daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................3 3. Giới hạn đề tài ................................................................................................................. 3 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài................................................................................................4 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 10 7. Bố cục luận văn ............................................................................................................. 11 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA .................................................................................................... 12 1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................ 12 1.1.1. Các khái niệm và quan niệm..........................................................................12 1.1.2. Một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch văn hóa ......................................18 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch văn hóa ........................................................ 38 1.2.1. Tình hình phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam ..........................................38 1.2.2. Tình hình phát triển du lịch văn hóa ở tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ ......40
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA Ở TỈNH TÂY NINH............................................................... 44 2.1. Tổng quan về tỉnh Tây Ninh...................................................................................44 2.1.1. Lịch sử hình thành..........................................................................................44

2.1.2. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ .....................................................................45 2.1.3. Khái quát về tự nhiên.....................................................................................47 2.1.4. Khái quát về kinh tế - xã hội..........................................................................49
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh ......................................... 52 2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn..........................................................................52 2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch ...........................78 2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị........................................................88 2.2.4. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh ....92
2.3. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh......................................... 95 2.3.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch ...........................................................97 2.3.2. Thực trạng du khách ......................................................................................98 2.3.3. Thực trạng doanh thu .....................................................................................99 2.3.4. Hoạt động đầu tư và xúc tiến du lịch ...........................................................101 2.3.5. Các loại hình và sản phẩm du lịch văn hóa chủ yếu ....................................102 2.3.6. Các địa bàn hoạt động du lịch văn hóa chủ yếu...........................................106 2.3.7. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh..112
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH
TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.. 116 3.1. Định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 ............ 116 3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng.........................................................................116 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 ......118 3.2. Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 ......... 133 3.2.1. Giải pháp về sản phẩm du lịch.....................................................................133 3.2.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch.....134 3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch.....................135 3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực .......................................................................136 3.2.5. Giải pháp về thị trường ................................................................................138 3.2.6. Giải pháp về vốn đầu tư ...............................................................................139 3.2.7. Giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn.............................................140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................... 142

1. Kết luận ..................................................................................................................142 2. Kiến nghị...................................................................................................................... 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................145 PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHQG : Đại học Quốc gia Nxb : Nhà xuất bản
QL : quốc lộ
THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TP. : Thành phố
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban Nhân dân

Bảng 2.1. Bảng 2.2.
Bảng 2.3. Bảng 2.4. Bảng 2.5. Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tại tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008 - 2012...83 Hiện trạng số dự án và vốn đầu tư phát triển du lịch tại tỉnh Tây Ninh
giai đoạn 2007 - 2012...................................................................................92 Thực trạng khách du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2007 - 2012..................98 Thực trạng doanh thu du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2007 - 2012 .........100 Một số tuyến du lịch nội tỉnh đang được khai thác tại Tây Ninh ..............107 Một số tuyến du lịch quốc tế đang được các công ty dịch vụ lữ hành tại
Tây Ninh khai thác .....................................................................................108 Thực trạng khách du lịch tại Khu Di tích lịch sử văn hóa - Danh thắng
và Du lịch núi Bà Đen giai đoạn 2008 - 2013............................................109
Bảng 2.8. Thực trạng khách du lịch tại khu di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Căn cứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
và Căn cứ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam, giai đoạn 2008 - 2013...............................................................110

1. Biểu đồ
Biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.2.
Biểu đồ 2.3.
Biểu đồ 2.4.
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ 2.6.
Biểu đồ 2.7. Biểu đồ 2.8.
2. Bản đồ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ
Mức độ hài lòng của du khách về mạng lưới giao thông và
chất lượng các loại hình vận tải đường bộ tại Tây Ninh .........................79 Mức độ hài lòng của du khách về các dịch vụ bưu chính - viễn thông
tại Tây Ninh .............................................................................................81 Mức độ hài lòng của du khách về hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại
Tây Ninh ..................................................................................................84 Mức độ đánh giá của du khách về hệ thống cơ sở vui chơi giải trí tại
Tây Ninh ..................................................................................................86 Số lao động trong ngành du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2007 - 2012 ..89 Mức độ hài lòng của du khách về phong cách đón tiếp, phục vụ của
đội ngũ nhân viên du lịch tại Tây Ninh ...................................................90 Cơ cấu khách du lịch nội địa tại Tây Ninh năm 2013 .............................99 Cơ cấu khách du lịch theo nghề nghiệp tại Tây Ninh năm 2013...........100
1. Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh .............................................................................46
2. Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Tây Ninh ..................................................53
3. Bản đồ các tuyến, điểm du lịch văn hóa tỉnh Tây Ninh............................................96
4. Bản đồ định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch văn hóa tỉnh Tây Ninh
đến năm 2020 ..........................................................................................................119

1. Lý do chọn đề tài
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Từ xưa, du lịch đã được xem như một dạng hoạt động nghỉ ngơi tích cực, đồng thời là một sở thích, một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của con người. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, du lịch được xác định là một ngành kinh tế dịch vụ quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Với đặc tính bao hàm nhiều nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, việc phát triển du lịch không những chỉ đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,... của khách du lịch mà còn tạo thêm nhiều việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời góp phần nâng cao dân trí và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài ra, du lịch còn góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, làm đậm đà thêm bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia và dân tộc. Du lịch còn là một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Chính vì vậy, du lịch đã và đang trở thành một ngành “công nghiệp không khói” mang lại nhiều lợi nhuận và chiếm giữ vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển khá mạnh mẽ của loại hình du lịch sinh thái thì du lịch văn hóa cũng là một hình thức du lịch rất phổ biến, hiện đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo du khách có nhu cầu tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa đặc trưng, độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc của các nền văn hóa trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh khả năng thỏa mãn được các nhu cầu tham quan, giải trí cơ bản của khách du lịch thì du lịch văn hóa còn giúp du khách nâng cao hiểu biết về lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội, lối sống và phong tục tập quán,... ở những nơi mà họ đến thăm. Có thể nói, nếu như du lịch sinh thái chủ yếu hướng đến việc bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa thì du lịch văn hóa lại có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và tinh hoa văn hóa của nhân loại cũng như bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Do đó, với bề dày lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, lại nằm gần trung tâm khu

2
vực Đông Nam Á - nơi vốn được xem là cái nôi của nền văn minh lúa nước, đồng thời là nơi giao thoa, gặp gỡ của nhiều nền văn hóa đa dạng từ các quốc gia và khu vực lân cận cả trong quá khứ lẫn hiện tại, Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch văn hóa.
Là một tỉnh ở miền biên giới Tây Nam của Tổ quốc, Tây Ninh được sử liệu ghi nhận xưa kia vốn là vùng đất thuộc Vương quốc Phù Nam, phát triển hưng thịnh vào những thế kỷ đầu Công nguyên với nền văn hóa Óc Eo độc đáo. Không những vậy, trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhờ có vị trí chiến lược quan trọng về mặt quốc phòng, Tây Ninh được chọn làm căn cứ địa cách mạng trọng yếu của miền Nam, cùng với Phước Long, Bình Long, Sông Bé,... hợp thành một miền Đông anh dũng trong chiến đấu và anh hùng trong lao động. Nhờ thừa hưởng nhiều nét văn hóa đặc sắc cùng truyền thống cách mạng hào hùng từ quá khứ để lại, Tây Ninh ngày nay có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch văn hóa.
Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 80 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó có 23 di tích cấp quốc gia. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cấp, du lịch Tây Ninh đã không ngừng phát triển và gặt hái được những kết quả đáng khích lệ khi tổng lượt khách du lịch đến với Tây Ninh và doanh thu du lịch của tỉnh tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2012, đóng góp đáng kể vào ngân sách tỉnh nhà mỗi năm, góp phần cải thiện đời sống người dân địa phương. Trên địa bàn tỉnh hiện đã hình thành khá nhiều điểm, khu du lịch có sức hấp dẫn lớn du khách như: khu Di tích lịch sử văn hóa - Danh thắng và Du lịch núi Bà Đen, khu di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Tòa Thánh Cao Đài, Di tích lịch sử - văn hóa tháp Chót Mạt, Hội xuân Núi Bà,...
Tuy nhiên, cho đến nay, du lịch Tây Ninh vẫn còn nhiều hạn chế so với mặt bằng chung của cả nước. Hầu hết các điểm, khu du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư khai thác đúng mức, công tác quản lý còn tồn tại nhiều bất cập, nội dung chương trình du lịch chưa phong phú, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nguồn nhân lực phục vụ du lịch cùng đội ngũ cán bộ quản lý về lĩnh vực này còn thiếu và hạn chế về năng lực, cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch còn khá cùng kiệt nàn, công tác

3
tuyên truyền quảng bá du lịch văn hóa chưa đạt hiệu quả như mong muốn,... Do đó, hoạt động du lịch văn hóa hiện vẫn chưa phát triển tương xứng với những tiềm năng và lợi thế to lớn của địa phương, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của ngành du lịch.
Vì thế, việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh, từ đó đề xuất định hướng cùng những giải pháp thiết thực, phát triển hơn nữa du lịch văn hóa ở địa phương trong những năm sắp tới theo hướng bền vững trên cả ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường là một vấn đề hết sức cấp thiết. Là một người con của quê hương Tây Ninh, tui quyết định chọn đề tài “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh” để thực hiện luận văn tốt nghiệp Cao học với mong muốn được đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh nhà.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng phát tiển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2007 - 2013, tác giả đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch văn hóa.
- Phân tích tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Tây Ninh.
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Tây Ninh giai đoạn
2007 - 2013.
- Đề xuất định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
và các giải pháp thục hiện.
3. Giới hạn đề tài
- Về không gian:
Địa bàn nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi tỉnh Tây Ninh, đặt trong mối quan hệ với các tỉnh lân cận thuộc vùng Đông Nam Bộ.

4
- Về thời gian:
+ Thực trạng du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh được tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2007 - 2013.
+ Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa đến năm 2020.
- Về nội dung:
Đề tài tập trung phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại
tỉnh Tây Ninh, trên cơ sở đó đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển loại hình du lịch văn hóa ở địa phương trên quan điểm Địa lí học, không mở rộng sang các loại hình du lịch khác.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ sau Thế chiến thứ hai, ngành du lịch ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình và mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, phải đến những năm 90 của thế kỷ XX, khi mà nền kinh tế - xã hội nước ta có sự chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện thì ngành du lịch mới thật sự được quan tâm. Kể từ thời điểm đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển của du lịch Việt Nam được thực hiện và công bố bởi các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực Kinh tế học, Kinh tế chính trị học, Địa lí học, Du lịch học,...
So với nhiều tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và cả nước, Tây Ninh nhìn chung vẫn là một tỉnh cùng kiệt và chậm phát triển, đời sống người dân dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Vì vậy, tuy ngành du lịch vẫn còn non trẻ nhưng phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa là một hướng đi đúng đắn nhằm khai thác tổng hợp tiềm năng lãnh thổ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch Tây Ninh được công bố. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về du lịch Tây Ninh, đặc biệt là du lịch văn hóa còn khá khiêm tốn. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu đã được công bố như sau:
- Các Báo cáo hoạt động du lịch hằng năm và kế hoạch năm tiếp theo, “Chương trình xúc tiến du lịch năm 2009” của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh.

5
- “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” (2009), và gần nhất là “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng 2030” của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh được Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 08/2013. Đây là công trình có ý nghĩa to lớn, không những chỉ rõ tiềm năng, thực trạng du lịch của tỉnh nhà, trong đó có loại hình du lịch văn hóa, mà còn đề ra những quan điểm, mục tiêu và định hướng và giải pháp phát triển du lịch địa phương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân địa phương.
Ngoài ra còn có một số đề tài nghiên cứu của các học viên cao học và sinh viên các trường đại học về du lịch Tây Ninh như:
- Tô Thị Thùy Trang (2009), “Phát triển hoạt động marketing trong du lịch quốc tế tại tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010 - 2015”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM.
- Phạm Thị Sương (2011), “Phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2020 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
- Nguyễn Thị Minh Thư (2011), “Phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong hoạt động du lịch (Qua nghiên cứu trường hợp Tòa Thánh Tây Ninh)”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
- Trương Thanh Quỳnh Thư (2012), “Lễ hội của đạo Cao Đài Tây Ninh với việc phát triển du lịch địa phương”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM.
- Nguyễn Ngọc Hiền (2008), “Đánh giá các nguồn lực và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2007 - 2015”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM.
- Nguyễn Trọng Hiếu (2011), “Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
Đa số các công trình nghiên cứu ở trên là báo cáo tổng quan hoạt động du lịch hằng năm, kế hoạch cho năm tiếp theo, hay quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Trong số này có 10 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch với tổng số vốn là 77 tỉ đồng, dự án đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là 67 dự án với vốn đầu tư là 808 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch do nhà nước hỗ trợ chiếm 100%, còn các dự án đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, cá thể,... trong và ngoài tỉnh tham gia. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chưa có dự án đầu tư nước ngoài nào cho lĩnh vực du lịch.
2.2.4. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh
2.2.4.1. Những lợi thế
So với nhiều tỉnh thành khác trên cả nước, Tây Ninh có ưu thế lớn nhất về số lượng các di tích lịch sử - văn hóa, với 80 di tích được xếp hạng, trong đó có nhiều di tích cấp quốc gia như núi Bà Đen, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Tòa Thánh Tây Ninh,... Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp Tây Ninh trở thành vùng đất thu hút nhiều thành phần dân tộc với đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đến làm ăn, sinh sống từ ngàn xưa. Chính đặc điểm này đã hình thành nên tính đa dạng, phong phú của các lễ hội truyền thống trên địa bàn, đồng thời sản sinh ra nhiều đối tượng du lịch đầy tiềm năng gắn với dân tộc học. Đây chính là những nguồn tài nguyên nhân văn cực kỳ quý giá, đồng thời là căn cứ quan trọng để định hướng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng cho tỉnh nhà.
Ngoài ra, Tây Ninh còn được biết đến như một vùng đất sở hữu nhiều nét văn hóa ẩm thực độc đáo cùng các làng nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời. Trong tương lai, khi tỉnh có những chính sách đầu tư, khai thác phù hợp, chắc chắn những

93
tiềm năng này sẽ có cơ hội phát huy hơn nữa vai trò to lớn của mình, góp phần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương.
Bên cạnh đó, nhờ vị trí địa lí tiếp giáp Campuchia qua hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát cùng một số cửa khẩu tiểu ngạch, Tây Ninh là địa bàn chiến lược trong quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Chính phủ và đảm bảo an ninh quốc phòng. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh đầu tư, thúc đẩy hoạt động du lịch tham quan, mua sắm ở vùng biên, thỏa mãn nhu cầu của du khách khi đến Tây Ninh. Hơn nữa, ở vị trí tiếp giáp với TP.HCM và nhiều tỉnh có nền kinh tế phát triển ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ, Tây Ninh có nhiều cơ hội để cải thiện cơ cấu thị trường khách du lịch tỉnh nhà theo hướng tăng cường tỉ trọng khách ngoại tỉnh và khách quốc tế.
Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, Tây Ninh sở hữu mạng lưới phân phối điện, nước và mạng lưới giao thông khá hoàn thiện, các loại hình vận tải đường bộ ngày càng đa dạng, đủ sức đáp ứng nhu cầu đi lại của khách tham quan. Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh cũng khá hiện đại với chất lượng phục vụ ngày càng tăng. Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tuy còn nhiều điều phải bàn về chất lượng song về cơ bản cũng đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, ở lại qua đêm của du khách. Mạng lưới cửa hàng ăn uống, cơ sở dịch vụ thương mại được phân bố rộng khắp, thuận tiện cho nhu cầu thưởng thức ẩm thực và mua sắm của khách tham quan.
Về nhân lực, Tây Ninh hiện sở hữu nguồn lao động dồi dào, nếu tỉnh có các chính sách đào tạo nghề và thu hút nhân tài hợp lý, chắc chắn đây sẽ là nhân tố đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành du lịch địa phương. Tình hình kinh tế - xã hội toàn tỉnh nhìn chung ổn định, tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động du lịch trên địa bàn diễn ra thuận lợi, đảm bảo sự an toàn cho du khách khi đến Tây Ninh. Hơn hết, những năm gần đây, du lịch Tây Ninh nói chung và du lịch văn hóa nói riêng đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ Trung ương, lãnh đạo tỉnh, các cơ quan chức năng và toàn xã hội. Biểu hiện cụ thể nhất là nguồn vốn đầu tư cho công tác trùng tu, tôn tạo và xây dựng hạ tầng du lịch tại các khu di tích, duy trì phát triển các lễ hội truyền thống, quảng bá và xúc tiến du lịch,... luôn tăng dần qua từng năm và đến từ nhiều phía.
Có thể nói, với những tiềm năng to lớn ấy, Tây Ninh hiện đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh loại hình du lịch văn hóa, thúc đẩy sự đi lên của toàn

94
ngành du lịch, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
2.2.4.2. Những hạn chế
Tuy có rất nhiều ưu thế để phát triển du lịch văn hóa, nhưng song song với đó, Tây Ninh hiện vẫn còn không ít những mặt hạn chế cần được tỉnh nhanh chóng khắc phục để phát triển loại hình du lịch này. Trước hết, mặc dù sở hữu một số lượng lớn di tích lịch sử - văn hóa, song chỉ mới có một số di tích hội đủ điều kiện về hạ tầng du lịch, nguồn nhân lực,... để mở cửa đón khách tham quan như: Khu du lịch núi Bà Đen, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Căn cứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Căn cứ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Địa điểm Chiến thắng Tua Hai,.... Ngoại trừ Tòa Thánh Tây Ninh thì các di tích kiến trúc nghệ thuật còn lại vẫn chưa đủ sức hấp dẫn khách du lịch đến tham quan thường xuyên. Các di tích khảo cổ trên địa bàn hiện phục vụ công tác nghiên cứu là chính, số lượng du khách đến tham quan còn rất hạn chế. Toàn tỉnh hiện cũng chưa có công trình đương đại nào mang tầm cỡ khu vực ngoài Bảo tàng Tây Ninh đang hoạt động cầm chừng.
Hầu hết các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học cũng chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng, chủ yếu gắn liền với đời sống tinh thần của người dân địa phương chứ chưa được các doanh nghiệp đầu tư quảng bá, khai thác phục vụ du lịch. Về ẩm thực, vẫn còn không ít đặc sản chưa được đăng ký thương hiệu, mẫu mã chưa đa dạng,... nên chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách. Tây Ninh có rất nhiều làng nghề truyền thống nhưng đa số lại hoạt động nhỏ lẻ theo hộ gia đình, thiếu sự gắn kết với các công ty lữ hành, nhất là hạ tầng du lịch chưa đảm bảo cho du khách đến tham quan. Đấy là chưa kể một số làng nghề hiện đang dần bị mai một do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Tất cả những gì vừa phân tích cũng là minh chứng rõ nét nhất cho thấy: vấn đề bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị truyền thống của tài nguyên du lịch nhân văn tuy đã được tỉnh đặt ra nhưng trên thực tế vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Về cơ sở hạ tầng, Tây Ninh có mạng lưới giao thông đường thủy đầy tiềm năng nhưng hiện vẫn chưa được khai thác để vận chuyển khách du lịch, cũng như xây dựng

95
các loại hình du lịch văn hóa gắn với giao thông đường sông. Mạng lưới cơ sở lưu trú vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng phục vụ, chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của những du khách có khả năng chi trả cao nhưng khó tính. Đặc biệt, Tây Ninh hiện đang thiếu trầm trọng các cơ sở vui chơi giải trí, khiến các hoạt động du lịch diễn ra khá cùng kiệt nàn, không giữ chân được khách tham quan.
Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh hiện nay vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng nên chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn. Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa chậm cũng là một đặc điểm có ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch tỉnh nhà, làm hạn chế nhu cầu du lịch và khả năng chi trả của người dân địa phương cũng như tốc độ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch. Thêm nữa, ngoài nguồn vốn trong nước thì Tây Ninh hiện vẫn chưa thu hút được bất kỳ nguồn vốn đầu tư nước ngoài nào cho du lịch. Hệ quả là tuy số vốn đầu tư tăng liên tục nhưng nhìn chung vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch tại địa phương.
2.3. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh

96

97
2.3.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch
Tây Ninh là tỉnh rất có tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn độc đáo, hấp dẫn. Trong những năm qua, tuy việc khai thác còn hạn chế, chưa phát huy được hết những lợi thế sẵn có nhưng ngành du lịch cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng hoàn thiện. Các tuyến giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng, nhiều loại hình vận tải mới (xe bus, taxi) ra đời. Về hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, toàn tỉnh đã có 408 khách sạn, nhà nghỉ đăng ký kinh doanh với hơn 4.000 phòng (năm 2012). Mạng lưới cửa hàng ăn uống, cơ sở dịch vụ thương mại được phân bố rộng khắp với nhiều khu thương mại lớn (Siêu thị miễn thuế Mộc Bài, chợ Long Hoa, hệ thống siêu thị Co.opmart,...), đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực, mua sắm của khách tham quan. Ngoài việc tôn tạo, nâng cấp các khu di tích lịch sử - văn hóa thì một số điểm du lịch mới cũng đã và đang được tỉnh đầu tư xây dựng như Khu du lịch Long Điền Sơn, dự án Khu du lịch sinh thái Hồ Dầu Tiếng, Khu du lịch sinh thái Ma Thiên Lãnh,... góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu tham quan, giải trí đa dạng của du khách thập phương.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá. Năm 2012, toàn tỉnh đón gần 3,35 triệu lượt khách tham quan, cao gấp 1,66 lần so với năm 2007. Ngoài sự ổn định của thị trường nội địa thì thị trường khách du lịch nước ngoài của tỉnh cũng được đảm bảo, chủ yếu nhờ tuyến du lịch quốc tế bằng đường bộ từ Campuchia qua hai cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát. Mặc dù tỉ lệ đóng góp vào GDP toàn tỉnh còn rất khiêm tốn, chỉ khoảng 1,0%, nhưng thu nhập từ du lịch đều tăng qua từng năm, đạt 440,0 tỉ đồng vào năm 2012. Các sản phẩm và dịch vụ du lịch tại Tây Ninh tuy chưa thật sự đa dạng và rõ nét song cũng đang được cải thiện từng ngày cả về số lượng lẫn chất lượng. Những tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh nối Tây Ninh với các tỉnh, thành trong tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ và cả nước hoạt động khá ổn định và hiệu quả. Có thể nói, với sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo, các doanh nghiệp và toàn xã hội như hiện nay, ngành du lịch nói chung và du lịch văn hóa của tỉnh nói riêng sẽ còn đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong thời gian tới.

98
2.3.2. Thực trạng du khách
Trong những năm qua, với sự phát triển khá ổn định của nền kinh tế - xã hội cả nước cùng những nỗ lực của ngành du lịch địa phương mà số lượng khách tham quan trong nước và quốc tế đến với Tây Ninh ngày càng tăng đáng kể.
Bảng 2.3. Thực trạng khách du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2007 - 2012
Đơn vị: nghìn lượt khách
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2.007,49 2.614,65 2.530.9 2.976,84 3.255,29 3.339,4 7,03 6,19 5,26 8,15 9,38 9,6 2.014,52 2.620,84 2.536,16 2.984,99 3.264,67 3.349,0 Nguồn: Niên giám thống kê 2012, Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, trong giai đoạn 2007 - 2012, số lượt khách du lịch đến Tây Ninh tăng từ 2.014,52 nghìn lượt lên 3.349,0 lượt (xem bảng 2.3.), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,2%/năm. Mặc dù số lượng khách quốc tế đến Tây Ninh có tăng nhưng trong cơ cấu khách du lịch của tỉnh,
khách nội địa vẫn chiếm áp đảo với tỉ lệ hơn 99,0% mỗi năm.
Một điều cần lưu ý, du khách thường hiếm khi tham gia duy nhất một loại hình
du lịch trong mỗi chuyến hành trình của mình. Thực tế cho thấy, hầu hết du khách khi đến Tây Ninh đều có tham gia ít nhất một trong số các hoạt động du lịch văn hóa như vãn cảnh kết hợp viếng chùa, lễ Phật trên núi Bà Đen, tham quan Tòa Thánh Cao Đài, tham gia lễ hội truyền thống,... Do vậy, nếu xét trong một chừng mực nào đó có thể xem phần lớn lượng khách thập phương của Tây Ninh chính là khách du lịch văn hóa.
2.3.2.1. Khách quốc tế
Trong giai đoạn 2007 - 2012, lượng khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh không ổn định do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009, nhưng nhìn chung là có xu hướng tăng. Từ chỗ chỉ đón tiếp hơn 7,0 nghìn lượt khách vào năm 2007 thì đến năm 2012, lượng khách nước ngoài đến Tây Ninh đã tăng lên 9,6 nghìn lượt (xem bảng 2.3.), đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 7,3%/năm.
Thị trường khách quốc tế cũng khá đa dạng nhưng chủ yếu là từ các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước
Năm Khách nội địa
Khách quốc tế Tổng

99
ASEAN, Australia,...) và một số ít đến từ Tây Âu (Pháp, Anh,...), Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada). Du khách Đông Nam Á đến Tây Ninh đa phần từ các nước lân cận (Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar,...) qua hai cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát. Hai cửa khẩu này mỗi năm đón hơn 1,0 triệu lượt khách nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên phần lớn trong số họ chỉ mượn đường qua khẩu để tới tham quan các tỉnh thành khác (nhiều nhất là TP.HCM) theo tour hay hình thức du lịch caravan, khiến lượng khách quốc tế đến Tây Ninh còn khá hạn chế.
2.3.2.2. Khách nội địa
Trong giai đoạn 2007 - 2012, số lượng khách du lịch nội địa đến Tây Ninh khá ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,3%/năm. Lượng khách nội địa đến Tây Ninh tăng từ 2.007,49 nghìn lượt - năm 2007 lên 3.339,4 nghìn lượt - năm 2012 (xem bảng 2.3.). Họ đến từ khắp mọi miền đất nước nhưng chủ yếu là từ khu vực Đông Nam Bộ (gồm cả du khách địa phương), chiếm 71,0% (theo tác giả khảo sát), kế đến là các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long (19,0%) và các vùng miền còn lại (10,0%) (xem biểu đồ 2.7. và phụ lục 4).
10% 19%
44% 27%
Tây Ninh
Đông Nam Bộ (trừ Tây Ninh) Đồng bằng sông Cửu Long Khác
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu khách du lịch nội địa tại Tây Ninh năm 2013
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
2.3.3. Thực trạng doanh thu
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn tăng khá nhanh trong giai đoạn 2007 - 2012, từ 193,0 tỉ đồng lên 560,0 tỉ đồng, tăng trung bình 23,7%/năm (xem bảng 2.4). Riêng thu nhập từ du lịch (hay GDP du lịch) tuy có tăng (đạt 440,0 tỉ đồng, năm 2012) nhưng vẫn chiếm tỉ trọng
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top