực tiễn. Chắc chắn sau đợt thực tập này mỗi bạn đều học hỏi được những điều về phong cách làm việc, về cách ứng xử, về hoạt động của phòng ban nhất định,…
Nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn thực tập đối với bản thân, là một sinh viên chuyên ngành Quản lý kinh tế, em đã đặt ra mục tiêu cho mình ngay từ ban đầu là phải nỗ lực cố gắng để đạt kết quả cao, làm sao cho giai đoạn thực tập thực sự có hiệu quả.
Công ty công trình giao thông 116 là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông 1, với bề dày trên 30 năm hoạt động - nơi em chọn làm địa điểm thực tập cho mình. Trong giai đoạn hiện nay, công ty đang gấp rút hoàn thành thủ tục để cổ phần hoá theo lộ trình quy định của Nhà nước. Hàng loạt vấn đề bắt đầu phát sinh, mà một trong những vấn đề đó là làm thế nào để có thể xây dựng cho công ty một nền văn hoá mạnh (tiên tiến, bản sắc và hướng tới mục tiêu) phù hợp với điều kiện mới (cơ cấu mới, nhân sự thay đổi, điều lệ mới, hình thức hoạt động mới,…).
VHDN là một đề tài đã được em quan tâm từ lâu. Giai đoạn thực tập sẽ là một cơ hội tốt để em trình bày những hiểu biết của bản thân về Văn hoá doanh nghiệp cũng như đưa ra những đề xuất trong việc phát triển văn hoá tại Công ty Công trình giao thông 116.
Văn hoá doanh nghiệp là một khái niệm khá trừu tượng nên trong bài viết này, em không đưa vào nhiều những số liệu định lượng mà chủ yếu là những số liệu định tính thông qua phương pháp quan sát và điều tra văn hoá. Em tiến hành nghiên cứu văn hoá công ty thông qua một quy trình quản lý và sau đó sử dụng mô hình SWOT để đưa ra chiến lược phát triển văn hoá cho công ty.
Để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía công ty và các thầy cô giáo. Nhân đây, em cũng xin được gửi lời Thank chân thành đến tập thể CBCNV Công ty Công trình giao thông 116, đặc biệt là Phòng Tổ chức - Hành chính và PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (Khoa Khoa học quản lý) đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành những bước đi đầu tiên vào thực tế của mình.















CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
CHO MỘT TỔ CHỨC

I. LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
1. VHDN, phân biệt VHDN với văn hoá chung
1.1 VHDN
Khi nói đến VHDN, người ta thường nghĩ đây là một khái niệm khá trừu tượng, phản ánh truyền thống qua các giai đoạn phát triển của tổ chức. Tuy nhiên suy nghĩ như vậy vẫn chưa hẳn đã đầy đủ và thấu đáo. VHDN tưởng chừng là một điều gì đó rất xa xôi nhưng thực tế lại luôn hiển hiện gần gũi: từ cách mà các nhân viên chào hỏi nhau, kiến trúc toà nhà của tổ chức , đồng phục của nhân viên, cách thức bài trí văn phòng, rồi bản thân tên của tổ chức đó,… tất cả đều góp phần hình thành nên VHDN.
VHDN là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên(1). Như vậy VHDN được biểu hiện thông qua cả những hình tượng vật chất và tinh thần của người lao động trong một tổ chức. Là một lĩnh vực mới được nghiên cứu trong vài thập kỷ qua, hiện vẫn đang còn tồn tại rất nhiều những khái niệm cũng như tên gọi khác nhau về VHDN như: văn hoá tổ chức, văn hoá kinh doanh, văn hoá công ty. Tuy nhiên mọi khái niệm đều chấp nhận rằng: VHDN là một hệ thống những chuẩn mực định hướng cho hành vi của các cá nhân trong tổ chức. Đối với các nhân viên cũ, VHDN chỉ dẫn họ cách thức giải quyết những vấn đề đang đặt ra phù hợp với phương châm hoạt động của tổ chức. Đối với các nhân viên mới, VHDN giúp họ nhận thức được các sự kiện và hoạt động của tổ chức để từ đó mà hoà nhập. Cứ thế, VHDN được các thành viên chia sẻ cho nhau, xoá bỏ những giá trị không còn phù hợp, phát huy những yếu tố lành mạnh, dần hình thành nên “Bản sắc văn hoá” của một tổ chức.
1.2 Phân biệt văn hoá chung và VHDN
Phát triển VHDN là một đề tài nổi cộm ở các công ty hiện nay. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn giữa văn hóa chung và VHDN đang làm nhiều người lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu. Không biết văn hóa chung và VHDN có gì giống và khác. Nhìn trên bình diện chung, văn hoá là những giá trị, thái độ và hành vi giao tiếp được đa số thành viên của một nhóm người cùng chia sẻ, nó là cơ sở để phân định nhóm này với nhóm khác. Nói đến văn hoá người ta thường đề cập đến những gì tốt đẹp, dùng làm chuẩn mực đánh giá các cá nhân trong một tổ chức.
Tuy nhiên, văn hoá chung và VHDN có nhiều điểm khác biệt. Thực chất VHDN chỉ là một bộ phận trong văn hoá chung, trong đó còn bao gồm cả văn hoá xã hội, văn hoá gia đình,… Văn hoá dân tộc được hình thành, phát triển, kế thừa trong suốt quá trình phát triển của dân tộc đó, trong khi đó VHDN mới chỉ trở thành đề tài thời thượng ở một số nước phương Tây từ đầu thập niên 1980. Một điểm khác biệt nữa cần đề cập đến ở đây đó là: văn hoá chung thiên về định hướng giá trị hơn là hành vi như VHDN. Đối với mỗi người văn hoá chung được hình thành là nhờ quá trình học hỏi từ khi còn rất nhỏ đến khi lớn lên chúng trở thành những giá trị được chấp nhận một cách vô thức, tự nguyện. Khi làm việc trong môi trường doanh nghiệp, con người tiếp nhận văn hoá thông qua sự chia sẻ của các thành viên. Tuỳ vào quan niệm khác nhau, giá trị VHDN có thể được chấp nhận hay không những về hành vi thì cơ bản vẫn theo những giá trị VHDN đã được quy định. Rõ ràng một doanh nghiệp giỏi, một nhà quản lý tài ba phải biết biến những giá trị VHDN thành những giá trị chung được chấp nhận một cách tự nguyện của các thành viên, từ đó mới tạo ra được sự đồng lòng, cố gắng của họ cho sự phát triển của công ty.
2. Vai trò của việc phát triển văn hoá trong các tổ chức
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty tnhh công nghiệp vĩnh tường miền bắc Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty CP Truyền thông Thủ Đô Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch Văn hóa, Xã hội 0
D vận dụng năng lực số vào dạy học văn chính luận trong chương trình ngữ văn thpt nhằm phát triển năng lực học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh Văn hóa, Xã hội 0
D Biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát triển năng lực cảm thụ văn học Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Hoàn thiện phát triển du lịch văn hoá ở nước ta Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top